Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Happy New Year [HD MusicVideo] ABBA

Hai mặt

SỰ THẬT có 6 chữ
GIẢ DỐI cũng 6 luôn
Mặt trái và mặt phải
Trắng đen ôi khó lường!
TÌNH YÊU có 7 chữ
PHẢN BỘI cũng thế thôi
Chúng là hình với bóng
Rất dễ dàng đổi ngôi.
Chữ YÊU là 3 chữ
HẬN là ba, giống nhau.
Người say men Hạnh phúc
Kẻ thành Lý Mạc Sầu.
BẠN BÈ có 5 chữ
KẺ THÙ đếm cũng năm
Hôm nao lời ngọt mật
Hôm nay chìa.. dao găm.
Từ VUI có 3 chữ
Tiếng SẦU cũng đồng như.
Quá vui thường mất trí,
Mất trí đời đổ hư.
Chữ KHÓC có 4 chữ
CƯỜI cũng vậy, giống in
Ai '' giòn cười, tươi khóc ''
Ấy cảm thọ nhận chìm.
Chữ ĐẠO gồm 3 chữ
ĐỜI cũng rứa, là ba
ĐỜI thường hay ôm giữ
ĐẠO buông xả, cười xòa.
Cuộc sống là hai mặt
Giới tuyến một đường tơ .
Chấp nhận mà không vướng
Nhẹ bước qua hai bờ .
                       Thích Tánh Tuệ

Sưu tầm: Quảng Phổ Chiếu

Ngày Tết Cổ Truyền Ở Quê Tôi Kỳ 4


 Kỳ 4: Lễ Hội Ngày Xuân 
Tháng Giêng ăn Tết ở nhà,
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè.
 Mùa Xuân theo thuyết ngũ hành thuộc về hành Mộc , là mùa đẹp nhất trong năm khí hậu trong lành ấm áp ,muôn hoa đua nở ,cây cỏ tốt tươi,Trời đất giao hòa ,vạn vật sinh sôi ,mùa mở đầu của một năm mới hứa hẹn nhiều niềm vui phía trước nên Dân gian không những ăn Tết cổ truyền trong tháng Giêng mà còn tổ chức rất nhiều Lễ Hội vào những ngày Xuân làm phong phú thêm cho đời sống tinh thần ,Lễ Cúng Kỳ Yên(cúng cầu cho quốc thái dân an,mưa thuận gió hòa, ngày mùa thuận lợi ) của người Dân Long Điền được tổ chức vào ngày 16 đến ngày 18 tháng 2 Âm lịch là một trong những Lễ hội mang màu sắc văn hóa dân gian đặc trưng đầy ấn tượng của người Nam bộ.... 
Đình Thần Long Điền (Tên cũ là Đình Long Phượng)được xây cất từ thời Vua Thiệu Trị Nhà Nguyễn (1841-1847)trên nền của một khu Thành cổ được đoán là Đồn thu thuế thời xa xưa ,có nhiều giai thoại của người dân kể lại về sự linh thiêng của ngôi Đình này như chuyện thỉnh thoảng giữa đêm khuya ngày trăng tròn người ta thấy đôi Hạc trắng rất to đậu trước cổng Đình và Ông Thần râu tóc bạc phơ đứng uy nghi cao vút như bóng mấy cây Tùng có tuổi thọ cả trăm năm mọc trong sân Đình,chuyện trong thời chiến có một quả bom rơi xuống ngay Điện thờ Thần mà không nổ ,chuyện một người biết chữ Nho lén mở cái hộp đựng sắc phong Thần để coi tên họ của Vị Thành Hoàng sau đó bị khùng ,chuyện một Cô Đào của gánh hát Bội( đang trong thời gian kinh nguyệt)nằm mơ thấy một Vị Thần bảo cô ta không được hát vào ngày xây chầu ,mà Cô Đào này cãi lời rốt cuộc đang hát thì bị thổ huyết mà chết ngay trên sân khâu......Cách Đình Thần không xa là khu di tích Bàu Thành , một Hồ chứa nước thiên nhiên rất lớn đã có từ thế kỷ IX tương truyền năm xưa Vua nước Chân Lạp dùng nơi này để cho Voi-Ngựa tắm cách nay 350 năm trước (trong khi khai quật các Nhà khảo cổ tìm được rất nhiều di chỉ Văn Hóa Óc Eo của Phù Nam thời xa xưa )dân gian còn lưu lại 2 câu ca dao để nói về di tích lịch sữ này :
 "Bao giờ Bưng Bạc hết Sình
 Bàu Thành hết nước thì mình hết thương "
 Người Dân Quê quanh năm tần tảo với Ruộng Đồng nắng gió nhưng vẫn trân trọng giử gìn những nét đẹp văn hóa từ những tập tục truyền thống mang giá trị tâm linh của thế hệ Cha Ông nhiều Đời lưu lại.Khi vầng trăng tròn đêm 16 giữa mùa Xuân mới vừa nhô lên khỏi Lũy tre xanh bao quanh con đường đê nhỏ dẫn vào cổng Đình Làng cũng là lúc tiếng Trống từ Sân Đình vang lên rộn rã báo hiệu "đám Cúng Đình " bắt đầu khai mạc ,Bà Ngoại tôi khăn áo đề huề tay phải cắp theo cái giỏ "đồ nghề" bên trong đựng Trầu ,Cau, Vôi ,thuốc xỉa,Ống quấy trầu và cái Ống nhổ(ăn trầu xong nhổ vô đó)tay trái dắt tay Tôi (lúc đó khoảng 9-10 tuổi gì đó ) hòa theo dòng Người ở trong Xóm cùng đi dự Lễ Cúng Kỳ Yên ,con đường Làng từ nhà Tôi đến Đình Thần phải băng qua nhiều cánh đồng lúa mà lúc đó người ta làm vụ Đông Xuân ,Lúa đang ra hoa kết hạt còn xanh (Lúa còn ngậm sữa)chứ chưa chín vàng ,con đường này trước chiến tranh có rất nhiều người chết trận hay chết oan uổng vì súng đạn vô tình ,nên nghe nói có rất nhiều.....Ma ,hồi đó T còn nhỏ lắm mặc dù chưa thấy mặt "con Ma" ra sao nhưng hễ nghe người ta kể là đã sợ nổi..... chicken skin ,bởi vậy ngày bình thường kêu T đi một mình trên con đường này thì có cho vàng T cũng không đi......Nhưng hôm nay là ngày đặc biệt lại có rất nhiều người nên cảm giác sợ hãi không còn nữa mà thay vào đó là tâm trạng mừng vui hớn hở vì đợi lâu lắm mới được Ngoại dẫn đi coi Hát Đình ,trăng sáng vằng vặt ,ruộng lúa reo vui ,từng ngọn Tre xanh xạt xào theo cơn gió thoảng,khoảnh khắc Chúa xuân đang ngự trị giữa thiên nhiên và cả trong lòng người Dân lam lủ ,bước chân rộn rịp ,tiếng nói cười ,câu chào nhau vang lên suốt chặng đường đi ,người Dân quê tôi yêu ruộng đồng và yêu văn nghệ ,yêu từng khúc Nam Ai ,từng câu hò mái đẩy ,điệu lý dân ca ,từng vần Ca Dao ,vần thi thơ trong những câu truyện Thơ Lục Vân Tiên ,Truyện Kiều hay Thạch Sanh Lý Thông....máu đam mê cải lương Hò Quảng ,hát bội đã nhiều đời luân chảy trong huyết quản của người nam bộ ,nên khi cấy lúa ,lúc nấu ăn ,quét dọn nhà cửa người lớn vẫn thường hay hát hò để vừa làm việc vừa thư giản,còn đám con nít lúc ra Ruộng bắt cua ,bắt Dế , thả bò hay chơi nắn đất sét... thì trên môi vẫn là những câu Hát ,câu vè ,ca dao ,hay hát nhại giọng các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng đương thời như Minh Phụng ,Mỹ Châu ,Lệ Thủy.... .Nói hơi lạc đề một chút nhé là hồi xưa mấy Bà chị ruột và Chị con của Cậu 3 không những mê cải lương mỗi buổi chiều sau giờ làm mấy Chị luôn tranh thủ đăng ký đều đều để đi lên Sân Banh Long Điền trãi chiếu(hồi đó Rạp Hát Nhân Dân Long Điền chưa xây) coi gánh hát gì của Ông Bửu Khánh làm bầu(gánh hát này ở luôn dưới Sân Banh Long Điền gần cả tháng nên khán giả chọc quê là :gánh Bửu... lỳ ,Ông bầu gánh trả lời lại là :"Mấy anh là bửu lỳ còn mấy Em là bửu ghiền" ) mà còn "ghiền" đến nổi thành lập luôn một đoàn cải lương "Sóng Dang" tại nhà ,với Sân Khấu là cái Chuồng Bò trước nhà Cậu 3 và hai cánh màn nhung là 2 cái mền Ông Rồng của Má tôi mua dành để đắp ấm cho mùa đông ,T nhớ vở diễn đầu tay của "đoàn" là vở "Tâm Sự Loài Chim Biển " ,chị ba tôi giả trai đóng vai tướng cướp Trường Sơn Vũ ,Bả "chôm" cái nhạo Rượu cúng bị mẻ hết nữa cái nắp của Ngoại để dùng diễn xuất cảnh :tướng cướp đang nhậu ngoài bãi Biển-Chị Tr đóng vai Quận chúa Cát Mộng Thùy Dương.Trưa hôm đó " đoàn" đang diễn dở dang, khán giả(cò bán vé cho mấy Anh ở trong Xóm vô chuồng Bò coi đàng hoàng luôn) đang say mê coi tới cái đoạn Tô Ngã Giang Châu đưa Quận Chúa về Dinh thì Anh tửng nhỏ đột ngột lùa Bò về làm cho kép chánh đào chánh chạy vắt giò lên cổ , "khán giả" và hai đứa kéo màn là T với Chú Dũng con Dì 9 phải giật lẹ 2 cái....mền chạy như chạy giặc !
 Trở lại chuyện đám cúng Đình :Lễ cúng kỳ yên còn là dịp cho nam thanh nữ tú hẹn hò với nhau đễ hàn huyên tâm sự và thề non hẹn biển ,có nhiều anh chị đâu có mê coi Hát mà mê "núp" một bên Mái Đình Làng để để "ngắm Trăng " , thuở đó Tôi còn nhỏ chỉ biết nép sau lưng Bà Ngoại coi mấy Vị chức sắc trong Làng cử hành lễ cúng ,T nhớ Lễ cúng diễn ra trong 3 ngày,chiều 16 là ngày đầu tiên già trẻ gái trai đều nhóm họp trong Đình,ngày thứ hai là ngày chánh tế trong Điện thờ chính của Đình Làng ,người ta đã bày sẳn mâm cao cổ đầy trên bàn Thờ Thần gồm Hoa Qủa ,Xôi, chè, bánh Tét, Heo Quay....các vị kỳ Lão trong Làng(gọi là hương thân hội tề) tề tựu đông đủ ,Họ mặc áo thụng bông chử thọ màu xanh dương màu đen, chít khăn đóng ,rồi học trò lễ là những đồng nam được chọn sẵn mặt trang phục trời xưa đứng dàng hàng hai bên Điện Thờ có một vị cao tuổi nhất gọi là Chánh Bái điều hành buổi Lễ có nhã nhạc ,giổ Bóng và múa Lân tưng bừng lắm ! Sau lễ tế Thần thì một Vị hương thân có uy tín nhất được cử làm Chủ Sự để cầm chầu(là người đánh Trống chầu ),ngày cuối cùng là Lễ Dịch Tế gọi là đại đoàn, lễ xong lui về...buổi chiều hôm ấy thường diễn những tuồng tích tôn Vương hay tôn Soái như :San Hậu hay Phàn Lê Huê.....
 Trong 3 ngày Lễ ngày thứ hai là vui nhất vì sau khi đãi ăn xong Sân Khấu Đình làng diễn tuồng suốt cả 5-6 giờ đồng hồ từ xế trưa tới chiều luôn ,Bà Ngoại tui rất mê Hát Bội còn T lúc đó chưa hiểu nhiều về nghệ thuật Hát Bội nên T chỉ mê nhìn cái không khí náo nhiệt,linh thiêng ,và y trang phục sức lộng lẩy nhiều màu sắc rực rở của các nghệ sĩ.
 Hai cánh màn Sân khấu đỏ chói có thêu Rồng Phụng bằng chỉ kim tuyến trắng vàng xanh thiệt là nổi bật để đúng điệu...cải lương ,người được "nể" nhất trong ngày diễn tuồng là Ông cầm chầu ,hổng biết tại cái "nghiệp" của mấy người cầm chầu hay tại niềm đam mê nghệ thuật cải lương mà Dân gian có câu như vầy :
 "Trên đời có bốn cái ngu
Làm mai ,lãnh nợ, gác cu, cầm chầu "
 Riêng T lúc đó thấy ghét cái Ông cầm chầu dễ sợ lý do là Bà ngoại T vừa mê coi hát vừa ghiền Trầu ,mà hể coi hát thì làm sao mà nhìn xuống để têm trầu được nên Ngoại dắt T đi theo là ở cái chổ đó ,T biết têm trầu từ lúc còn rất nhỏ(được Bà Ngoại chỉ dẫn tường tận),T đi theo Ngoại để tiêm trầu sẳn bỏ vô ống quấy quấy nhuyễn cho Bà Ngoại ,mỗi khi tuồng diễn đến đoạn hay lâm ly gây cấn như đoạn Tiết Đinh San tam bộ nhất bái(đi 3 bước lạy một lạy) đi cầu Phàn Lê Huê ,hát thì có mấy câu mà....múa(ra bộ) cả tiếng mới xong .....Tôi ngồi dựa dưới chân ghế của Bà Ngoại ngủ ngon lành hồi nào không hay ,đang mơ màng giấc điệp thì nghe.....tùng tùn tùng....Ông cầm chầu gỏ vào mặt cái trống chầu sơn màu đỏ to tổ bố được căng bằng tấm da trâu dày cộm ,tiếng trống này là tiếng trống khen ngợi diễn viên diễn hay làm cho tinh thần biểu diễn của nghệ sĩ càng phấn chấn và cũng để chứng tỏ cái "bản lĩnh am hiểu nghệ thuật " của người cầm chầu !nhưng lúc này T không biết gì ráo trọi về "nghệ thuật" đang ngủ ngon mà bị tiếng Trống kia đánh thức thì Tôi bực Ông cầm chầu là đúng rồi ! lâu lâu vở tuồng có pha hò quảng diễn viên nữ hát giọng ngọt như mía lùi :duyên trúc mai.....á a trăm năm keo sơn bền lâu....Bà ngoại T nghe hay quá quên ăn trầu T được dịp....ngủ tiếp tập 2........cắt cắt cắt.....lại là tiếng gỏ của Ông cầm chầu ,kỳ này là Ổng chê vì gỏ vào thành Trống chứ không phải mặt Trống ,Tui lại giật mình nhìn lên Sân Khấu thì thấy một diễn viên đóng vai Tổng kỳ chắc bữa đó đi hát mà chiều hôm mê nhậu(ở ngoài Sân Đình người ta bày bán đủ thứ món như hột vịt lộn ,cá khô đuối ,nước mía ,rượu đế,Xoài tượng ,cóc ổi ....)nên cái giọng ca nghe khàn khàn khó chịu hèn gì Ông cầm chầu Ổng gỏ vô thành trống lia lịa ,Bà ngoại T nói ; "Thằng kép này hát trật hết trơn rồi !"(đừng tưởng người nhà quê không hiểu gì về nghệ thuật nhen ,coi riết rồi ghiền ,ghiền quá nên...rành hi hi )Anh diễn viên đó đành phải ra "cửa sanh " là cánh gà bên trái xuống hậu trường coi như mất vai,rồi ông Bầu sắp xếp cho một diễn viên khác vô "cửa tử"(cánh gà bên phải) lên Sân khấu hát thế vai .
 Người Dân Quê tôi mê ca hát đến nỗi tuồng tích trong bất cứ vở Cải Lương hay hát Bội gì cũng rành như rành 6 câu vọng cổ ,Lễ kỳ yên diễn ra mỗi năm vào mùa Xuân dựa trên tinh thần trung với nước hiếu với Vua của Nho Giáo ,nên những tuồng tích được diễn trên Sân khấu Đình Làng thường mang nội dung thiện thắng ác ,nêu cao gương anh hùng liệt nữ và những tấm gương giử tròn Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín ,Lễ kỳ yên còn mang hàm ý sâu sắc là cầu nguyện Phật Trời Thần linh ban phúc cho mưa thuận gió hòa mùa màng bội thu để Dân giàu nước mạnh. 
Lễ hội ngày Xuân và ánh trăng cổ tích của thời thơ ấu vẫn còn trong ký ức ,nếu có duyên trở lại thăm Quê vào đúng dịp Lễ Cúng Đình Long Điền Tôi nhất định sẽ thưởng lãm cho trọn vẹn ngày Lễ hội và ngắm lại Đồng ruộng quê hương với đàn Cò trắng bay qua mỗi chiều hoàng hôn ,nghe câu Vọng cổ quê ngọt ngào mà da diết ngân vang mãi trong hồn người viễn xứ.
 Bài viết xin khép lại ở đây, cảm ơn sự cộng tác về tư liệu của 8 Hà Lan và "phó nháy" Hà David, cảm ơn sự chia xẻ của các Bạn gần xa, mời đón đọc kỳ 5(kỳ cuối) Nét đẹp Văn hóa Qua ngày Tết Cổ truyền Việt Nam sẽ được pót lên vào đúng đêm Giao Thừa Tết Nguyên Đán.
... 

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Hoa Sầu Riêng

Tặng Cô Thanh Hiền

Thế gian là bể sầu chung,
Vui chia thiên hạ còn buồn em mang,
Khi cây trổ nụ hoa vàng,
Trong ngần nhụy trắng Em: nàng tiểu thơ,
Trái sầu kết quả mơ riêng,
Người khen thơm phức,kẻ hiềm chê: hôi !
Theo dòng sinh diệt em trôi,
Sầu riêng em biết nhưng môi vẫn cười,
Chông gai cái vỏ cuộc đời,
Thâm tâm ngon ngọt thêm tươi Đạo vàng,
Hoa thì yểu điệu dịu dàng,
Tới khi trái chín trăm ngàn góc gai,
Buông mình mưa gió khó lay,
Muốn rơi tự rụng, không ai lụy phiền,
Người thương ăn riết đâm ghiền,
Chỉ dăm kẻ ghét thấy phiền nên xa,
Mặc đời, em vẫn đơm hoa,
Vòng tay ôm trọn Ta Bà: sầu chung.
                            Diệu Thủy

Cổ Thi : Giang Tuyết

       Tuyết rơi dày, trên sông lạnh, một thuyền nan, với chiếc áo tơi và nón lá giữ ấm người, một ông lão ngồi buông cần trong một không gian mênh mông, yên tịnh.

      Vắng lặng, cô đơn, buốt giá bao trùm cả bài thơ. Vì sinh kế? Giống như Lã Vọng chờ thời? Hay muốn rời xa thế sự, hoà nhập vào thiên nhiên?

      Xin giới thiệu đến Các Vị bài thơ "Giang Tuyết" của Liễu Tông Nguyên. 
      Đây là bài thơ Cổ Phong Ngũ Ngôn, viết theo thể Biền Ngẫu. Chúng ta thấy rất rõ câu 1 và 2, câu 3 và 4 đối nhau. 


        江雪              Giang Tuyết
千山鳥飛絕, Thiên sơn điểu phi tuyệt 
萬徑人蹤滅。 Vạn kính nhân tung diệt
孤舟簑笠翁,
Cô chu thôi lạp ông
獨釣寒江雪。
Độc điếu hàn giang tuyết
      柳宗元                  Liễu Tông Nguyên  

Dịch Nghĩa:

Giữa ngàn núi chim bay mất biệt
Muôn nẻo đường dấu chân người cũng mất hết
Trên con thuyền lẻ loi, ông lão với chiếc áo tơi đầu đội nón lá
Một mình ngồi câu cá trên sông lạnh giữa trời đầy tuyết

Dịch Thơ:
                 1
Ngàn non chim mất dạng
Muôn nẻo bóng người không
Lão nón tơi thuyền l
Một cần giữa tuyết đông
                  2       
Núi non trùng điệp vắng chim bay
Xa ngút dậm đường chẳng bóng ai 

Nón lá áo tơi thuyền một lão

Buông câu cô độc tuyết rơi dày.
                                          Quên Đi
  ****
      Tôi dường như cảm xúc với bài thơ nầy nhiều hơn bài Thu Điếu của Nguyễn Khuyến . Tôi cảm thấy một hình ảnh cô độc thê lương  đến rợn người qua bài thơ nầy.


Tuyết Trên Sông

Dấu chim bay ngàn non khuất hẳn ,
Vạn dặm đường hoang vắng bóng người . 
Lão già nón lá áo tơi , 
Thuyền đơn sông lạnh, tuyết rơi, ôm cần .
                                                           Mailoc phỏng dịch
           Tuyết Sông 

Ngàn non chim khuất dạng ,
Vạn dặm chẳng còn ai .
Lão, áo tơi, thuyền l
Câu, sông lạnh, tuyết bay .
                                             Mailoc

 **** 
      Đỗ Chiêu Đức xin hưởng ứng với bài dịch 6 chữ sau đây :
 
   Trên Sông Tuyết Phủ
  
Ngàn núi chim đà bay hết,
Muôn nẻo bóng người cũng tiệt.
Thuyền côi áo lá một ông,
Lặng lẽ buông cần sông tuyết  !
                             Đồ Đỗ. 

***
                    Tuyết Sông   
          Non ngàn bặt dấu chim trời
Đường xa vạn dặm bóng người vắng tanh
        Áo tơi thuyền nhẹ mỏng manh
   Ôm cần ngư lão rùng mình tuyết rơi
                                           Trầm Vân
***
Xin góp vài dòng thơ vui

Sông lạnh

Thiên sơn, chim bay hết
Chân người, sạch dấu vết
Xuồng con, lão áo tơi,
Ôm câu, trời giá rét.
               Danh Hữu dịch


***
 
Một Mình Trên Sông Lạnh
 

Chim trời khuất bóng cuối non xa
Vạn nẻo chân qua mất dấu tìm
Đơn độc thuyền ngồi phơi nón lá
Thả mồi câu tuyết giá căm căm
                                          Kim Phượng

****  
Theo huynhhuuduc.blogspot.com

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Bờ Hoa Nghiêm

Trúc xanh in bóng hồ sen,
Gió lay bóng động giữa ngàn sao khuya,
Thuyền mơ vầng nguyệt bên kia,
Nên Sông dậy sóng mà chia hai dòng, 
Hoa nghiêm tựa áng mây hồng, 
Soi đêm nguyệt thực, soi lòng vọng mê, 
Vốn không có chổ đi về, 
Khép cơn ảo mộng bốn bề tịnh an, 
Đôi dòng sinh-diệt vừa tan, 
Huy hoàng trăng chiếu ánh vàng muôn nơi, 
Lời Kinh trùm khắp bầu trời, 
Cỏ cây tỉnh giấc mỉm cười như nhiên, 
Về thôi này lối uyên nguyên, 
Sông không giữ nữa, con Thuyền cứ trôi... 
Hoa nghiêm bờ giác đây rồi, 
Đêm nay trăng hết bồi hồi chia ly. 
                                 Diệu Thủy

Ánh Đạo Vàng

Hoàng hôn dần xuống bóng ngày tàn
Chậm rải chuông chùa rỉ rả vang
Yên tịnh cửa thiền  lòng lắng dịu
Đua chen chốn tạm dạ nào an
Luân hồi bao kẻ âm u kiếp
Cực lạc một phương sáng đạo vàng
Phật Pháp nhiệm mầu xua bóng tối
Sớm nên giác ngộ sống thanh nhàn
                                         Quên Đi

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Cho Bỏ Lúc Trăm Năm



Đời ngắn lắm cầm tay nhau chưa đủ
Nói làm chi lời chia cách vực sâu,
Hắt hơi thở là tạ từ cuộc lữ
Dẫu muốn tìm, chẳng dễ gặp nhau đâu!

Ngày ngắn lắm chưa cười đêm đã xuống
Sao ta hoài ước muốn chuyện.. sương tan,
Sao chỉ thấy ngày mai là hạnh phúc
Còn Bây Giờ, để phai úa thời gian?

Em dẫu biết đời chẳng chi thường tại
Sao vẫn buồn ngây dại giữa hư hao?
Khi sân khấu tấm màn nhung khép lại
Kiếp huy hoàng, lộng lẫy.. hóa chiêm bao.

Đời ngắn ngủi sao lời thương chưa nói?
Ngại ngần chi, người đang rủ nhau đi.
Ai khóc ngất tiễn ai vào mộ địa
Bởi niềm thương dấu nhẹm lúc đương thì…

Đời quá ngắn thương nhau còn chưa đủ
Bận lòng chi bao oán hận bâng quơ..
- Ta cười bóng trong gương cười trở lại
Lòng yêu thương thành biển rộng vô bờ…

                        Thích Tánh Tuệ
                Himalaya Mùa An Cư 2014

Sưu tầm: Quảng Phổ Chiếu

Ngày Tết Cổ Truyền Ở Quê Tui (kỳ 3)

Kỳ 3: Hái Lộc-Xin Xâm-Coi Bói
Nói về phong tục tập quán của Việt Nam ta trong ngày Tết cổ truyền  thì có rất nhiều nên không thể chỉ trong một bài viết mà nói hết được,tuy nhiên phong tục và các loại hình sinh hoạt Dân gian trong ngày Tết còn ảnh hưởng theo từng truyền thống văn hóa tư tưởng của mỗi miền ,riêng người Dân quê Long Điền chúng tôi ngoài việc cúng Tổ Tiên trong 3 ngày Tết còn có nhiều tập tục khác như dựng Nêu( dựng cây nêu vào 30 Tết và hạ nêu xuống vào mồng 7 ,Tết ) ,xông Đất ,hái lộc,xin Xăm.... :
Mặn lạt mùi đời ba bữa Tết
Đỏ đen dưới thế bảy ngày Xuân(Ca Dao)
Hồi còn Bà Ngoại ngày mồng 7 được coi là Lễ khai sơn(cúng khai hạ)nhà Tôi không dựng nêu vào ngày 30 Tết như những gia đình khác mà tới ngày cúng khai hạ(*) Bà ngoại mới ra hàng rào hái một nhánh cây và dán lên đó hình Ông hổ được vẽ trên giấy đỏ(người ta bán sẵn ngoài Chợ)với nghi thức cúng gồm hoa  quả ,xôi ,Gà luộc ,mứt ,sau khi cúng xong hình Ông Hổ được dán lên trên chót vót ngoài cửa chính(Ngoại nói đó là ý nghĩa có Sơn Thần bảo hộ ) ,sau này tục lệ này đã được chúng tôi lượt bỏ bớt chỉ cúng trái cây đơn giản chứ không còn dán hình Ông Hổ nữa và khi qua tới Mỹ rồi thì tục lệ  bỏ hẳn không cúng khai hạ mà chỉ dựng nêu bằng một bình hoa Mai lớn chưng giữa nhà từ 30 đến mồng 7 tết thì hạ xuống.
Về tục xông đất thì dân gian cho rằng ngày mở đầu của một năm là vô cùng quan trọng ,cho nên Họ chỉ muốn đón những hạnh phúc ,niềm vui ,điều tốt lành vào nhà trong ngày đầu năm ,thường thì sau khi mở cửa cúng Ông bà vào ngày mồng một ,người ta thường chọn sẵn một  vị khách nào có ngoại hình tương đối,đủ tài đủ đức có tư cách và có tuổi thọ ,có cái tên mà đọc lên nghe vui vẻ ,may mắn như :Phước ,Lộc , Thọ ,Vàng ,Bạc ,Tiền ,Tài,mừng ,vui, khỏe ,mạnh ...... quan trọng là phải hợp tuổi với người chủ gia đình(ví dụ như  người chủ gia đình mạng mộc thì tìm người mạng thủy ,tuổi Tuất thì tìm tuổi Dần hay tuổi Ngọ....)tập tục này  là nét văn hóa đẹp mà Ông Bà để lại nếu như ta đừng quá lệ thuộc , theo T nghĩ , tài lộc ,phước báo của mỗi người một nữa do vận mạng(nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp trước) và một nữa do bản thân mình  phấn đấu,những điều kiện khách quan bên ngoài chỉ tác động một phần nào không phải là tất cả ,ở nhà T hồi xưa Bà ngoại không quan trọng tục lệ này cho lắm ,Ngoại nói đại ý như vầy : nếu như có sự bắt đầu suông sẻ mà mình không biết gìn giữ trân trọng nó thì kết cục cũng chẳng còn gì ,nên ngày mồng một Ngoại chỉ mời người ăn ở có nhân có nghĩa đến xông đất mà không có coi kỹ lưỡng người đó tuổi gì tên gì mạng gì.....Mà từ trước đến nay chưa nghe sách vở hay Ai nói về tâm trạng của Người được mời đi xông đất đầu năm ,T "bị dính" vào cái vụ xông đất này lúc T còn ở Việt Nam ,lúc đó T 24 tuổi chưa có gia đình ,Tết năm đó T được một người bạn mời đến "xông đất " đầu năm ,T chỉ là một người bình thường như mọi người ,không có tài đức ,sắc vóc gì "ghê gớm" hết(thậm chí lúc đó Tui quê một cục không biết sửa soạn gì hết  đi đâu cũng áo sơ mi trắng quần tây thôi )chỉ vì cái tên "cúng cơm " của T( hồi đó Tui còn sân si dữ lắm ,tên Tuyền mà mọi người trong xóm cứ  kêu là Tiền...tiền không hà ,chỉ có ở Trường, Cô Thầy mới gọi đúng tên ,hồi xưa tui bực vì cái cách kêu này lắm nên gặp Ai kêu là :Tiền...tiền thì  ghét ghê hồn bỏ đi một nước không thèm nhìn  luôn hi hi ,sau này bỏ bớt rồi )và tuổi của T hợp với Tuổi của  Ba bạn đó ,người nào được mời đi xông đất thì mừng và hân hạnh,mà sao lúc đó tâm trạng của T không vui cho lắm ,thứ nhất mình tự biết mình rất bình thường mọi dự tính cho tương lai lúc đó còn bấp bênh ,thứ hai tên cúng cơm bị Người ta đọc trại lại hiểu sai nghĩa(Tuyền là dòng suối ),thứ ba lỡ mình vô nhà người ta xông đất đầu năm mà nguyên năm đó nhà ấy làm ăn không khấm khá hay có gì không như ý thì có thể người ta sẽ đổ thừa cho mình(người họ "Đỗ" thời nào cũng có )nhưng nếu từ chối không đi thì kỳ quá ,nên đành phải "liều mạng " đi một chuyến ,sáng mồng một sau khi cúng cơm ở nhà xong( bà Ngoại mất mọi việc cúng quảy trong nhà Thờ tự do hai Mẹ con T lo hết)đúng giờ hẹn ,T thay quần áo tươm tất đến nhà nhỏ Bạn ,mới vừa tới cổng  thì nghe trong nhà tiếng Má nó la lên : "Đầu năm "Tiền" vô như nước Bây ơi ra mở cửa cho "Tiền" vô Con ơi " nghe câu này thiệt tình hổng muốn bước vô chút nào hết nhưng bắc đắc dĩ đã đến thì phải làm cho trót ,T phải tươi cười như.....hoa nở bước vô trên tay cầm theo một trái Quýt( trái này có ý nghĩa là may mắn-cát tường vì cái tên của nó có phiên âm Hán việt là "cát " nghĩa là đại cát(kiết) đại lợi nên người ta thường mua Quýt và những chậu Quất chưng vào ngày Tết là vậy )và một nắm hoa mai giả của nhỏ Bạn đưa cho , khi nó ra mở cổng ,nó kêu Tôi rải hết chỗ hoa mai đó khi đi từ cổng vào đến thềm nhà , câu đầu tiên của T  là : "Dạ con xin chào 2 Bác con xin chúc gia đình mình năm mới sức khỏe dồi dào tiền vô ào ào ", Má nhỏ bạn tiếp lời  liền : Cám ơn con nhiều nha ,Con đi theo Bác ra đây xịt nước vô mấy cây Kiểng dùm nhớ xịt nhiều nhiều  nhen ,ha ha tiền thì phải vô ào ào như nước vậy hén con ha "T đành phải làm theo như cái máy,làm xong mọi "thủ tục" xông đất Tui kiếm lý do "dzọt" lẹ dìa nhà ngồi bực bội !(he he sau này nghĩ lại cũng hối hận lắm dù gì thì cũng là một "vinh dự" mà đi xông đất thì tâm trạng phải vui như "trúng số" vậy thì mới mang niềm vui đến cho người ta được còn làm bằng mặt mà chẳng bằng lòng thì thà từ chối còn hơn )không biết nhà nhỏ Bạn hên hay xui vào năm đó và những năm sau T tìm người khác giới thiệu cho Nó để thoát cái nạn "đi xông Đất "(**).
Nhiều gia đình rất coi trọng tin tưởng tuyệt đối vào tập tục hái lộc đầu năm ,từ tối ngày 30 trước giao thừa mọi người thường đổ xô đi hái lộc ở 2 địa điểm :Chùa Bà ở Xóm Chùa Bà và Dinh Bà Cố ở Núi Chân Tiên , có năm đó T ham vui đi theo nhỏ Bạn hái lộc  ở Chùa Bà vào đêm 30 Tết :
Còn 2 h nữa mới tới giao thừa mà những cành mai trên hai chậu mai lớn đặt ở chổ trang nghiêm nhất của Điện thờ  đã được "vặt trụi" từ lâu nếu mà khiêng luôn cái chậu được chắc người ta cũng khiêng đi rồi ! lượng người đi "xin" lộc thì quá tải mà "lộc" trong Chùa thì giới hạn chỉ có trong mấy cái chậu hoa kiểng chưng trong  Chùa để điểm tô cho mùa Xuân thêm tươi đẹp nhưng trong lúc này Người ta chỉ nghỉ đến việc hái cái may mắn về nhà hái càng nhiều càng tốt ,hái cành to thì được may mắn to ....nên đua nhau mà hái ,cái này gọi là tàn phá môi trường "hợp pháp" nè ,T không chịu nổi cảnh chen lấn và mùi khói hương cay mắt (thay gì mỗi người thắp một cây hương tượng trưng ,nhưng đằng này họ lại đua nhau thắp thật nhiều hương với niềm tin là càng thắp nhiều hương càng cảm động đến thần linh )nên rút lui ra bên ngoài đứng "ngắm" .....Ông từ giữ Chùa vừa đánh chuông vừa nhắc khéo mọi người giữ gìn trật tự cho chỗ tôn nghiêm ,thỉnh thoảng Ông lại lấy bớt chỗ nhang đang cháy dở dang để đem đi nhúng nước ,cái job này phải làm liên tục cho đến hết giao thừa nếu không khói lửa ngút ngàn như thế này chắc cũng có thể dẫn đến cháy nổ giữa đêm Xuân cho mà coi .Xin trích một đoạn văn  trong bài viết về việc hái lộc đầu năm để làm rõ hơn về ý nghĩa của tập tục đẹp đã  bị rất nhiều người hiểu nhầm này :
"Trước hết, “hái” trong cụm từ “hái lộc” không chỉ có nghĩa là tay người ngắt từ cành cây một đóa hoa, một quả ngọt hoặc một nhánh non vừa mới nhú. Từ “hái” khi được ông bà ta ghép với từ “lộc” mang một ý nghĩa rất nhân bản, qua đó, tiền nhân muốn gởi gắm cho con cháu một ý nghĩa về giáo dục rất sâu xa. Đó là đạo lý nhân quả rất đơn giản trong cuộc sống hằng ngày “có làm thì mới có ăn”, “tay làm hàm nhai” v.v…rất phổ biến trong văn học dân gian Việt Nam. Đạo lý nhân quả mà ông cha chúng ta đã gởi gắm qua nét đẹp “hái lộc đầu Xuân” muốn nói với chúng ta rằng: Những may mắn, những quả phúc, và cả niềm hỷ lạc mà ta gặt hái được phải xuất phát từ bản tâm, từ hành động, từ lời nói, và ý nghĩ thiện lành mà chúng ta đã gây tạo. Đất trời đổi mới, vạn vật chuyển mình và tâm thức con người trong sáng, đã gột tẩy mọi ưu phiền, buông xả mọi cừu oán v.v…thì chính giờ phút ấy, quả phúc chúng ta đã gieo trồng cũng hội đủ nhân duyên mà kết thành quả vậy. Vì thế, tâm thức của người khi “hái lộc” trước hết phải là một tâm thức thật sự thanh tịnh và thuần khiết, thì Lộc mà cúng ta hái được, nhận được, gặp được mới thật sự tốt đẹp và lợi ích. Khi ấy, phúc lộc mà ta nhận được mới thật sự của ta, chính nó do ta gieo trồng từ tâm thức thuần khiết thanh tịnh."(nguồn internet)
Hồi còn ở Việt Nam ngày mồng Tết mỗi năm là ngày mà T thường xuống Dinh Cố (nơi thờ Bà Cố Nguyễn Thị Rịa)xin Xăm ,tục xin Xăm có ngồn gốc từ Đạo giáo mang ý nghĩa  thỉnh ý Thần Linh ,có khoảng 100 thẻ Xăm theo số thứ tự từ 1-100 trong đó có 12 xấu(hạ hạ)-50 trung bình và 38 tốt (thượng thượng )mỗi lá Xăm là 4 câu thơ thất ngôn tứ tuyệt(4 câu bảy chữ )nói chung chung về gia duyên vận mệnh tài lộc nhưng cốt lõi vẫn là khuyên người hướng thiện ,gieo nhân tốt sẽ gặt quả tốt.Có lẽ Bà Cố nổi tiếng linh thiêng nên không chỉ người dân quê Long Điền Bà Rịa chúng tôi đến chiêm bái mà ngay cả dân Sài Gòn cũng bao xe đò xuống đây xin Xăm vào dịp Tết, dòng người đi xin Xăm luôn đông đúc từ đêm giao thừa kéo dài cho tới ngày Rằm tháng giêng,Tôi mê xin Xăm đến nỗi có khi quỳ mỏi gối để chờ tới lượt và không những chỉ xin Xăm của Bà Cố mà còn qua chỗ Thờ năm bà ngủ hành và miếu Ông hổ ở cạnh bên để xin thêm 2 cái Xăm nữa sau khi xin được 3 cái Xăm T ra ghế đá vừa ngồi ngắm toàn cảnh Long Điền Bà Rịa bên dưới ngọn Núi vừa ngâm nga mấy câu thơ trong 3 lá Xăm và tự....suy diễn vận mệnh rủi may của mình trong năm mới đây vừa là niềm vui ngày Tết cũng vừa là sự "mê tín" của bản thân !trong lúc xin Xăm T chứng kiến nhiều cảnh vui buồn lẩn lộn ,có người vì thiếu kiên nhẫn nên không chịu lắt Xăm mà thò tay rút đại một thẻ ,rồi cũng chẳng thèm xin keo để khẳng định Quẻ Xăm họ rút lá Xăm ra đọc, nếu tốt thì hí hửng mang về còn xấu thì giận dữ quăng vô sọt rác hay lén đem để lại sau bàn thờ gọi là "Con gửi lại cho Bà Cố " ...Sau này ngẩm nghỉ lại thấy như vầy : ngày đầu năm đi thắp hương cho Bà Cố để tưởng nhớ người khai hoang mở cõi là chuyện nên làm đồng thời để cho vui ba ngày Tết mình có thể xin một Quẻ Xăm dù tốt hay xấu cũng gọi là quà năm mới không có gì phải buồn vui quá đáng vì nhân quả vốn tự mình tạo lấy ,không nên biến việc này thành một hình thức mê tín rồi đem sân si vào để làm mất cái hay của tập tục mà lại còn vô tình đắc tội với Thần minh .
Còn một chuyện nữa  kể ra rất ư là ....quê xệ là hồi đó  T rất "ghiền"  coi Bói ,chỉ thích đi coi mà không có tin tưởng gì cho lắm ,Bạn bè biết ý nên đầu năm hể biết chỗ nào có coi Bói là hú T đi liền ,nói về Bói thì có nhiều hình thức như : Bói Bài ,xem chỉ tay ,chỉ chân ,xem tướng ,chấm tử vi ,coi xăm hình ,hay là lên đồng.....xin kể một mẫu chuyện vui về cái vụ Coi Bói cốt Cậu vào ngày mồng 3 Tết năm hai mươi sáu  tuổi ,sáng sớm hôm đó khi đang ăn bánh tét với Má thì Chị M ở cùng xóm mang dép Lào chạy lẹt xẹt tới với vẻ mặt nghiêm trọng Chỉ nói một hơi  với Má T :" Cô 6  có nghe gì chưa? trời ơi ở ngoài cầu đá thùng có
 một Bà coi bói cốt Cậu dựa vào ,Bả coi hay bà cố luôn nói đâu trúng đó ,người ta xin bùa làm ăn hay xin...số đề đều trúng phóc hết !mà bà này  bả coi 3 trong 1 nhen hay quá trời luôn " Má T cắt ngang : "3 trong 1 là sao Mày nói Tao nghe coi?" Chỉ trả lời : "3 trong 1 là Bả vừa coi bằng cốt Cậu mà còn kết hợp thêm bói Bài với Xăm hình nữa "