Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Lợi Ích Của Bình Thản Chịu Đựng (vấn đáp)



Không ai thích khó khăn, gian khổ đơn giản chỉ vì những điều này rất khó chịu. Nhưng như chúng ta đã biết, không phải tất cả những gì khó chịu đều vô ích hay có hại. Thực ra, phần lớn khổ đau giúp chúng ta thăng hoa rất nhiều phương diện nếu chúng ta biết kiên nhẫn lắng nghe, học hỏi và chiêm nghiệm kỹ càng. Muốn biết vàng ròng phải cần thử lửa, và như vậy muốn vượt qua những thử thách gian khổ để hoàn thành bài học giác ngộ của mình thì trước hết bạn phải có lòng nhẫn nại.
Khi bạn đã có đủ nhẫn nại để vượt qua những trắc nghiệm gian khó thì đồng thời dù không mong đợi bạn vẫn gặt hái được những thành quả xứng đáng bất ngờ.

– Luôn trầm tĩnh sáng suốt: Nhẫn nại và trầm tĩnh luôn đi đôi với nhau, nhờ đó chúng ta có đủ sáng suốt để nhận ra sự thật. Ngược lại “giận mất khôn” luôn là nhược điểm của người thiếu nhẫn nại.

– Sống nhu hòa khả ái: Người nhẫn nại sống nhu hòa hơn cương mãnh, nên họ dễ dàng thích nghi với mọi hoàn cảnh mà vẫn không đánh mất mình. Nói theo Lão Tử thì “Như thắng cương, nhược thắng cường” nên họ được nhiều người kính yêu hơn là thù oán.

– Tránh bệnh tật, tai họa: Người nhẫn nại sẽ dễ dàng tự chủ trong nói năng, hành động và suy nghĩ nên tránh được những tai họa gây ra do nóng nảy bộp chộp. Tránh được những bệnh tật bắt nguồn từ tình trạng căng thẳng, bức xúc.

– Tâm thanh thản thoải mái: Người thiếu nhẫn nại thường tự thiêu đốt mình bằng ngọn lửa sân hận, lo âu và sợ hãi. Trong khi người giàu đức nhẫn nại luôn có cảm giác thư thái, an bình thoải mái.

– Phát triển từ bi hỷ xả: Sau khi vượt qua được sự nóng giận trước những đối tượng không vừa lòng, tâm người nhẫn nại trở nên dịu dàng mát mẻ, đó là biểu hiện của lòng từ ái. Đã làm chủ được tâm sân thì lòng ganh tỵ cũng được loại trừ, vì vậy tâm thường hoan hỷ. Đồng thời, là người từng trải nghiệm khổ đau, họ dễ dàng cảm thông và chia sẻ với những nỗi khổ đau của kẻ khác, đó là lòng bi mẫn. Và họ cũng là người ít cố chấp, câu nệ nên tâm dễ dàng buông xả, quân bình.

Hỏi:

– Đối với những kẻ xấu ác, có hại cho nhiều người, nếu chúng ta chỉ biết nhẫn nại thì làm sao trấn áp hoặc ngăn chận chúng khỏi gây ra hành vi phạm tội?

Đáp:

– Ở đây chúng ta đang nói về đức tính nhẫn nại, chứ chưa nói đến biện pháp giải quyết. Biện pháp thì có rất nhiều như: thương yêu, giáo dục, cải tạo, ngăn ngừa, trừng phạt v.v..và thậm chí khai trừ, loại bỏ,tùy theo từng đối tượng, từng hoàn cảnh. Nhưng để thực hiện những biện pháp này một cách chính xác, có hiệu quả, đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh thì trước hết phải có lòng nhẫn nại. Càng thiếu nhẫn nại, xác suất sai lầm trong xét xử càng cao. Và coi chừng xét xử sai cũng chính là xấu ác thì làm sao cải thiện được những người xấu ác?

Hỏi:

– Tôi có kinh nghiệm là càng nhẫn nhịn càng dễ dàng cho kẻ xấu thực hiện mưu đồ đen tối. Dường như sự nhẫn nhịn luôn bị kẻ xấu lợi dụng, vậy có nên nhẫn nhịn mãi không?

Đáp:

– Thế thì xem ra bạn chưa đủ nhẫn nại hoặc còn có điều gì sai lầm trong đó, bởi vì mặc dù bạn nói đã nhẫn nại nhưng rõ ràng là bạn vừa mới tỏ ra còn ít nhiều ấm ức bất mãn, phải không? Nhẫn nhịn không có nghĩa là nuốt hận chịu thua để cầu an hoặc để phục hận về sau. Người có thể nhẫn nhịn thường rất trầm tĩnh và tự tin, vì vậy người ấy có đủ sáng suốt để tránh được những cách xử sự nóng nảy hấp tấp, và biết sống sao cho hài hòa với mọi người, dù xấu hay tốt, một cách hợp tình hợp lý, không độc tài cũng không xu nịnh. Nhẫn nại là mảnh đất vững chắc thích hợp để nảy nở tình thương yêu, thông cảm và sự hiểu biết đúng đắn, nhờ đó bạn có thể cảm hóa người xấu hơn là cạnh tranh với họ.

Chúng ta cần phải thận trọng trong việc đánh giá người xấu kẻ tốt. Chẳng hạn như người đối nghịch với mình chưa hẳn là xấu, kẻ ủng hộ mình chưa hẳn là tốt. Xấu hay tốt tùy thuộc vào bản chất đạo đứccủa mỗi người. Nói chung, kẻ xấu thường hành động, nói năng, suy nghĩ hại mình, hại người. Ngược lại, người tốt không những không làm hại ai mà còn đem lại lợi ích cho mọi người. Thực ra, người xấu thật bất hạnh, nên được thương yêu tha thứ, vì dù thế nào đi nữa, họ sẽ phải chịu nhiều khổ đau khi phải trả cái giá cho tâm địa xấu xa tội lỗi của mình. Dù khi nhẫn nại, nếu bạn có thể nghiêm khắc để họ khỏi quấy phá, nhưng bạn phải chắc rằng đó không phải là phản ứng phát xuất từ giận dữ, thù ghét, mà bạn chỉ muốn giúp họ trở nên tốt hơn hoặc ngăn chận sự thiệt hại cho nhiều người khác mà thôi. Bạn không nên trừng trị kẻ ác một cách chủ quan theo kiểu “thay Trời hành đạo” mà cứ để ác hữu ác báo theo luật nhân quả tự nhiên.

Hỏi:

– Một số tôn giáo tin vào thuyết định mệnh, cho rằng mọi sự đều đã được an bài. Nhờ vậy họ dễ dàng nhẫn nại hơn. Điều đó có tốt không?

Đáp:

– Thật sự nhẫn nại thì không do áp lực. Niềm tin ở điều gì chưa biết rõ chính là sự sợ hãi áp lực từ bên ngoài. Nhẫn nại không có từ sự phục tùng hay do một giả định mà vì thấy rõ vấn đề và vì sự cần thiết của chính lòng nhẫn nại. Theo Phật giáo, nhẫn nại cũng là một hình thức chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình đã làm trong quá khứ, đồng thời qua hậu quả đó thấy rõ sai lầm để tự điều chỉnh hành vi của mình. Ví dụ, một học sinh có điểm toán thấp, phát hiện ra do mình ham chơi và thiếu chú ý. Bởi vậy,bây giờ em học hành siêng năng và chú ý vào môn toán hơn để tự điều chỉnh sai lầm của mình và tất nhiên sẽ cải thiện được điểm toán của em về sau. Đó hoàn toàn là do nhận thức đúng của em, không phải do định mệnh nào từ bên ngoài.

Hỏi:

– Có mấy người láng giềng luôn ngấm ngầm hãm hại gia đình tôi. Tôi không thể chịu đựng được nữa. Như vậy, tôi nên cố gắng nhẫn chịu hay nên dời nhà đến nơi an toàn để dễ dàng hành thiền hơn? Nếu chấp nhận ở lại không chịu khai thông trở ngại làm sao tôi có thể đạt được giải thoát?

Đáp:

– Trước khi trả lời câu hỏi, tôi xin kể vắn tắt câu chuyện Đức Phật bị sỉ nhục khi đi vào thành Kosambi khất thực. Để trả mối thù tự ái bị tổn thương trước đây, bà thứ phi Migandiyà xứ Kosambi đã xúi giục dân chúng mắng chửi, nhục mạ Đức Phật một cách thậm tệ. Tôn giả Ananda thấy vậy liền xin thỉnh Đức Phật đi qua thành khác khất thực. Đức Phật hỏi nếu qua chỗ khác cũng bị mắng chửi nữa thì sao? Bạch Thế Tôn, thì đi chỗ khác nữa. Phật nói, nếu đi đến đâu cũng bị mắng chửi, thì chúng ta cứ đi, đi mãi, hay sao? Này Ananda, hãy để cho phiền não tự diệt nơi đâu chúng khởi sinh. Quả nhiên, bảy ngày sau dân chúng thành Kosambi không còn nhục mạ Đức Phật nữa.
Đừng tưởng rằng bạn càng tu lên cao thì càng được an toàn hơn. Ngược lại, nếu bạn muốn được tốt hơn thì phải đối đầu với nhiều thử thách hơn. Ngay cả Đức Phật, sau khi giác ngộ vẫn còn chịu tám nạn lớn trong đó có sự mưu sát của Devadatta. Cũng vậy, Đức Chúa bị Juda phản bội và phải chịu cực hình đóng đinh trên thập tự giá. Thánh Gandhi bị thảm sát mặc dù chủ trương bất bạo động.
Nếu chướng ngại là quả của nghiệp thì không có cách nào tránh né được.
 Như Đức Phật dạy trong kệ Pháp Cú 127: Không phải trên hư không, không phải giữa biển cả, không phải vào hang sâu, không nơi nào trên đời có thể tìm thấy được chỗ tránh quả ác nghiệp”. Vì vậy, bậc thiện tri thức sợ gieo nhân chứ không sợ gặt quả. Nhiều người làm ác hay làm lành mà chẳng thấy báo ứng đâu cả nên không tin nhân quả nghiệp báo, nhưng đó là vì chưa đến lúc trổ quả mà thôi.
Thực ra, nghiệp quả có ý nghĩa giáo dục rất cao:
Giúp chúng ta biết chịu trách nhiệm về hành vi đạo đức của mình.
Chỉ cho chúng ta thấy ra nguyên nhân đã tạo ra trong quá khứ
Thấy nhân thấy quả chính là thấy bản chất vô thường, khổ và vô ngã của vạn pháp.
Rèn luyện cho chúng ta những đức tính cao quý như nhẫn nại, cảm thông, thương yêu, tha thứ v.v..
Người sẵn sàng đón nhận nghiệp quả mà vẫn định tỉnh sáng suốt, vẫn vượt khỏi tham ưu, chắc hẳn là người đã thong dong tự tại.
Vậy tại sao bạn không nhân sự quấy rầy của những người hàng xóm để trưởng dưỡng đạo tâm như nhẫn nại, thương yêu, cảm thông và trí tuệ? Thật ra khi trong tâm còn phiền não thì dù đi tới chân trời góc biển nào khổ vẫn bám theo. Chúng ta luôn muốn đổi mới nhưng thực ra chỉ đổi cái khổ này qua cái khổ khác. Rồi chúng ta không ngừng chọn lựa, nhưng khi đã chọn bề mặt thì chúng ta cũng phải lấy luôn bề trái.

Hỏi:

– Mặc dù tôi cũng tin như vậy, nhưng thật khó mà nhẫn nhục được với hạng người vừa hung ác vừa xảo quyệt. Họ vừa ăn cướp vừa la làng, hại người này rồi đổ tội cho người khác. Khổ nỗi họ khéo nịnh bợ cấp trên nên luôn được che chắn, ô dù. Cho nên hạng người này cần được triệt hạ đi vì sự an lạc của mọi người, sao lại phải cam tâm chịu nhịn với chúng?

Đáp:

– Tôi hoàn toàn thông cảm với bạn, và hầu như phần lớn chúng ta đều muốn như vậy. Nhưng trên thực tế triệt hạ người ác đâu có dễ, phải không? Ai mà biết chúng ta triệt hạ họ hay họ triệt hạ chúng ta trước rồi! Dù sao, bình tĩnh chịu đựng sẽ tốt hơn, vì cuối cùng nhẫn nại vẫn là thượng sách. Biết đâu bạn càng cố thanh trừng gắt gao, kẻ xấu càng trở nên ma mãnh hơn trong khi nếu bạn trầm tĩnh nhẫn nại thì mọi việc sẽ được giải quyết sớm sủa hơn nhiều.
Lúc đầu phần lớn chúng ta đều cảm thấy khó chịu khi quan hệ với người xấu, nhưng sau một thời gian ứng phó với họ, xem ra chúng ta trưởng thành hơn, bản lãnh hơn, khôn ngoan hơn và tiến bộ hơn rất nhiều. Phải chăng đó là những thủ thách mà mọi người phải trải qua trên đường chuyển hóa? Không chừng một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra rằng chính hạng người này đã vô tình giúp bạn tự khám phá, tự điều chính để hoàn thiện chính mình. Không có những thử thách đó làm sao bạn có thể biết mình và biết người một cách rõ ràng cụ thể? Nhận ra điều này, hẳn bạn sẽ cảm ơn những kẻ khó chịu này.
Người làm ác cũng có nỗi khổ riêng của họ: những toan tính bạc đầu, những lo âu sợ hãi, những ray rứt khôn nguôi trong lòng; lại còn bị căm thù, phỉ nhổ, nguyền rủa, khinh khi v.v..từ bên ngoài. Vậy bạn đừng phản ứng khinh suất. Hãy để họ học ra bài học của chính họ từ quả đắng tự nhiên của hành động ác, một cách công minh xác đáng. Dù sao, họ cũng đáng thương, cần được cảm thông hơn là ghét bỏ, hãy cầu nguyện cho họ sớm học ra bài học của mình để biết hồi đầu hướng thiện. Cái chính là bạn phải tự khám phá xem chính mình có xấu xa đê tiện không trước khi quan tâm sửa trị những điều thị phi của người khác.

Hỏi:

– Sống thì phải có ước mong, hy vọng một tương lai tươi sáng hơn, chẳng lẽ chỉ nhẫn nại với hiện tại là đủ sao? Sự việc là vợ chồng tôi đang nỗ lực kiếm sống, nhưng chưa đủ tiền để mua nhà nên phải ở nhà trọ. Vậy chúng tôi có quyền hy vọng và phấn đấu để có được một ngôi nhà, hay cứ cam tâm nhẫn chịu tình hình hiện tại?

Đáp:

– Tôi cũng chúc bạn có thể sớm sở hữu một ngôi nhà như ý. Nhưng muốn đạt được mục đích như vậy, trước tiên bạn phải biết bình tĩnh đợi chờ. Bình tĩnh đợi chờ là cốt cách của lòng nhẫn nại. Bạn có quyền hy vọng và phấn đấu cho tương lai của mình. Không ai bắt bạn phải bằng lòng với hiện tại, nhưng trước hết phải có lòng nhẫn nại, nếu bạn nóng vội thì thất bại là cái chắc.
Khi bạn đang trong tình trạng không vừa ý thì càng mong một tương lai tốt đẹp hơn bạn càng bị đè nặng bởi áp lực thời gian, và cảm thấy hiện trạng của mình tồi tệ hơn. Và cứ thế, bạn kéo dài sự bất an căng thẳng làm phá hỏng không khí đầm ấm của gia đình bạn: thậm chí có thể làm cho nó đổ vỡ trước khi bạn nhìn thấy giấc mơ của mình có trở thành hiện thực hay không. Nếu nhẫn nại, bạn sẽ không còn tạo ra áp lực thời gian và có thể dễ dàng đối mặt với thực trạng của mình. Hơn nữa, bạn sẽ có đủ trầm tĩnh sáng suốt để biết cần làm gì tốt nhất cho căn hộ tương lai mà bạn hằng mong đợi.


Thiền Sư Viên Minh
Trích từ: Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 89
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

15 Thực Phẩm Lành Mạnh Nhất Mọi Thời Đại


Lựa chọn theo danh sách dưới đây là một khởi đầu tuyệt vời để nuôi dưỡng gia đình của bạn đúng cách.

Tác giả: Joseph Mercola, www.mercola.com | Dịch giả: Tottochan

Trong một khảo sát về thói quen chi tiêu cho thực phẩm sử dụng trong gia đình ở Mỹ, Ban Nghiên Cứu Kinh Tế (ERS) thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ đã phát hiện được rằng người dân Mỹ đang vung tiền chi tiêu vào những loại thực phẩm không lành mạnh.
Một gia đình trung lưu người Mỹ chi tiêu phần lớn ngân sách thực phẩm của họ (gần 18%) cho các loại ngũ cốc tinh chế, sau đó là đường và các loại bánh kẹo (gần 14%). Tiếp theo là thịt đỏ (chủ yếu được cung cấp từ các trang trại chăn nuôi công nghiệp, hay còn gọi là CAFOs), kế đến là các loại đồ ăn nhẹ đông lạnh hay ướp lạnh và các loại đồ uống.
Đối lập với các con số nêu trên, người Mỹ chỉ sử dụng dưới 0,5% ngân sách thực phẩm của họ cho các loại rau màu xanh đậm và một khoản tương tự cho các loại rau màu cam. Còn các loại rau khác chiếm ít hơn 4% tổng chi tiêu cho thực phẩm trong gia đình và trái cây các loại chỉ chiếm hơn 6%.
Theo báo cáo của Forbes:
“Không phải người ta đang chi cho thực phẩm nói chung ít hơn những gì họ nên làm. Mà là chúng ta đang sử dụng 17% số tiền mua sắm thực phẩm cho những loại ngũ cốc tinh chế (gấp ba lần con số khuyến nghị).
… Và trong khi Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khuyến cáo nên chi ít hơn 1% cho đường và bánh kẹo, thì hầu hết người Mỹ chi gần 14% ngân sách thực phẩm cho đồ ngọt các loại. Điều đó có nghĩa là không phải chúng ta ham muốn tiết kiệm tiền mà ăn uống kham khổ, mà vấn đề ở đây là sự chọn lựa của chúng ta quá nghèo nàn”.
Tôi cho rằng ngoài việc chọn lựa đúng đắn, chúng ta cũng cần cập nhật kiến thức về các loại thực phẩm thực sự lành mạnh. Khác với thông thường, bạn không cần tốn quá nhiều tiền để được ăn các loại thực phẩm tot. Trên thực tế, nhiều trong số các loại thực phẩm lành mạnh nhất được đề cập sau đây không hề đắt đỏ.
Không những thế, bởi có rất nhiều loại thực phẩm lành mạnh nên bạn có thể đưa vào thực đơn của mình xoay quanh các loại thực phẩm theo mùa … và các loại thực phẩm được giảm giá.
Để bảo vệ sức khỏe bản thân, tôi khuyên bạn nên chi 90% ngân sách thực phẩm cho các loại đồ ăn chưa chế biến và chỉ nên dành 10% cho các loại thực phẩm chế biến. Lựa chọn theo danh sách dưới đây là một khởi đầu tuyệt vời để nuôi dưỡng gia đình của bạn đúng cách.

15 loại thực phẩm lành mạnh nhất

1. Trái bơ

(pruden/iStock)
Trái bơ, được xếp vào danh mục trái cây, có hàm lượng fructose thấp, giàu kali và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh (Pruden/iStock)
Trái bơ, được xếp vào danh mục trái cây, có hàm lượng fructose thấp, giàu kali và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, nghiên cứu đã khẳng định trái bơ có lợi cho sức khỏe và chức năng tim mạch.
Với tôi, hầu như mỗi ngày tôi đều ăn hết một trái bơ bằng cách trộn với salad. Cách này giúp tăng cường sự tiêu thụ chất béo lành mạnh và calorie mà không cần tiêu thụ nhiều protein hay carbohydrate.
Trái bơ còn rất giàu kali (nhiều hơn gấp đôi số lượng kali có trong chuối) và giúp cân bằng tỷ lệ kali/natri cực kỳ quan trọng. Trái bơ cũng cung cấp gần 20 dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường sức khỏe, bao gồm chất xơ, vitamin E, các loại vitamin B và acid folic. Ngoài cách ăn trực tiếp, bạn có thể sử dụng bơ như chất béo thay thế trong các công thức nấu ăn cần đến bơ hay các loại dầu ăn khác.
Một ưu điểm khác của trái bơ: nó là một trong những loại trái cây an toàn nhất, bạn có thể mua loại được trồng theo cách thông thường, do đó bạn không cần phải chi nhiều tiền hơn cho loại hữu cơ. Lớp vỏ dày của nó có khả năng bảo vệ phần ruột bên trong khỏi thuốc trừ sâu.

2. Cải cầu vồng

(Teleginatania/iStock)
Cải cầu vồng (Teleginatania/iStock)
Cải cầu vồng thuộc gia đình nhà rau chân vịt, cùng họ với củ cải và rau bi-na. Đây là nguồn cung cấp vitamin C, E và A tuyệt vời (dưới dạng beta-carotene) cùng với các khoáng chất mangan và kẽm. Khi ăn cải cầu vồng, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ khả năng chống oxy hóa và kháng viêm của nó.
Theo báo cáo của tổ chức George Mateljan Foundation:
“Các thành phần dưỡng chất thực vật có trong cải cầu vồng thậm chí còn lớn hơn rất nhiều so với những phán đoán ban đầu của các nhà nghiên cứu, ngày nay người ta phát hiện khoảng ba chục dưỡng chất thực vật chống oxy hóa có trong cải cầu vồng, trong đó có các betalain (bao gồm cả betacyanin và betaxanthin) và các epoxyxanthophyll. Nhiều dưỡng chất thực vật chống oxy hóa giúp cho cải cầu vồng có màu sắc rực rỡ ở cuống, thân và gân lá”.
Các sắc tố betalin có trong cải cầu vồng (cũng tìm thấy trong củ cải đường) hỗ trợ quá trình thải độc giai đoạn 2 của cơ thể, có tác dụng phá vỡ các độc tố đang gắn kết với các phân tử khác, để chúng có thể đào thải ra khỏi cơ thể của bạn. Cải cầu vồng còn chứa một loạt những chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm lượng lớn magiê và vitamin K1, có tác dụng hỗ trợ sức khỏe của xương.
Ngoài ra, cải cầu vồng còn chứa flavonoid, được gọi là acid syringic, có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường, cùng với kaempferol, flavonol có thể giúp chống lại ung thư và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch.

3. Tỏi

Garlic is effective against notoriously resistant strains of bacteria like staphylococcus and salmonella. (eyewave/Photos.com)
Tỏi nổi tiếng là hiệu quả trong phòng chống các chủng vi khuẩn kháng thuốc như tụ cầu khuẩn và khuẩn salmonella. (eyewave/Photos.com)
Tỏi rất giàu mangan, canxi, phốt pho, selen và vitamin B6 và C, nên rất có lợi cho xương, cũng như tuyến giáp của bạn. Người ta cho rằng nhiều công dụng điều trị của tỏi xuất phát từ các hợp chất chứa lưu huỳnh của nó, chẳng hạn như chất allicin, là chất làm cho tỏi có một mùi vị rất đặc trưng.
Các hợp chất tăng cường sức khỏe khác bao gồm oligosaccharides, protein giàu arginine, selenium và flavonoids. Có nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của tỏi với trên 160 loại bệnh khác nhau. Nhìn chung, các lợi ích của tỏi được phân thành 4 nhóm chính:
  • – Giảm viêm (giảm nguy cơ viêm xương khớp và các bệnh khác liên quan đến viêm);
  • – Tăng cường chức năng miễn dịch (kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus và các đặc tính chống ký sinh trùng);
  • – Cải thiện sức khỏe tim mạch và tuần hoàn (bảo vệ chống đông máu, làm chậm mảng bám, cải thiện lipid và hạ huyết áp);
  • – Là độc tố đối với 14 loại tế bào ung thư (bao gồm cả não, phổi, vú, dạ dày và tuyến tụy)
Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng chống lại các vi khuẩn kháng thuốc, nghiên cứu đã tiết lộ rằng khi allicin tiêu hóa trong cơ thể của bạn, nó sản sinh axit sulfenic, một hợp chất phản ứng với các gốc tự do nguy hiểm, nhanh hơn bất kỳ hợp chất nào khác.

4. Rau mầm

The sprouting process releases enzymes that make food naturally easier to digest. (Robyn Mackenzie/iStock/Thinkstock)
Quá trình nảy mầm sản sinh enzym, là chất làm cho thức ăn dễ dàng tiêu hóa một cách tự nhiên. (Robyn Mackenzie/iStock/Thinkstock)
Rau mầm có thể cung cấp một số dưỡng chất ở mức cao nhất, bao gồm vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và enzyme, giúp bảo vệ chống lại các gốc tự do.
Chẳng hạn như mầm bông cải xanh tươi, tốt hơn nhiều so với bông cải xanh bình thường, do đó cho phép bạn ăn với số lượng ít hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mầm bông cải xanh ba ngày tuổi chứa glucoraphanin – một hợp chất chemoprotective – nhiều gấp 10-100 lần so với bông cải trưởng thành.
Hợp chất glucoraphanin còn có tác dụng bảo vệ chống lại các chất ô nhiễm độc hại bằng cách cải thiện khả năng bài tiết của cơ thể. Glucoraphanin cũng đã được chứng minh có khả năng bảo vệ chống lại bệnh ung thư.
Rau mầm rất kinh tế (rẻ hơn đến 90% hoặc nhiều hơn nữa) nếu tự trồng ở nhà, vì vậy tôi khuyên các bạn nên tự trồng rau mầm cung cấp cho gia đình. Hãy thử bắt đầu bằng mầm bông cải xanh, mầm cải xoong và mầm hướng dương.

5. Các loại nấm

(Lisovskaya/iStock)
Bên cạnh ưu điểm giàu protein, chất xơ, vitamin C, vitamin B, canxi và khoáng chất, nấm còn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời. (Lisovskaya/iStock)
Bên cạnh ưu điểm giàu protein, chất xơ, vitamin C, vitamin B, canxi và khoáng chất, nấm còn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời. Nó chứa polyphenol và selen – rất phổ biến trong thế giới thực vật, cũng như các chất chống oxy hóa chỉ thấy trong nấm.
Một trong những chất chống oxy hóa nói trên là ergothioneine, hiện nay đã được các nhà khoa học công nhận là “chất chống oxy hóa bậc thầy”. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature có đề cập đến tầm quan trọng của ergothioneine, là chất chỉ tìm thấy trong nấm, được mô tả như “chất dẫn xuất chứa lưu huỳnh hiếm thấy của các axit amin, histidine”, nó đóng vai trò cực kỳ đặc biệt, giúp bảo vệ DNA khỏi các tổn thương do oxy hóa.
Ngoài ra, nấm còn cung cấp một số chất tăng cường miễn dịch hiệu quả nhất, đây chính là lý do tại sao nó rất có lợi trong cả ngăn ngừa và điều trị ung thư.
Các polysaccharides chuỗi dài, đặc biệt là phân tử alpha và beta glucan, chịu trách nhiệm chính về hiệu quả của nấm đối với hệ thống miễn dịch. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung thêm một hoặc hai khẩu phần nấm khô sậm màu rất có lợi cho sức khỏe, nó điều chỉnh tác động trên chức năng hệ miễn dịch.

6. Cải xoăn

Kale smoothie (Lecic/iStock)
Sinh tố cải xoăn (Lecic/iStock)
Chỉ một chén cải xoăn cơ thể của bạn sẽ tràn ngập các loại vitamin kháng bệnh như vitamin K, A, B, C và một lượng lớn mangan, đồng, chất xơ, canxi và kali. Với mỗi khẩu phần cải xoăn, bạn sẽ nhận được hơn 45 flavonoit đơn nhất, trong đó có cả lợi ích chống oxy hóa và kháng viêm.
Cải xoăn cũng là nguồn cung cấp sulforaphane và indole-3-carbinol chống ung thư tuyệt vời. Đến nay, cải xoăn đã được chứng minh làm giảm ít nhất năm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, trong đó có ung thư bàng quang, ung thư vú, ruột kết, buồng trứng và tiền liệt tuyến. Các glucosinolate có trong cải xoăn và các loại rau họ cải khác được phân nhỏ thành các hợp chất giúp bảo vệ DNA khỏi bị tổn thương.
Một số nghiên cứu cho rằng ăn cải xoăn sống là tốt nhất để phòng ngừa ung thư, nhưng một số nghiên cứu khác lại cho rằng nấu chín tới mới là tốt nhất, một phần vì nó tăng cường khả năng liên kết acid mật ở đường tiêu hóa, từ đó giúp các axit mật dễ dàng thực hiện chức năng bài tiết của cơ thể, nó không chỉ có tác động tích cực trong chuyển hóa cholesterol, mà còn tác động đến nguy cơ gây ung thư (các acid mật có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ ung thư).

7. Rau bina

Light salad with spinach and strawberries.
Rau bina rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, bao gồm acid folic, vitamin A, sắt, kali, canxi, kẽm và selen.
Rau bina  rất giàu vitamin, khoáng chất, và chất chống oxy hóa, bao gồm acid folic, vitamin A, sắt, kali, canxi, kẽm và selen. Rau bina còn chứa chất flavonoit có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, đồng thời có công dụng kháng viêm và hỗ trợ chống oxy hóa. Theo báo cáo của Tổ chức George Mateljan Foundation:
“Hỗn hợp các chất dinh dưỡng có trong rau bina giúp nó có được vị trí độc tôn trong số những thực phẩm có chất chống oxy hóa và kháng viêm, hợp chất dinh dưỡng thực vật khác thường của rau bina đã cấu tạo nên các thành phần chống lão hóa và kháng viêm.
Nhắc đến flavonoit, thì rau bina là nguồn cung cấp độc đáo chất glucuronide methylenedioxyflavonol. Còn đối với carotenoit, rất khó có thể tìm ra nguồn lutein và zeaxanthin nào hữu ích hơn. Các epoxyxanthophyll carotenoid neoxanthin và violaxanthin cũng là các thành phần có tác dụng tích cực được tìm thấy trên lá rau bina”.

8. Cải rổ

Vegan Taco Wrap: Seasoned nut loaf, guacamole, romaine lettuce, salsa & almond nut cheese wrapped in a collard leaf. (graytown/iStock)
Cuốn Taco chay: bánh mì hạt mặn, sốt guacamole, xà lách romaine, phô mai hạt hạnh nhân và sốt salsa cuốn trong lá cải rổ. (graytown/iStock)
Cải rổ có họ hàng rất gần với cải xoăn, chúng rất giống nhau về mặt dinh dưỡng. Giàu vitamin K và dinh dưỡng thực vật – axit caffeic, axit ferulic, quercetin và kaempferol – cải rổ giúp làm giảm sự suy yếu của tế bào do oxy hóa trong quá trình chống viêm nhiễm. Cải rổ chứa glucosinolate, còn gọi là glucobrassicin – có thể chuyển hóa thành phân tử đồng phân thiocyanate – gọi là indole-3-carbinol, hoặc I3C, một hợp chất có khả năng kích hoạt và ngăn chặn phản ứng viêm ở giai đoạn đầu.
Các loại dinh dưỡng thực vật khác có trong rau cải rổ, như diindolylmethane và sulforaphane, đã được chứng minh lâm sàng có khả năng chống lại các tế bào ung thư vú, tiền liệt tuyến, ung thư buồng trứng, cổ tử cung và ung thư ruột kết, giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư và thậm chí giúp ngăn chặn sự hình thành ngay từ ban đầu. Đáng chú ý hơn nữa, cải rổ đặc biệt có hàm lượng chất xơ cao, với hơn 7 gram mỗi cup (1), rất lý tưởng để hỗ trợ tiêu hóa. Chúng cũng đặc biệt hữu ích trong việc duy trì hàm lượng cholesterol lành mạnh. Theo Tổ chức George Mateljan Foundation:
“Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cải rổ hấp tốt hơn cải xoăn, cải xanh, bông cải xanh, cải Brussels và cải bắp hấp, đối với khả năng liên kết các acid mật trong đường tiêu hóa. Các acid mật được tiết ra một cách dễ dàng hơn khi hình thành sự liên kết các acid mật. Bởi acid mật được hình thành từ cholesterol, tác động gián tiếp từ sự liên kết acid mật là làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Đáng chú ý là cải rổ hấp có khả năng liên kết các acid mật lớn hơn nhiều so với cải rổ sống”.
Muốn cải rổ có hương vị và cung cấp dưỡng chất tốt nhất, bạn nên chọn phần lá hơi nhỏ hơn so với lớp lá cứng bên ngoài. Nếu bạn không biết chắc cách chế biến, hãy thử công thức chế biến cải rổ trong 5 phút này nhé.

9. Cà chua

(OlgaMiltsova/iStock/Thinkstock)
Ngoài giảm nguy cơ đột quỵ, lycopene từ cà chua (kể cả nước sốt cà chua hữu cơ không đường) cũng được xem rất hữu ích trong việc điều trị ung thư tiền liệt tuyến. (OlgaMiltsova/iStock/Thinkstock)
Cà chua, đặc biệt là cà chua hữu cơ – vốn nhiều chất dinh dưỡng, gồm các hóa chất thực vật khác nhau, đem đến một loạt lợi ích cho sức khỏe. Cà chua là nguồn cung cấp hoàn hảo các chất lutein, zeaxanthin và vitamin C (tập trung nhiều nhất ở phần ruột mềm như thạch bao quanh hạt), cũng như các vitamin A, E và các vitamin B, kali, mangan và phốt pho. Một số dưỡng chất thực vật có trong cà chua ít được nhắc đến hơn như:
  • – Flavonol: rutin, kaempferol và quercetin
  • – Flavonones: naringenin và chalconaringenin
  • – Axit Hydroxycinnamic: axit caffeic, axit ferulic, và axit coumaric
  • – Glycosides: esculeoside A
  • – Các chất dẫn xuất acid béo: acid 9-oxo-octadecadienoic
Cà chua còn là nguồn tập trung lycopene rất lớn – là chất chống oxy hóa carotenoid, giúp các loại trái cây và rau quả như cà chua và dưa hấu có màu hồng hoặc màu đỏ. Tác động chống oxy hóa của lycopene từ lâu đã được thừa nhận mạnh hơn các carotenoid khác như beta-carotene và nó còn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ và ung thư như một số nghiên cứu đã cho thấy.
Ngoài tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ, lycopene từ cà chua (kể cả nước sốt cà chua hữu cơ không đường) cũng được xem là có tác động tích cực trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến. Thật thú vị, khi nấu chín, tính khả dụng sinh học của lycopene lại tăng chứ không giảm chút nào, nấu chín cà chua, như nước sốt cà chua là một lựa chọn đặc biệt lành mạnh.

10. Bông cải trắng (súp lơ)

(anna1311/iStock)
Bông cải trắng có khả năng giúp cơ thể của bạn thải độc (anna1311/iStock)
Một khẩu phần bông cải chứa đến 77% lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày. Bông cải là nguồn cung cấp dồi dào vitamin K, protein, thiamin, riboflavin, niacin, magiê, phốt pho, chất xơ, vitamin B6, folate, pantothenic acid, kali và mangan. Không những vậy, nó còn là nguồn cung cấp choline, tuyệt vời – là một loại vitamin B được biết đến với vai trò hỗ trợ sự phát triển của não bộ, giàu chất dinh dưỡng kháng viêm, giúp duy trì sự kiểm soát tình trạng viêm, trong đó có I3C, có thể tác động ở mức độ di truyền để giúp ngăn ngừa các phản ứng viêm ở cấp độ căn bản. Các hợp chất có trong bông cải cũng cho thấy tác dụng chống ung thư. Theo thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia:
“Indoles và isothiocyanates được tìm thấy trong bông cải có tác dụng như chất ức chế sự phát triển của bệnh ung thư trên một số cơ quan ở chuột, bao gồm bàng quang, vú, đại tràng, gan, phổi và dạ dày.”
Bông cải cũng giúp cơ thể có khả năng thải độc bằng nhiều cách. Nó chứa chất chống oxy hóa hỗ trợ thải độc giai đoạn 1, cùng với các chất dinh dưỡng chứa lưu huỳnh – rất quan trọng cho các hoạt động thải độc giai đoạn 2. Đồng thời, các glucosinolate có trong bông cải cũng kích hoạt các enzym thải độc. Bông cải còn là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, rất có lợi cho tiêu hóa. Hơn nữa, nhờ tính linh hoạt tuyệt vời mà bông cải trở nên thực sự hấp dẫn. Bạn có thể ăn sống, trộn cùng salad, hay nấu chín. Thậm chí có thể chế biến bằng cách nêm gia vị và nghiền thành món “khoai tây” nghiền nhưng lành mạnh hơn nhiều. Theo Tổ chức George Mateljan Foundation:
“Các nhà nghiên cứu khẳng định sulforaphane hình thành từ glucosinolate có trong súp lơ (glucoraphanin) có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày của bạn. Sulforaphane có nhiều lợi ích trong việc ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày hoặc bám quá nhiều trên thành dạ dày của bạn”.

11. Hành tây

(wmaster890/iStock)
(wmaster890/iStock)
Cho đến nay, hành tây đã được chứng minh có rất nhiều lợi ích; nó có khả năng kháng dị ứng, kháng histaminic, kháng viêm và chống oxy hóa, tất cả trong một thể thống nhất. Polyphenol là những hợp chất thực vật được công nhận có đặc tính phòng ngừa bệnh tật, chống oxy hóa và chống lão hóa. Hành tây có nồng độ polyphenol đặc biệt cao, hơn cả tỏi, tỏi tây, cà chua, cà rốt và ớt chuông đỏ.
Đặc biệt, hành tây rất giàu flavonoid polyphenol gọi là quercetin. Quercetin là một chất chống oxy hóa mà nhiều người tin rằng có thể ngăn ngừa sự phóng thích histamin – nên những loại thực phẩm giàu quercetin là chất “kháng histamine tự nhiên”. Hành tây chứa một lượng lớn hợp chất chống ung thư, trong đó có quercetin, đã được chứng minh làm giảm khối u ung thư giai đoạn đầu, cũng như kiềm chế sự phát triển của các tế bào ung thư buồng trứng, vú và ruột kết. Những người ăn nhiều hành tây, cũng như các loại rau trong nhóm allium (2) khác, ít có nguy cơ mắc các loại ung thư như:
  • – Tiền liệt tuyến và vú
  • – Buồng trứng và màng dạ con
  • – Ruột kết – trực tràng và dạ dày
  • – Thực quản và thanh quản
  • – Biểu mô tế bào thận

12. Cá hồi Alaska đánh bắt tự nhiên

(klenova/iStock)
(klenova/iStock)
Cá hồi cung cấp chất béo omega-3 là eicosapentaenoic acid (EPA) và docosahexaenoic acid (DHA), chúng có thể có ích trên nhiều mặt của sức khỏe, từ hệ thống tim mạch, sức khỏe hành vi và tâm thần, cho đến sức khỏe tiêu hóa của bạn. Thậm chí nó có thể ngăn ngừa nguy cơ chết yểu. Nghiên cứu cho thấy sử dụng dầu cá như cá hồi Alaska đánh bắt tự nhiên một đến hai lần mỗi tuần có thể tăng tuổi thọ của bạn hơn hai năm và giảm 35% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Cá hồi còn chứa chất chống oxy hóa astaxanthin, từng được ca ngợi như một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất từ trước tới nay do khả năng chặn đứng đồng thời nhiều gốc tự do khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó mạnh hơn các chất chống oxy hóa carotenoid khác, như vitamin E, beta-carotene và lycopene.
Astaxanthin cũng có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe tim mạch, mắt và não, cũng như làm dịu các cơn đau mãn tính. Bí quyết ăn cá ngày nay là chọn những loại cá có hàm lượng cao loại chất béo lành mạnh omega-3, ít bị nhiễm các chất độc hại. Cá hồi Alaska đánh bắt tự nhiên (KHÔNG phải cá nuôi) phù hợp với điều kiện này và là một trong số ít các loại cá mà tôi còn khuyên bạn nên ăn.

13. Trứng gia cầm hữu cơ chăn thả

(librakv/iStock)
(librakv/iStock)
Protein rất cần thiết để xây dựng, duy trì và tái tạo các mô trong cơ thể của bạn, bao gồm cả làn da, các cơ quan nội tạng và cơ bắp. Protein cũng là thành phần chính của hệ thống miễn dịch và nội tiết tố. Trong số các protein được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, chỉ có thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt và trứng chứa “protein hoàn chỉnh”, nghĩa là chúng có chứa tất cả các axit amin thiết yếu. Trứng cũng chứa lutein và zeaxanthin, rất tốt cho sức khoẻ của mắt, choline tốt cho não bộ, hệ thống thần kinh, tim mạch và chúng cũng là nguồn cung cấp B12 tự nhiên.
Trứng tràn đầy dinh dưỡng lành mạnh, miễn là nó có nguồn gốc từ gà chăn thả hữu cơ. Sự khác biệt về dinh dưỡng giữa trứng gà chăn thả thật và trứng gà nuôi thương mại là kết quả của chế độ nuôi dưỡng khác nhau giữa hai nhóm gà. Bạn có thể nhận ra trứng gà thả vườn hay gà chăn thả bởi màu sắc của lòng đỏ trứng. Những con gà mái tự bới tìm thức ăn thường đẻ những quả trứng có lòng đỏ cam tươi sáng. Nếu lòng đỏ màu vàng nhạt, đục là dấu hiệu chắc chắn rằng bạn đang sử dụng trứng của những con gà nuôi nhốt công nghiệp, không được tự tìm kiếm thức ăn một cách tự nhiên. Nguồn trứng tươi tốt nhất là từ những con gà mái nuôi thả của những người nông dân địa phương.

14. Dầu dừa hữu cơ

 (joannawnuk/iStock)
(joannawnuk/iStock)
Bên cạnh công dụng tuyệt vời đối với tuyến giáp và sự trao đổi chất của cơ thể, dầu dừa rất giàu axit lauric, nó biến đổi thành monolaurin trong cơ thể, là một monoglyceride có khả năng tiêu diệt virus lipid-Coated như HIV và herpes, cúm, sởi, vi khuẩn gram âm và động vật nguyên sinh như Giardia lamblia. Chuỗi acid béo trung bình của nó (MCTs) cũng đem lại một số lợi ích sức khỏe phổ biến, như tăng cường trao đổi chất và chống lại các tác nhân gây bệnh.
Một phát hiện thú vị gần đây là dầu dừa có thể được sử dụng như là một phương pháp điều trị tự nhiên cho căn bệnh Alzheimer, vì MCTs cũng là nguồn cung cấp xeton quan trọng cho các cơ quan trong cơ thể, nó có tác dụng như một nguồnthay thế cung cấp nhiên liệu cho não, có thể giúp ngăn chặn sự teo não liên quan đến chứng mất trí nhớ. Dầu dừa rất dễ dàng hấp thu qua hệ tiêu hóa và không gây nên đột biến insulin trong máu, vì vậy để tăng cường năng lượng một cách nhanh chóng, đơn giản là bạn có thể ăn một thìa dầu dừa hoặc nêm vào đồ ăn của mình.
Hãy chắc chắn rằng bạn chọn một loại dầu dừa hữu cơ, chưa qua tinh chế, không tẩy trắng, được ép lạnh, không qua xử lý nhiệt hoặc hóa chất và không chứa các thành phần biến đổi gen. Ngoài việc uống trực tiếp và chế biến đồ ăn, dầu dừa còn có vô số công dụng khác –  từ các ứng dụng làm đẹp tại chỗ cho đến điều trị sơ cứu và làm sạch nhà nói chung.

15. Các loại hạt


(tashka2000/iStock)
(tashka2000/iStock)
Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy các loại hạt có thể giúp bạn sống lâu hơn và thậm chí còn hỗ trợ giảm cân. Không quá ngạc nhiên khi nhìn nhận thực tế là các loại hạt có nhiều chất béo lành mạnh, khác với lối nghĩ thông thường, cơ thể của bạn cần chúng để tối ưu hóa các chức năng. Loại hạt yêu thích của tôi là macadamia và hồ đào, vì chúng cung cấp hàm lượng chất béo lành mạnh cao nhất trong khi duy trì calori và protein ở mức thấp hơn. Loại axit béo chính yếu có trong hạt macadamia là axit béo oleic không bão hòa đơn (khoảng 60%). Đây là hàm lượng tìm thấy trong dầu ô liu, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe.

Và một loại thực phẩm nữa: nước hầm xương

Nước hầm xương có chứa một loạt các chất dinh dưỡng có giá trị khác nhau, trong đó có canxi, collagen và tủy xương, cơ thể của bạn có thể dễ dàng hấp thụ và sử dụng. Nước hầm xương tự làm có thể giúp giảm đau và viêm khớp, giúp xương chắc khoẻ, thúc đẩy tăng trưởng tóc và móng.
*(1) cup: là đơn vị đo lường trong nấu ăn
*(2) allium: là nhóm rau có chứa các chất kháng viêm quan trọng như hành các loại, hẹ, tỏi,…
Giản Kim Dung Sưu Tầm

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Nghiệp Theo Ta Như Bóng Với Hình



Chúng ta muốn được phước báo tốt, sống đời hiền thiện, đạo đức, thì phải cố gắng tu trong mọi hoàn cảnh, đừng chờ đến chùa rồi mới tu. Tu như vậy là không thực tế. Một tháng chúng ta đến chùa được mấy ngày? Không lẽ không đến chùa là không tu được hay sao?

Quý Phật tử hãy nên suy nghĩ chín chắn chỗ này. Tu chính là nền tảng vững chắc để xây dựng hạnh phúc gia đình và xã hội. Một giờ tu là một giờ hạnh phúc, một ngày tu là một ngày an lạc, giác ngộ, giải thoát ngay tại đây và bây giờ.

Trong đời, ta thấy có người hay làm những việc xấu ác, bất thiện, bất nhân, bất nghĩa, mà họ vẫn khoẻ mạnh, giàu có, không gặp hoạn nạn, là do nhiều đời, nhiều kiếp, họ đã gieo trồng quá nhiều nghiệp lành, tích luỹ nghiệp tốt của họ trong quá khứ còn nhiều, nên những nghiệp xấu ác họ đã gây trong đời hiện tại chưa đủ sức chi phối.

Có người thắc mắc cho rằng, tại sao có người suốt đời toàn làm điều ác, mà họ vẫn sống đầy đủ, giàu có, chẳng thiếu một thứ gì. Vậy luật nhân quả nghiệp báo có chuẩn xác và công bằng hay không? Trong kinh Phật dạy rất rõ ràng, “nếu làm thiện sẽ được quả báo vui, làm ác thì bị quả báo khổ”.

Bởi tích luỹ nghiệp và cận tử nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đối với người sắp lâm chung. Người làm ác mà vẫn sống phây phây là do tích luỹ nghiệp thiện lành của họ quá nhiều. Phật thường nói về nhân-duyên-quả, có nhân thì phải có duyên, đủ duyên thì chiêu cảm quả báo. Nhưng nhân quả có thể thay đổi được, nếu không chúng ta tu cũng tốn công, vô ích thôi.

Tu là mục đích chuyển khổ thành vui, chuyển xấu thành tốt, chuyển mê thành ngộ. Như khi xưa ta chưa biết tu nên hay hút thuốc, uống rượu; nay nhờ biết tu, nên mình không uống rượu, hút thuốc nữa, vậy không phải đã chuyển là gì. Bỏ thuốc, bỏ rượu là do ta bỏ, chứ đâu có ông thần linh thượng đế nào giúp cho mình làm được điều này.

Muốn được trọn vẹn đường tu, chúng ta phải thường xuyên sám hối, quyết tâm chừa bỏ lỗi lầm, phát nguyện đời đời kiếp kiếp đi theo con đường Phật đạo. Chúng ta phải phát nguyện mãnh mẽ và ý thức rằng, làm ác sẽ chịu quả báo khổ đau trong hiện tại và mai sau, nhờ vậy mình mới đủ sức vượt qua cạm bẫy cuộc đời.

Phát nguyện để làm mới lại chính mình và tin sâu Tam bảo, giúp chúng ta có đủ niềm tin trên bước đường tu học. Mỗi khi gặp điều bất hạnh, ta biết đó là nghiệp xấu quá khứ còn rơi rớt lại, nên không thối chí, nản lòng, mà còn cố gắng nhiều hơn để vượt qua cạm bẫy cuộc đời. 

Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên,
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền,
Trong nhà có báu, thôi tìm kiếm,
Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền.

Chúng ta hãy nên bắt chước ông vua Thiền sư Phật hoàng Trần Nhân Tông, xem ngai vàng như dép rách, chẳng màng đến vinh hoa phú quý, một lòng nhất tâm tu hành, buông xả quyền cao chức trọng, để sống đời trong sạch, giải thoát.

Thời Phật còn tại thế, vua Ma Ha Nam- con của Cam Lộ Phạm Vương, là em nhà chú bác với đức Phật, ông tu tại gia, giữ năm giới, tu thập thiện, thọ bát quan trai. Một hôm, ông đến gặp đức Phật và bạch rằng, “Bạch Thế Tôn, con giữ gìn năm giới, tu thập thiện, thọ bát quan trai thường xuyên như vậy, nếu chẳng may con bị chết bất đắc kỳ tử, sau khi chết, con sẽ tái sanh được chỗ tốt đẹp hay không?”

Đức Phật không trả lời mà hỏi lại ông, “Như có một cây cổ thụ thân và cành nghiêng hẳn về một bên, vậy khi cưa gốc, cây đó sẽ ngã về bên nào?” Vua Ma Ha Nam trả lời, “Dạ thưa Thế Tôn, cây sẽ ngã về phía đang nghiêng”. “Cũng vậy, bình thường nhà vua hay làm điều lành, giữ giới liên tục, không gián đoạn, khi gặp tai nạn bất thường, tuy có hơi bị khủng hoảng đôi chút, nhưng do nghiệp thiện tích luỹ quá nhiều, nên sẽ được sinh về cảnh giới an lành, nhà vua khỏi phải lo lắng, sợ hãi mà cứ yên tâm”.

Người tu hành chân chính phải biết tích luỹ nghiệp lành khi còn trẻ khoẻ, chứ không phải chờ đến tuổi già, sức yếu, rồi mới làm lành, lánh dữ, và tu hành, thì e rằng không còn kịp nữa. Tránh dữ, làm lành là phương pháp sống của người Phật tử, hễ khi có cơ hội và nhân duyên thì mình phát tâm làm ngay dù việc lớn hay nhỏ.

Cho nên, tu là phải chịu khó hành trì bền bỉ từ khi còn trẻ, ta chỉ làm một việc là kiểm soát chặt chẽ từ ý nghĩ cho đến lời nói và hành động cho được thuần nhất, không làm tổn hại cho mình và người.

Cận tử nghiệp đối vối việc tái sinh trong đời sau rất quan trọng. Một người trong đời đã làm nhiều việc thiện lành, tốt đẹp, nhưng đến lúc sắp lâm chung lại khởi lên tâm niệm xấu ác, hay oán giận ai, thì chưa chắc được sinh về cõi an lành. Ngược lại, ai trong đời lỡ tạo một vài nghiệp ác, đến lúc sắp lâm chung mà biết khởi tâm niệm lành mạnh mẽ, người ấy có thể chuyển được nghiệp xấu và sanh về cảnh giới an lành. Bởi nghiệp không cố định, nên ta có thể chuyển hoá và thay đổi chúng.

Qua câu chuyện trên, đức Phật đã chỉ ra cho ta một bài học quý báu về tích luỹ nghiệp, chúng ta phải thường xuyên huân tập việc tốt bền bỉ, lâu dài. Lúc nào, ta cũng ý thức việc làm ác sẽ gây quả xấu cho mình trong hiện tại và mai sau, nên không dám lơ là, buông lung, mà luôn cố gắng tinh cần chuyển hóa chúng khi còn trong trứng nước, tu hành như vậy ta mới có thể làm chủ tâm mình trước lúc lâm chung.

Cận tử nghiệp có thể chuyển hoá được các nghiệp xấu ác ta đã gây tạo ra từ trước. Nếu trước đây, chúng ta đã từng làm những việc xấu ác, đến lúc gần chết mình biết hồi đầu chuyển hướng, khởi tâm niệm lành mạnh mẽ, nhờ tâm niệm đó, mình có thể được sanh về chỗ an vui, hạnh phúc.

Ngoài việc tích luỹ nghiệp lành, người Phật tử còn phải biết tu hạnh buông xả. Nghĩa là không chấp trước vào việc làm thiện lành của mình. Người chấp trước vào việc tốt mà mình đã làm thì dễ sanh tâm ngã mạn, lúc gặp duyên xấu không làm chủ được bản thân, hay bị người khác xúi giục làm điều xấu ác không cưỡng lại được, biết xấu mà vẫn làm, biết mà cố phạm, vì thói xấu đã được thuần thục.

Thích Đạt Ma Phổ Giác
Trích theo: Đạo Phật Ngày Nay
Sưu tầm: Tuệ Nghiêm

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Hạnh Phúc Là Khi...




Hạnh phúc là khi biết trở về
Từ hun hút mộng nẻo sơn khê
Từ trong tăm tối bao mờ mịt
Chợt ánh dương bừng soi bến mê .

Hạnh phúc là khi biết được Người
Đôi bàn tay nhỏ biết buông lơi
Những ngọn gió trần.. thôi vướng bận
Mặc nắng, mưa qua giữa cuộc đời..

- Xưa là hạnh phúc bên kia núi
Là..'' cỏ bên đồi ngan ngát xanh ''
Ngày nay chưa sống, mơ ngày tới
Thực tại vùi quên rất đoạn đành.

Hạnh phúc giờ đây buổi sớm mai
Mỉm cười nhận diện lá hoa phai
Mùa thu đã đến trong thầm lặng
Bên những dòng xe nối miệt mài..

Thanh thản là khi tóc đổi màu
Hiểu ngày sắp tới sẽ về đâu..
Biết trăm năm hẹn cùng sương khói
Vạn sự trôi về nơi bể dâu..

Hạnh phúc là khi giữa đổi thay
Lắng yên - trọn vẹn phút giây này..
Ngắm bình minh đến, hoàng hôn lại
Thả hết ưu phiền.. theo gió bay..


Như Nhiên
Thích Tánh Tuệ
Trích từ: Đạo Phật Ngày Nay
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Tuyển Tập Thư Thầy số 24 - 25




[Thư số24]



Ngày ..... tháng ..... năm .....

HP con,

Thầy đã nhận được thư con viết trong kỳ coi thi vừa qua. Ðáng lẽ Thầy trả lời để gửi ra nhân TH và YT về Ðà Nẵng nhưng rồi đến bây giờ Thầy mới viết được.

Ðọc thư con Thầy vui lắm, thư con viết rõ ràng và chân thực chứng tỏ rằng con thành tâm học đạo. Con đã trình bày rất thành thực về những niềm tin của con trước đây, về những gì con học hỏi được qua lần tiếp xúc đầu tiên với Thầy và qua bức thư ngắn Thầy viết cho các con.

Trước đây con cũng không hiểu sai khi suy nghĩ: "Ðạo Phật là gì đó hết sức thiêng liêng cao quý... là nơi nhìn thấu suốt mọi điều của cuộc sống đúng sai, thật giả... và con người trước tượng đài uy nghiêm của Ðức Phật không thể để điều ác lấn điều thiện, không thể có những bóng dáng lừa đảo, dối trá trong ý nghĩ của mình..." và với niềm tin như vậy "đã có lúc con nguyện cầu thành khẩn mong gia đình và tất cả những người thân quen luôn luôn được bình an. Ðó là lúc con cảm thấy con người sao quá bé nhỏ với thiên nhiên, con linh cảm đến những điều bất trắc... và con đã gởi gắm bao điều mong ước tốt lành cầu mong đấng vô hình che chở cho những người thân yêu..."

Ý nghĩ đó cũng thật là dễ thương dù có hơi mơ hồ huyền hoặc. Chính ý nghĩ đó của chúng sinh đã làm xúc động lòng từ của chư Bồ Tát, và các Ngài xuất hiện ở đời để chỉ bày con đường thoát khổ.

Ðó là hình ảnh Ðạo Phật của những người đức tin, lý tưởng, thi vị, linh thiêng và mơ mộng. Nhưng cũng chính niềm tin ấy đã xoa dịu biết bao nhiệt não khổ đau của cuộc đời, đã đem đến cho đời ít nhiều an ổn, hạnh phúc và hướng thượng.

Ngày nay khi con đã nhận chân được con đường thoát khổ, con đã biết tự mình giác ngộ, tự mình chế ngự, tự mình chọn lựa thiện ác, đúng sai... lúc đó một Ðức Phật trong con vẫn uy nghiêm không để điều ác lấn điều thiện không có bóng dáng lừa đảo, dối trá trong ý nghĩ của con... Thì ra những mơ mộng lúc đầu trong niềm tin của con cũng không sai mấy, bây giờ nó chỉ thực hơn, rõ hơn mà thôi, phải không con?

Và rồi lúc đó con vẫn tiếp tục thấy chân lý thật là vô biên đối với những tư kiến, tư dục nhỏ bé của con người, tấm lòng con sẽ cởi mở bao dung thương yêu muôn loài... Con muốn bình an hãy đến với mọi loài, con mong mọi người thấy rõ con đường thoát khổ.

Ðó là hình ảnh Ðạo Phật của những người đang thoát xác Ðức Tin để đi vào con đường Trí Tuệ. Ở đây, Ðạo Phật được thể hiện một cách rõ ràng thiết thực, bằng những bước đi, những hơi thở, những cảm giác, những suy tư tràn đầy chân lý sáng suốt - định tĩnh - trong lành. Giải thoát và bình an nằm ngay nơi những hơi thở, những bước đi hiện thực đó, phải không con? nhưng muốn thể hiện chân lý và hạnh phúc như vậy phải trải qua một quá trình tu tập từ tự tri, tự giác, tự chủ, tùy dụng đến vị tha, nói chung là con đường tự giác giác tha.

1) TỰ TRI: Là giai đoạn tập quay lại với chính mình (Chánh niệm) và tự soi sáng mình (Tỉnh Giác) trong từng hành động của thân và khẩu, trong từng cảm giác khổ, vui... trong từng tình cảm ưa ghét... trong từng ý hướng thiện ác thị phi... Có tự tri mới khám phá ra được mọi khía cạnh, mọi vận hành, mọi trạng thái của thân tâm, xưa nay bị phủ kín trong rừng vô minh ái dục. Có tự tri mới "không ngờ tự tánh mình vốn tự đầy đủ, tự tánh có thể sinh muôn pháp, tự tánh vốn tự thanh tịnh, tự tánh vốn không sinh diệt..."

2) TỰ GIÁC: Khi đã tự tri đúng pháp, con bắt đầu thấy rõ những nguyên nhân vi tế, ẩn kín và sâu xa nhất của luân hồi sinh tử và thanh tịnh Niết-bàn. Nghĩa là con thấy rõ đây là khổ, đây là nguyên nhân vi tế của sự khổ, đây là tịch tịnh giải thoát, đây là con đường thể hiện tịch tịnh giải thoát ngay nơi mỗi động tịnh vi tế của thân tâm con. Ðức Phật dạy khi nào một người thấy được tự nơi mình "đây là sinh, đây là diệt, đây là không sinh diệt" người ấy chứng được pháp nhãn.

3) TỰ CHỦ: Khi thấy rõ mọi động tịnh, mọi vận hành, mọi trạng thái, mọi khuynh hướng... nơi thân tâm, lại thấy sự sinh diệt và không sinh diệt của chúng, con bắt đầu có thể chế ngự các pháp ấy trong con, con làm chủ sinh tử luân hồi và đồng thời làm chủ thanh tịnh Niết-bàn, nghĩa là con không còn bị chúng sai sử và buộc ràng nữa.

4) TÙY DỤNG: Khi thoát khỏi sự ràng buộc của các hoạt động nội tâm và ngoại giới, con bắt đầu tùy nghi sử dụng các pháp đó nơi con. Lúc đó con muốn hành động, nói năng, suy nghĩ thế nào đều như ý mà không sợ sai trái... Mọi pháp tùy con sử dụng, đến đi vô ngại, tiến thoái tùy nghi.

5) VỊ THA: Tất nhiên khi con đã sử dụng thân tâm một cách nhuần nhuyễn, tròn đầy sáng suốt, định tĩnh, trong lành thì mọi động tịnh đều lợi mình, lợi người. Lúc đó con mới thực sự đem lại an lạc cho đời, giúp đời mà không làm cho đời xáo trộn.

Người đời với đầy tật đố tự cao cũng nói tới vị tha, nhưng khi còn bản ngã thì càng giúp đời càng làm cho đời đau khổ. Muốn giúp đời, muốn đem lại an lạc cho đời con phải tu tập để tự mình giác ngộ giải thoát và dẹp bỏ bản ngã trước đã.

Trong việc thể nghiệm quá trình này chánh niệm tỉnh giác đóng vai trò thực hiện. Và sáng suốt, định tĩnh, trong lành là yếu tố hướng đạo đầu tiên cho đến cuối cùng.

Những điều Thầy nói trên không phải là một công thức mà chỉ gợi ý để con dễ theo dõi tiến trình tu tập của mình mà thôi.

Chúc con tu hành tinh tấn.

Thầy.



[Thư số 25]


Ngày ...... tháng ...... năm ......

L mến,

Chà, trông L đường đường một đấng nam nhi như thế mà sao hơi yếu đó nghe! Ai lại đi mơ một cảnh Tịnh Ðộ ở ngoài cuộc đời nắng lửa như một kẻ mê tín vậy. Lại còn mê ba cái ông du Tăng trong Thiền Luận nữa chứ! Không biết các ông du Tăng ngày xưa ra sao chứ cứ mà làm biếng, vô trách nhiệm cái kiểu ông VT với một số du sĩ ngày nay thì đáng được lãnh năm bảy chục hèo mới xứng.

Thầy lại thấy khác: dường như bây giờ mất rồi cái thời mà những bậc tu hành lấy phiền não làm Bồ-đề, tức là sẵn sàng chấp nhận giáp mặt những phiền lụy với một sức mạnh chánh niệm - tỉnh giác đầy kiên định.

Ðã đành rằng cuộc đời là nắng lửa nhưng nếu ai ước mong ở ngày mai hay một nơi nào khác cái cảnh giới không còn nắng lửa thì chính đó mới là khổ sầu to lớn nhất! Giống như một người trông đợi một cái gì đó người ấy càng bồn chồn nóng nảy hơn là một kẻ đang chăm chú một công việc nặng nề, có phải thế không?

Vậy bí quyết của giải thoát không phải là ước mơ hay chạy trốn (bằng mọi hình thức) mà là phải đối mặt với chính cuộc đời. Còn đau khổ là tại vì còn có cái ta để đau khổ, mà còn cái ta để đau khổ thì dù ở bất cứ đâu cũng vẫn cứ đau khổ như thường. Người đời có câu nói rất thực tế là :

Gánh cực mà đổ lên non
Cong lưng mà chạy cực còn chạy theo

Thế mà khi ta vui lòng gánh lấy trách nhiệm, vui lòng đỡ gánh cho người khác, vui lòng từ bỏ những dục vọng ích kỷ v.v... thì ta lại thấy tất cả đều là nhẹ nhàng. Người đã thấy cái nhẹ nhàng đó sẽ đủ sức lấy phiền não làm bồ-đề. Chúa nói: "Hãy vác thập tự giá mà đi vào nước Chúa", thật ra nó có nghĩa là hãy làm tròn bổn phận với đầy đủ phiền não của nó một cách sáng suốt, định tĩnh, trong lành thì ta sẽ thấy bổn phận ấy, phiền hà ấy thật nhẹ nhàng và thật dễ thương biết bao. Và chính ở đó ta hân thưởng được sự thanh tịnh giải thoát (vào Thiên đàng) giữa những phiền não cuộc đời.

Giống như một người mẹ, có thể làm mọi việc khó khăn nhất cho đứa con nhỏ bé của mình, dù phải trải bao nhiêu gian khổ, chỉ vì ngay lúc đó bà ta đã quên mình đi trong tình thương yêu vô hạn. Nếu mọi người mà biết quên mình đi trong tình thương yêu vô hạn thì cuộc đời sẽ trở nên thiên đàng ngay lập tức dù ngay lúc đó vẫn là nắng lửa dãi dầu.

Thầy có nghe một câu chuyện nho nhỏ dễ thương về tình bạn: có một hôm, một người bạn rủ L đi uống rượu. Lúc đó có M.A ngồi chơi. M.A đã cố ý (nhưng làm như vô tình) ngồi nán lại chơi với L tới khuya, để giúp L thoát khỏi một sự cám dỗ không mấy tốt lành. Chỉ vì thương bạn, vì muốn bạn mạnh khỏe mà phải hy sinh sức khỏe của mình dù M.A vốn đã suốt ngày này qua ngày khác làm lụng cực nhọc để đỡ cho mẹ mình một gánh nặng nuôi con.

L ạ, không phải là hạnh phúc, tịnh độ hay giải thoát cho cái bản ngã của mình, mà chính phá bỏ bản ngã để làm những việc quên mình lợi người, dù nhỏ nhặt đến đâu cũng ẩn chứa một thiên đàng tuyệt diệu. Vâng, đau khổ để đem lại hạnh phúc cho người (bạn bè, cha mẹ, anh em, xóm giềng và cho cả cỏ cây, sỏi đá) đấy chính là thiên đàng tuyệt diệu.

Tuyệt diệu làm sao khi sư GÐ cố gắng lo lắng thêm một chút để chư sư được nhẹ nhàng, và sư PT cũng vậy, sư TT cũng vậy v.v... Mọi người đều gánh thêm một chút khổ đau để gánh người khác được nhẹ nhàng. Ở đây Thầy cũng không thể điềm nhiên tọa thị mà phải cố gắng thêm một chút để trợ giúp các sư... và cứ thế cuộc đời mở vòng tay lớn trong tình yêu thương xả kỷ. Không có thiên đàng nào khác ngoài sáng suốt, trong lành và tĩnh tại. Không có thiên đàng nào khác ngoài những gánh nặng mà ta vui lòng gánh vác để đem lại cho đời một niềm vui, một an ủi, một nụ cười.

Sư GÐ tặng L một số phong lan với dụng ý muốn giúp L biết thương yêu và tập dần với những bổn phận, tập dần sự chú ý, sự chăm chút, sự nhẫn nại... Nghĩa là tập chấp nhận những phiền não để nuôi dưỡng bồ-đề. Tập thấy được tình thương yêu như tình yêu thương của người mẹ đối với đứa con mình. Không có con đường giải thoát nào khác đâu L ạ, hãy suy nghĩ cho mà xem. Tất cả những con đường khác chỉ là phản ảnh của lòng tư dục, tư kỷ mà thôi.

Một vị du Tăng hành cước chỉ có lý khi đến lúc họ phải từ bỏ những tích lũy, những đeo mang do lòng dục vọng chất đầy trên vai họ. Nhưng đến khi thấy lại chính mình (ngộ), vị ấy lại chấp nhận "gánh nước là diệu dụng, bửa củi là thần thông" và chui vào nhà bếp để làm hỏa đầu quân hoặc mỗi ngày âm thầm quét lau Tàng Kinh Các. Mới biết những kẻ ra đi, tìm kiếm, chỉ mới là giai đoạn của người chưa thấy. Còn khi thấy rồi núi vẫn là núi, sông vẫn là sông, phiền não vẫn là phiền não. Cuộc đời vẫn hoàn lại cuộc đời... và nếu có cái gì khác chăng thì chỉ là một nụ cười trong sáng và nhẹ nhõm.

Thôi viết như thế đã dài, mong L tìm thấy trong đó đôi lời nhắn nhủ với một tấm lòng.

Thầy.

Trích trong Tuyển Tập Thư Thầy
Thiền Sư Viên Minh
Sưu tầm: Hanh Nghiêm