Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Ngã và Vô Ngã



Sigmund Freud khi chữa trị cho một bệnh nhân tâm thần đã nói: “Điều mà tôi có thể làm nhiều nhất cho anh là thay thế khổ đau bệnh tật bằng sự khổ đau thông thường của kiếp người.” Như thế, khoa phân tâm và tâm bệnh học có mục đích chữa trị cái ngã (ego) bất bình thường, không lành mạnh trở thành bình thường, lành mạnh. Nhưng Freud cho rằng cái ngã ấy vẫn là “cội nguồn của sự lo âu” vì các sức mạnh của bản năng nơi chốn vô thức luôn vùng dậy, luôn khích động, đòi hỏi làm cho cái ngã mất sự kiểm soát, mất sự quân bình. Điều ấy tạo ra sự lo lắng, sự sợ hãi ngấm ngầm nơi mỗi chúng ta. 

Nhiều người có cuộc sống đạo đức, tốt lành và vững vàng, nhưng có thể có những giấc mộng thấy mình bị rượt bắt, thấy mình không bận áo quần mà đi ngoài đường phố, thấy mình bị lạc đến những nơi hoang vắng mịt mờ.v.v... Đó là sự biểu lộ của những xung đột ngấm ngầm từ chốn vô thức. Những người nói trên cần phải học đạo để khai mở cõi lòng, để tiếp xúc trực tiếp, để hiểu rõ những thương ghét sâu xa trong lòng mình, để giải phóng cho những mối lo âu, sợ hãi phát sinh từ những ý nghĩ và cảm xúc thầm kín đó.

Nói khác đi, họ không cần phải sử dụng sự đè nén hay tránh né qua một bề ngoài cứng cỏi. Một người có lối sống như thế có thể rất tốt đẹp cho xã hội hoặc rất tai hại cho xã hội vì tác động của siêu ngã (superego) trong đời sống của họ. Siêu ngã là sự chuyển vào bên trong lòng mình (nội hóa) những gì chúng ta được dạy dỗ là được làm và những gì chúng ta bị cấm đoán không được làm mà chúng ta gọi là lương tâm. Một siêu ngã quá mạnh cũng tạo sự mất quân bình vì ta dễ dàng trở thành độc đoán: luôn luôn muốn người khác phải làm điều này hay cấm đoán không được làm điều kia. 

Dù là tốt đẹp hay tai hại cho xã hội, về phương diện cá nhân, người ấy cũng không biết hạnh phúc chân thật là gì, vì họ phải sử dụng quá nhiều năng lượng bên trong để đè nén những ý tưởng và những cảm xúc của mình. Họ sống rất mệt mỏi trong danh thơm tiếng tốt và trong nỗi lo sợ triền miên, những bất an ngấm ngầm của ngọn núi lửa lúc nào cũng gia tăng áp lực bên trong. 

Phật giáo biết rõ cái gọi là “cái ngã bình thường” ấy vẫn chưa thật sự lành mạnh, vẫn chưa thật sự bình thường, vì sức mạnh của những ham muốn và những giận dữ bắt nguồn từ sự mê mờ, sự không hiểu biết chân thật vốn luôn tác động trong đời sống hàng ngày. Chính động lực đó chi phối cách chúng ta suy nghĩ và hành động trong đời sống. Chúng ta “bị sống” bởi các thôi thúc đó mà không nhận biết. 

Chúng ta thường nói về sự cần thiết của dưỡng khí, của lá phổi, của sự hít thở không khí, nhưng chúng ta không cảm nhận được sự sống đang xảy ra từng giây, từng phút qua mỗi nhịp thở ra và thở vào nơi chính hai buồng phổi của mình. Chúng ta ăn nhưng không nhận biết rõ ràng về thực phẩm ngon ngọt mình đang nhai nuốt, mà thường bị cuốn hút theo những khích động hay những ý tưởng chợt đến chợt đi. Chúng ta thường nghĩ về cái ăn hơn là ăn, thường nghĩ về những cái mình thấy hơn là thấy, thường nghĩ về những cái mình nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, hoạt động hơn là đang nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và hoạt động. 

Như thế, khi sống một cuộc đời dù cho là đạo đức thì có thể chúng ta vẫn đang nghĩ về sống cuộc đời đạo đức chứ không thực sống cuộc đời của ta như thế ấy. Theo Erich Fromm, chúng ta đánh mất mình (vong thân), chỉ chấp chặt vào những chiếc bóng mà cho đó là sự chân thật. 

Trên bình diện tâm lý, vô ngã là trạng thái tâm tự nó cởi bỏ trò chơi bám víu vào ký hiệu, vào ngôn từ, vào những kinh nghiệm quá khứ để nhận biết hiện tại, cái đang hiện hữu. Tâm trực tiếp kinh nghiệm về mọi thứ xuất hiện bên trong cũng như bên ngoài. Lúc đó, chúng ta sống thực sự chứ không còn chỉ nghĩ về cuộc sống và nhất là không đè nén hay tránh né những gì xuất hiện nơi tâm. Chúng ta không phân đôi tâm mình thành cõi ý thức và vô thức để rồi sống bất an với những sự giả dối mình cho là sự thật vì cuối cùng mình cũng không thể chạy trốn sự thật. 

Sự tu tập giúp ta tự hiểu biết chính mình một cách rõ ràng và chuyển hóa tất cả những sự dồn nén bên trong thành suối nguồn của tình thương yêu, sự hiểu biết chân thật và hạnh phúc bao la trong đời sống hàng ngày. Sống với sự hiểu biết chân thật như thế là sống thật, là sống hạnh phúc vô cùng, một thứ hạnh phúc chân thật tự nhiên, không do gì mà có, không lệ thuộc vào điều gì cả, không có bắt đầu và không có tận cùng. Đó là ý nghĩa thật sự câu trả lời của ngài Triệu Châu, một vị thiền sư đạo hạnh đời nhà Đường. Khi có người hỏi đạo hay chân lý là gì, ngài đáp: “Tâm bình thường là đạo.” Hạnh phúc chân thật là cái bình thường nhất trong đời. 

Vấn đề còn lại của chúng ta là nếu bị bệnh tâm thần như lo âu, sợ hãi, bất an, kéo dài một cách bất thường thì nên tìm đến bác sĩ tâm thần. Nếu mong muốn sống đời an vui hạnh phúc thì nên tìm thầy học đạo. Một vị bác sĩ tâm thần tốt và giỏi thường giúp người bệnh biết rõ nguồn gốc của căn bệnh mà không dùng sự tương quan chữa trị đó để lạm dụng bệnh nhân. Một vị thầy tốt và giỏi giúp cho người học đạo thấy rõ nguồn gốc của mọi khổ đau do sự bám víu vào những thứ bên ngoài. Chỉ cần xả trừ được sự bám víu, kể cả bám víu vào hình ảnh vị thầy, là đạt đến chốn tự do và hạnh phúc bao la. Một người bệnh mà càng ngày càng lệ thuộc vào bác sĩ, một người học trò mà càng lúc càng lệ thuộc vào vị thầy, thì đã đến lúc phải tự mình xét lại để đi đến một quyết định thích hợp hơn.

Thích Phụng Sơn
Nguồn: rongmotamhon.net
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Hữu Không - Từ Đạo Hạnh



    有空           Hữu Không

作有塵沙有    Tác hữu trần sa hữu
為空一切空    Vi không nhất thiết không
有空如水月    Hữu vô như thủy nguyệt
勿著有空空    Vật trước hữu không không
      徐道行+                    Từ Đạo Hạnh

Dịch Xuôi : Có Không

Nói rằng có thì nhỏ như bụi cát cũng có
Bảo rằng không mọi thứ đều không có
Có và không cũng giống như trăng ở trong nước vậy
Chớ quả quyết cho rằng vật đó có hay là không có.

Dịch Thơ: Có Không

1/
Như bụi nhỏ còn có
Bảo không tất cả không
Hãy nhìn trăng đáy nước
Chớ vội có hay không.

2/
      Bảo có muôn vật đều có đấy
Rằng không thời hết thảy cũng không
   Có chăng dưới nước trăng trong
   Gẫm ra lẽ đạo có không cao vời.
                                 Quên Đi
***

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Năng Lực Của Chánh Niệm



Ở đây, Bây giờ, Tỉnh giác. Đó là căn bản của con đường thiền định và chìa khóa để chuyển hóa cuộc sống của mỗi người. Trong cuốn sách Một Trái Tim Bình An

Thiền sư Joseph Goldstein đã mô tả một cách đơn giản nhưng sâu sắc như thế về sự tỉnh giác tự nhiên của tâm trí chúng ta…

Chánh niệm là chìa khóa của giây phút hiện tại. Nếu không có nó chúng ta không thể nào nhìn thấy thế giới một cách rõ ràng, đơn giản là chúng ta sẽ lạc bước theo sự nghĩ ngợi quanh quẩn của tâm trí. 

Tulku Urgen, vị thầy môn phái DzongDzongchen Tây Tạng vĩ đại của thế kỷ vừa quan đã nói “ Có một thứ chúng ta luôn luôn cần đến, đó là một người canh cửa có tên là Chánh niệm – đó là người bảo vệ luôn trông chừng cho chúng ta khỏi bị lôi cuốn vào thất niệm”.

Chánh niệm là phẩm chất là năng lực của tâm trí, nó luôn ý thức một cách sâu sắc nhữ'ng gì đang xảy ra- mà không phê phán hay can thiệp. như một tấm gương soi, nó chỉ phản ành những gì diễn ra trước mặt. Nó âm thầm giúp đỡ chúng ta làm cho chúng ta có mặt với từng việc làm nhỏ nhặt như đánh răng hay uống trà.

Chánh niệm cũng giúp chúng ta nối kết với những người xung quanh, nhờ đó chúng ta sẽ không vội vàng đi ngang qua họ trong sự tất bật của cuộc đời. Đức Đạt Lai Lạt Ma là một thí dụ về người thể hiện một cách sinh động phẩm chất chú ý lân mẫn này. Một lần nọ, sau hội nghị Arizona, Ngài đã yêu cầu mọi nhân viên trong khách sạn đi vào trong khách sảnh để chào từng người trước khi từ giả.

Chánh niệm là cơ sở cho hành động khéo léo. Khi chúng ta nhìn rõ những gì đang diễn ra ở giây phút hiện tại, thì tuệ giác mới có thể hướng dẫn chúng ta chọn lựa và hành động, chứ không làm teo thói quen đã bị điều kiện hóa. Và hơn thế nữa. Đức Phật cũng đã từng nói rằng, chánh niệm là con đường thẳng dẫn đến giác ngộ: “đây là con đường thẳng đến tịnh hóa thân tâm, để vượt thẳng u sầu và khổ não, để chấm dứt khổ đau, để đạt đạo, và thực chứng Niết bàn”.

Tôi bắt đầu thực tập thiền khi đang ở trong đoàn Hòa Bình ở Thái Lan. Vào lúc ấy, tôi rất hào hứng tham gia vào những cuộc thảo luận triết lý. Lần đầu tiên đi thăm các tu sĩ Phật giáo, tôi mang theo cuốn Đạo đức của Spinoza, dự định sẽ lôi kéo họ vào cuộc tranh luận. Thế là tôi gia nhập vào một nhóm pháp đàm dành cho người phương Tây. Tôi cứ khăng khăng với đề tài của mình nên nhiều người khác đã bỏ nhóm đi ra. Cuối cùng, có lẽ do thất vọng quá nên một tu sĩ đề nghị. “Hay là bạn thử tập thiền đi!”.

Lúc bấy giờ tôi chẳng biết chút gì về thiền cả, và tôi cũng háo hức muốn biết cách thức luyện tập phương Đông xa lạ này nó ra làm sao. Tôi thu dọn đồ đạc và ngồi trên một chiếc bồ đoàn – và để đồng hồ báo thức sau 5 phút. Thật lạ lùng, là chỉ trong vòng vài phút, tôi cảm nhận có điều gì quan trong đang diễn ra. Lần đầu tiên tôi nhận thức được con đường mới mẻ đó là quay vào trong để khám phá ra bản chất của tâm trí mình.

Nhận thức này là một bước ngoặt trong cuộc sống tâm linh của mọi người. Chúng tôi đã đến được trong điểm nào đó trong cuộc đời như thể bắt gặp một cây cầu, và chúng tôi tự nhủ thầm,”Ồ, điều này mình làm được”. Điều này đối với tôi quá mới mẻ và hết sức thú vị, cho nên tôi mời bạn bè đến xem tôi tập thiền. Dĩ nhiên những người đến không thường xuyên quay trở lại.


THỰC TẬP CHÁNH NIỆM

Chúng tôi có thể thực tập chánh niệm bằng cách đơn giản là theo dõi hơi thở. Thở vào, chúng ta biết rằng đang thở vào, thở ra, chúng ta biết là đang thở ra. Tuy đơn giản là thế nhưng không dễ đâu. Chỉ sau vài hơi thở là chúng ta đã nhày lên trên những chuyến tàu liên tưởng, trí óc ta ngược xuôi, cùng với bao nhiêu là kế hoạch, hoài niệm, phê phán, và tưởng tượng. Đôi khi chúng ta như đang ở trong một rạp chiếu phim khi người ta thay phim quá nhanh, ấy thế nhưng trong phòng chiếu cả riêng mình thì chúng ta cư xử ra sao?

Thói quen lang thang của đầu óc ta rất mạnh, thậm chí cả khi những mơ tưởng này không mấy dễ chịu, và có lẽ không thực tế chút nào. Như Mark Twain đã từng nói, “Những điều tồi tệ nhất trong cuộc đời chưa bao giờ xảy ra với tôi”. Chúng ta cần rèn luyện tâm trí mình, quay lại với hơi thở, và đi lại từ đầu.

Khi tâm trí ta từ từ lắng dịu, chúng ta bắt đầu thể nghiệm một sự yên tĩnh, thư thái. Từ trạng thái yên tĩnh sâu xa, chúng ta mới cảm nhận về thân của mình rõ hơn, và cởi mở hơn với những cảm giác phát sinh. Thoạt đầu ta thường chống lại các cảm giác khó chịu, nhưng thường chúng không tồn tại lâu. Chúng xuất hiện một lúc và ta ghi nhận đó là các cảm thọ khó chịu – rồi chúng biến đi để nhường cho một cảm thọ khác.và thậm chí cho dù chúng có trở đi trở lại, chúng ta cũng đã bắt đầu cảm nhận được tính chất vô thường và trống rỗng của chúng và càng lúc càng ít lo sợ hơn khi thấy chúng.

Chúng ta cần thực tập thêm để ngày càng ý thức về các ý nghĩ và xúc cảm của mình, những hoạt động tinh thần chi phối đầu óc, thân thể và cả cuộc sống của mình. Bạn có bao giờ ngừng lại để tự hỏi ý nghĩ là gì chưa? – không phải là xem xét nội dung của ý nghĩa mà là bản chất của chúng? Ít người thực sự suy xét “Ý nghĩ là gì? Hiện tượng này là gì mà xuất hiện lắm lần trong ngày đến thế, và chúng ta lại ít chú ý đến thế?”.

Việc không ý thức được ý nghĩ là gì lẫn bản chất của chúng ra sao đã cho phép ý nghĩ chi phối cuộc sống của chúng ta. Chúng bảo ta làm việc này việc nọ, các ý nghĩ điều khiển chúng ta như thể chúng ta là đầy tớ của chúng.

Có lần khi tôi đang giảng dạy ở Bouver, Colorado, tôi đang ngồi một cách thoải mái trong phòng. Các ý tưởng xuất hiện rồi biến đi, chợt một ý nảy sinh trong đầu óc tôi và phán rằng: “Bây giờ mà ăn pizza là thú vị lắm đây”. Thật ra tôi không đói, nhưng ý nghĩ này nhấc tôi ra khỏi ghế, đẩy tôi ra khỏi cửa, bước xuống cầu thang, nhảy vào xe, lái đến chỗ bán pizza, trở lại vào xe, lên cầu thang, trở về phòng và cuối cùng ngồi xuống ăn. Cái gì thúc đẩy một hoạt động như thế? Chỉ bắt đầu là một ý nghĩ.

Dĩ nhiên cũng chẳng có gì sai trái trong việc chạy đi mua bánh pizza, thế nhưng điều đáng để ý là cuộc sống của chúng ta bị các ý nghĩ điều khiền đến mức độ nào. Vì mình không để ý nên nó có quyền lực rất lớn. Nhưng khi chúng ta chú ý, chúng ta quan sát chúng từ lúc chúng phát sinh rồi tan biến, chúng ta bắt đầu thấy rõ bản chất trống rỗng của chúng. Chúng nổi lên như những bong bóng năng lượng trong đầu óc hơn là sự hiển lộ cụ thể của một bản ngã.

Không giống như lão phù thủy đầy quyến phép núp sau bức màn trong truyện Lão Phù thủy xứ Oz, sức mạnh mà các ý nghĩ đó do chúng ta trao cho, tất cả ý nghĩ đến rồi đi. Chúng ta có thể tập chánh niệm về chúng mà không bị lôi cuốn theo sự lang thang của tâm trí. Với chánh niệm chúng ta có thể thực hiện được sự chọn lựa khôn ngoan: “Ừ, mình sẽ hành động theo ý nghĩ này: không, buông bỏ ý nghĩ đó đi”.


XỬ LÝ CẢM XÚC

Tương tự như thế, chúng ta có thể rèn luyện mình chánh niệm về các cảm xúc, những loại năng lượng cực mạnh, cuốn phăng cả thân tâm chúng ta như những cơn sóng thần. Chỉ trong một thoáng giây chúng ta có thể trải qua rất nhiều cảm xúc giận dữ, phấn khích, buồn bã, đau khổ, yêu thương, vui vẻ, thương xót, ghen ghét, sung sướng , thích thú, chán nãn. Có những cảm xúc đẹp đẽ và những cảm xúc khó chịu – trong những hầu hết những giây phút ấy, chúng ta bị chìm đắm vào trong chúng ta những câu chuyện làm cho chúng phát sinh.

Chúng ta rất dễ bị lạc trong những vở bi hài kịch do chính mình tạo tác. Sẽ rất tốt nếu chúng ta bước lùi một bước và nhìn suy xét về năng lượng của chính các cảm xúc ấy. Buốn là gì? Giận là gì? Nhìn sâu không phài là nhìn các câu chuyện của những cảm xúc ấy mà là nhìn xem những cảm xúc biểu hiện trong đầu óc và thân thể của chúng ta như thế nò. Nghĩa là ta phải quan tâm tìm hiểu chính bản chất của xúc cảm.

Thiền sư người Mỹ Ajahn Sumedho đã chỉ cho chúng ta cách tìm hiểu như thế này: vào giây phút nổi giận, hay sung sướng, ta chỉ ghi nhận: “Giận dữ là như thế này đây”, “Sung sướng là như thế này đây”. Cách tiếp cận cuộc sống tình cảm như thế khác với kiểu chìm đắm trong sóng cảm xúc hay bị cuốn theo tâm trạng không ngừng đổi thay. Để làm được việc này cần có chánh niệm, tỉnh giác, tập trung. Chúng ta cũng coi chừng không nên hiểu lầm cần phải đè nén cảm xúc hay gạt chúng qua một bên. Trong khi ngồi thiền, chúng ta hoàn toàn cởi mở đối với cảm xúc. Khi quán chiếu, chúng ta nên tự hỏi “Mình liên hệ đến cảm xúc này như thê nào? Mình hoàn toàn đồng nhất với nó hay đầu óc mình đủ rộng để dung chứa các cảm giác giận dữ, đau khổ, vui tươi, thương yêu mà không bị ngập tràn?”.


THỰC TẬP BUÔNG BỎ

Khi bạn thiền tập hãy đem sự chú ý trở lại với những gì đang diễn ra trong giây phút hiện tại: hơi thở, cảm thọ trong thân thể, một ý nghĩ, một cảm xúc, hay thậm chí là bản thân sự ý thức. Khi chúng ta ngày càng chánh niệm hơn và chấp nhận những gì đang diễn ra, chúng ta sẽ thấy rằng – trong khi thiền tập lẫn trong cuộc sống thường nhật – chúng ta ngày càng bị điều khiển bởi các lực xua đuổi và dính mắc. hai sức mạnh phần lớn chi phối cuộc đời ta. Trong quá trình thiền tập, chúng ta sẵn sàng quan sát bất kỳ cái gì có mặt, sống chung với nó nhưng không bị lôi cuốn theo. Chúng ta tập buông bỏ.

Trong một số nước châu Á có một loại bẫy để bắt khỉ rất hay. Người ta đục dưới đáy một trái dừa một khe nhỏ vừa đủ rộng cho con khỉ đút tay vào, nhưng nếu nó vẫn nắm tay lại mà rút ra thì không được. Rồi họ bỏ đồ ngọt vào trong trái dừa, cột trái dừa vào một thân cây để chờ con khỉ đến. Khi con khỉ chuồi tay vào trái dừa để lấy đồ ăn thì nó mắc kẹt. Vì sao con khỉ lại mắc bẫy? Đó là do sức mạnh của dục vọng và dính mắc. Điều mà con khỉ cần làm là buông bỏ đồ ngọt, mở lòng bàn tay, rút ra và thế là được tự do- nhưng rât hiếm khi con khỉ làm được vậy, Tương tự như thế. Thiền sư Nhật 

Bản Kosho Uchiyama, từ thế kỷ XII đã nói về việc “mở lòng bàn tay của tâm trí”.
Một phẩm tính khác cần phát triền trong thiền tập là óc hài hước về tâm trí, cuộc sống và tình trạng bế tắc của con người. Óc hài hước rất cần thiết trên con đường tâm linh. Nếu bây giờ bạn chưa có óc hài hước thì cứ thiền tập một thời gian nó sẽ đến, vì khó mà quán sát tâm trí một cách liên tục và có hệ thống nếu như không tập mĩm cười. một hôm có người hỏi Sasaki Roshi là thầy có bao giờ đi xem phim không, thầy trả lời, “Thầy cho người ta phỏng vấn”.

Cách đây vài năm, tôi tham dự một khóa tu ờ Miến Điện với thiền sư Sayadaw U Pandita. Ngài là một vị thầy nghiêm khắc, và trong khóa tu mọi người đều giữ im lặng, đi đứng chậm rãi, và cố giữ đầu óc yên tĩnh. Đó là một thời gian luyện tập khá căng thằng. Vào bữa cơm, chúng tôi đi vào trai đường, xếp hàng yên lặng lấy thức ăn và chánh niệm từng động tác.

Một hôm, người đứng trước mặt tôi trong hàng đến cạnh bàn và mở nắp một nồi thức ăn. Khi anh ta đặt nắp xuống bàn thì làm rơi đảnh xoảng xuống sàn nhà. Ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi lúc ây là: “Không phải tôi”. Ý nghĩ ấy xuất hiện từ đâu nhỉ? Với chánh niệm, người ta có thể mĩm cười trước vị khách không mời mà đến trong tâm.

Qua thiền tập, chúng ta bắt đầu nhìn thấy nhiều hoạt động của tâm trí, từ những ý tưởng kỳ quái cho đến những ý nghĩ và cảm thọ trong sáng. Chúng ta tập có mặt mọi thứ đi qua trong tâm. Khi mình có thái độ chấp nhận thì trong lòng có một cảm giác nhẹ nhàng. Khi có thái độ nhẹ nhàng và chấp nhận chính mình thì ta cũng sẽ nhẹ nhàng và chấp nhận người khác. Chúng ta không còn vội vàng phê phán tâm trí người khác một khi đã nhìn thấy rõ tâm trí của mình. Nhà thơ WH. Auden đã từng nói điều tương tự một cách dí dõm: “Hãy thương mến người láng giềng gian giảo bằng trái tim gian dối của mình”. Sự bao dung không có nghĩa chúng ta xem mọi chuyện như nhau. Chánh niệm giúp chúng ta chọn lựa một cách sáng suốt những gì nên vun trồng và phát triển, và những gì cần từ bỏ.

Cũng như các thấu kính hội tụ của một chiếc kính hiển vi giúp ta thấy được sự vật vẫn thường ẩn khuất. Một đầu óc tập trung mở ra cho chúng ta những tầng lớp kinh nghiệm sâu kín và các động thái vi tế của ý nghĩ và cảm thọ. Nếu không nhờ năng lực tập trung này chúng ta chỉ thấy được bề mặt của sự vật. Nếu muốn có sự hiểu biết sâu sắc, chúng ta cần thực tập chánh niệm, và tăng cường khả năng tập trung tư tưởng. Một trong những lơi dạy quý báu của Đức Phật là khẳng định rằng, chúng ta ai ai cũng làm được việc này.


THỰC TẬP TRONG ĐƠI SỐNG HÀNG NGÀY

Trong thế giới bận rộn, phức tạp và nhiễu nhương này, chúng ta cần đi những bước thực tiễn như thế nào để rèn luyện đầu óc mình?

Bước đầu tiên lả thực tiễn một sự thực tập thiền đều đặn hàng ngày. Điều này đòi hỏi kỷ luật. Việc sắp xếp thời gian mỗi ngày để thực tập không phải luôn luôn dễ dàng vì nhiều việc khác thúc bách chúng ta. Nhưng sự rèn luyện nào cũng vậy, muốn có kết quả thì phải tập luyện đều đặn.Tất nhiên không phải lần nào ngồi chúng ta cũng đều tập trung tâm trí được. Đôi khi chúng ta cảm thấy chán ngán và không yên. Những lúc thăng trầm là chuyện bình thường. Nhưng điều quan trọng là chúng ta kiên trì và thực hành đều đặn, chứ không phải là chúng ta cảm thấy như thế nào mỗi thời thiền tập. Pablo Casals, nghệ sĩ hồ cầm nổi tiếng thế giới,nay đã 93 tuổi vẫn thực tập 3 tiếng mỗi ngày. Khi được hỏi tại sao ở tuồi này ông vẫn còn thực tập, ông đáp: “tôi mới bắt đầu thấy khá hơn một chút”.

Việc thực tập chỉ được thực hiện với sự nỗ lực của bạn. Không ai có thể làm thay cho mình. Có nhiều phương pháp và truyền thống, và bạn có thể chon lựa cách nào thích hợp cho mình. Nhưng chỉ với sự đều đặn thì sự chuyển hóa mới diễn ra; nếu không làm thì chúng ta sẽ cứ mãi hành động theo nếp suy nghĩ bị điều kiện hóa.

Bước kế tiếp là giữ cho mình chánh niệm và tỉnh giác về thân thể mình suốt ngày. Hàng ngày khi đi vào công việc, chúng ta thường bị lạc vào những ý nghĩ về quá khứ hay tương lai, và đánh mất ý thức về thân thể của chúng ta.

Một sự nhắc nhở đơn giản về việc đi lạc vào trong dòng tư tưởng là cảm giác vội vã. Vội vã là cảm giác nào tới phá trước. Đầu óc chúng ta luôn phóng tới trước, hướng về những gì chúng ta muốn làm chứ không nằm yên trong thân thể để ý thức mình đang ở đâu.

Hãy học cách nhận diện cảm giác vội vã này- nó không liên quan gì đến chúng ta đi chậm hay nhanh. Chúng ta có thể có cảm giác vội vã khi đang đi chậm, và khi đang đi nhanh chúng ta vẫn có thể để tâm đến thân thể của mình. Đi như thế nào thì chúng ta vẫn có thể không có mặt trong thân. Nếu làm được thì bạn hãy để ý xem tư tưởng hay tình cảm nào đang thu hút sự chú ý của mình. Rồi, hãy ngừng lại và chú ý vào thân thể của mình, hãy cảm nhận bàn chân đang ở trên mặt đất, và cảm nhận được bước đi kế tiếp của mình.

Đức Phật đã nói một câu rất dứt khoát về sự thực tập này “Chánh niệm về thân thể dẫn đến Niết Bàn”. Đây không phải la một sự thực tập hời hợt. Chánh niệm về thân thể giữ cho chúng ta có mặt – và vì thế biết được những gì đang xảy ra, khó nhớ để thực tập, nhưng thực tập thi không khó. Tất cả nằm trong sự thực tập: đo là họa thiền đều đặn và luôn chánh niệm về thân thể.

Để phát triển chánh niệm và định lực sâu,có mặt với thân thể của mình, và có một mối liên hệ khéo léo với các ý nghĩ và tình cảm của mình, chúng ta không những cần thiền tọa mỗi ngày mà còn phải dành thời gian tham dự khóa tu nhập thất. Thỉnh thoảng chúng ta nên dẹp bớt công việc, để dành thời gian cho việc thực tập miên mật hơn.Thời gian nhập thất không phải là một sự xa xỉ. Nếu chúng ta thành thật và quyết tâm mạnh mẽ để tỉnh thức, để có tự do – để hướng đến cái gì mà mình xem là có giá trị cao nhất – thì thực hiện một khóa tu nhập thất là phần thiết yếu.

Chúng ta nên tạo một nhịp điệu cho cuộc sống của mình, thiết lập một sự cân bằng giữa thời gian dành cho hoạt động bên ngoài liên hệ với thế giới, và thời gian hướng vào bên trong. Nhà thơ vĩ đại Rumi của Sufi đã từng lưu ý: “Chỉ ở trong phòng một mình một lúc thôi cũng có giá trị hơn bất cứ điều gì mà người khác cho bạn”.

Thoạt đầu thời gian quay vào trong có thể là một ngày, một dịp cuối tuần, hay một tuần. Ở trung tâm thiền của chúng tôi, các bạn có thể đến ở lại nhập thất mỗi năm 3 tháng, và ở Forest Refuge mới, các bạn có thể ở lại suốt năm.

Chúng ta có thể làm bất cứ cái gì mình thấy thích hợp và có thể làm để tìm được nhịp điệu cân bằng giữa đời sống trong thế giới bên ngoài và sự yên tĩnh trong nội tâm. Bằng cách này chúng ta mới phát triển được sự tập trung và chánh niệm ở các tầng lớp ngày càng sâu sắc hơn, mà nó sẽ làm cho chúng ta đời sống trong đời với lòng từ bi và lân mẫn hơn.

Tạp chí Shambala Sun tháng 11, 2007
Nguồn: Tạp chí Văn hóa Phật giáo số 47 | 
Joseph Goldstein - Trần Ngọc Bảo dịch
Đăng bởi Cội Nguồn : Thứ Bảy, tháng 4 16, 2016
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Kinh Phật nói về Kẻ Ngu Si Phá Hoại Công Việc Của Chính Mình



Cái hại của sự ngu si đối với chính mình, phá hoại chính công việc của mình là điều mà kinh Phật thường nói đến. Người ngu làm những việc mà họ không nhận thức được lợi hại, có khi như một kẻ mất trí, không biết mình đang làm gì.

Trong Kinh Tiểu bộ, một loạt bài kinh phê phán ngu si tự phá hại việc làm của mình được đặt liền kề nhau.

Dưới đây, xin giới thiệu bài kinh “Chuyện kẻ làm hại vườn (Tiền thân Ārāmadūsaka)” trong kinh Tiểu Bộ, tập IV, số thứ tự 31 trong Đại Tạng kinh Việt Nam, nhà xuất bản TPHCM PL 2545-2001, từ trang 316.

Chuyện kẻ làm hại vườn
(Tiền thân Ārāmadūsaka)

Bậc thiện không làm hại...,

Câu chuyện này, tại một làng nhỏ ở Kosala, bậc Ðạo Sư đã kể về người làm hại vườn. Theo truyền thuyết, bậc Ðạo Sư đang bộ hành giữ dân chúng nước Kosala, đến một ngôi làng nhỏ. Tại đây, một người điền chủ thỉnh đức Như Lai, vào ngồi trong vườn của mình, cúng dường chúng Tăng với đức Phật là vị dẫn đầu, và thưa:

- Bạch Thế Tôn, chư vị có thể đi kinh hành ở trong vườn này tùy theo sở thích.

Các Tỷ-kheo đứng dậy, cùng với người giữ vườn đi dạo trong vườn, thấy một khoảng đất trống, liền hỏi người giữ vườn:

- Này nam cư sĩ, trong vườn này, các chỗ khác có cây cối rậm rạp, nhưng tại chỗ này không có cây, cũng không có bụi cây. Vì lý do gì vậy?

- Thưa các Tôn giả, khi vườn này được trồng cây, một đứa trẻ ở làng tưới cây tại chỗ này, nhổ rễ các cây non lên, rồi tùy theo lượng rễ cây mà tưới nước nhiều hay ít. Các cây non ấy bị héo và chết. Vì lý do ấy, chỗ này thành trống không.

Các Tỷ-kheo đi đến bậc Ðạo Sư, báo cáo câu chuyện. Bậc Ðạo Sư nói:

- Này các Tỷ-kheo, đứa trẻ ở làng không phải chỉ nay mới là kẻ làm hư vườn. Thuở trước, nó cũng là kẻ làm hư vườn.

Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

Thuở trước, khi vua Brahmadatta trị vì tại Ba-la-nại, một ngày hội lễ được tổ chức ở Ba-la-nại. Bắt đầu từ khi nghe tiếng trống lễ hội, toàn thể dân chúng trong thành ào ra tham dự. Lúc bấy giờ, trong vườn nhà vua có nuôi rất nhiều khỉ. Người giữ vườn suy nghĩ: "Thành phố vui chơi lễ hội, ta sẽ bảo những con khỉ này tưới nước, còn ta sẽ đi chơi lễ hội". Anh ta đến con khỉ đầu đàn và hỏi:

- Này bạn khỉ chúa, vườn này đã giúp đỡ các bạn nhiều. Các bạn ở đây ăn hoa, trái và đọt non. Thành phố hôm nay đang vui chơi lễ hội. Ta sẽ đi dự hội. Cho đến khi ta về các bạn có thể tưới nước giúp các cây non trong vườn này không?

- Lành thay, chúng tôi sẽ tưới.

- Vậy các bạn hãy cẩn thận.

Ðể chúng có thể tưới nước, người giữ vườn đưa cho chúng những bao da chứa nước và các thùng gỗ, rồi ra đi.

Các con khỉ cầm bao da chứa nước và các thùng gỗ, bắt đầu tưới nước cho các cây non. Con khỉ chúa nói với chúng:

- Này các bạn khỉ, hãy gìn giữ nước. Khi các bạn tưới nước trên các cây non, trước hết hãy kéo những cây ấy lên, xem rễ của chúng như thế nào. Những rễ nào đâm sâu thì tưới nhiều nước vào rễ. Rễ nào không đâm sâu, hãy tưới ít nước. Nếu tưới nhiều nước, chúng ta thật khó tìm thêm nước.

Chúng vâng theo và làm đúng như vậy. Lúc bấy giờ, một người hiền trí thấy các con khỉ ấy làm như vậy trong vườn của vua, liền hỏi:

- Này các bạn khỉ, sao các bạn lại kéo các cây non lên và tưới nước tùy theo lượng của rễ?

Chúng trả lời:

- Chúa khỉ đầu đàn của chúng tôi khuyên như vậy!

Nghe chúng nói, người hiền trí ấy suy nghĩ: "Ôi! Những kẻ ngu si vô trí, dầu muốn làm điều tốt, lại làm điều có hại!"

Rồi vị ấy đọc bài kệ này:

Bậc thiện không làm hại,
Làm lành đem đến lạc;
Người ngu hại điều lành,
Như khỉ giết hại trong vườn.

Người hiền trí ấy chỉ trích con khỉ đầu đàn như vậy rồi đem đoàn tùy tùng của mình ra đi.

Bậc Ðạo Sư nói:

- Này các Tỷ-kheo, đứa trẻ ở làng không phải chỉ nay mới là kẻ làm hại vườn. Thuở trước nó cũng đã là kẻ làm hại vườn.

Sau khi bậc Ðạo Sư kể pháp thoại này, Ngài kết hợp hai câu chuyện và nhận diện Tiền thân:

- Khi ấy, con khỉ đầu đàn là đứa trẻ ở làng làm hại vườn. Còn người hiền trí là Ta vậy!

*   *    *

Công việc có thể bị hư hỏng, ngay khi người ta muốn thực hiện tốt nó. Ngày nay, chuyện này được diễn tả bằng công thức: Nhiệt tình + ngu si -> phá hoại.

Hai ngàn năm trăm được, có thể tạm gọi là dùng hình tượng nghệ thuật, qua các câu chuyện kể tiền thân, Đức Phật đã lưu ý chúng ta tai hại của sự ngu si phá hoại, làm hại chính mình.

Trong bài kinh kể trên, khu vườn là nơi những con khỉ sinh sống. Chúng ăn hoa trái từ khu vườn và cũng muốn chăm sóc khu vườn theo cách của mình.

Nhưng bầy khỉ này vô cùng bất hạnh vì có một con khỉ chúa ngu si cùng cực.

Còn khỉ chúa này cũng có tâm tốt đối với khu vườn và dĩ nhiên là khỉ chúa, nó chịu trách nhiệm cao nhất về việc chăm sóc khu vườn. Nó hoan hỷ nhận lấy trách nhiệm tưới nước cho khu vườn.

Nhưng vì ngu si, khỉ chúa xác định sai mục đích, phương thức. Thay vì làm cho cái cây non xanh tốt, tăng trưởng, khỉ chúa lại xác định mục tiêu chính là “hãy gìn giữ nước”. Và nó gìn giữ nước bằng cách làm của nó, xâm hại cuộc sống của các cây non.

Khi vị hiền triết trong bài kinh đặt câu hỏi về việc làm gây phương hại đến vườn cây, thì bầy khỉ trả lời: “Chúa khỉ đầu đàn của chúng tôi khuyên như vậy!”.

Tất nhiên, chúa khỉ đầu đàn chịu trách nhiệm, nhưng tất cả mọi chúng sinh có liên hệ đến khu vườn đều thiệt hại vì tư duy và việc làm ngu si phá hoại đó. Kinh viết rằng: Nghe chúng nói, người hiền trí ấy suy nghĩ: "Ôi! Những kẻ ngu si vô trí, dầu muốn làm điều tốt, lại làm điều có hại!"

Rồi vị ấy đọc bài kệ này:

Bậc thiện không làm hại,
Làm lành đem đến lạc;
Người ngu hại điều lành,
Như khỉ giết hại trong vườn.

Người hiền trí ấy chỉ trích con khỉ đầu đàn như vậy rồi đem đoàn tùy tùng của mình ra đi.

Bậc Ðạo Sư nói:
- Này các Tỷ-kheo, đứa trẻ ở làng không phải chỉ nay mới là kẻ làm hại vườn. Thuở trước nó cũng đã là kẻ làm hại vườn.

Sau khi bậc Ðạo Sư kể pháp thoại này, Ngài kết hợp hai câu chuyện và nhận diện Tiền thân:

- Khi ấy, con khỉ đầu đàn là đứa trẻ ở làng làm hại vườn. Con người hiền trí là Ta vậy!.

Thế đó, ngu si thì không thể làm nên việc gì, mà chỉ có thể làm hư hỏng, thiệt hại phá hoại.

Chúng ta nhớ đến câu châm ngôn nổi tiếng của nhà Phật “Phàm làm điều gì phải nghĩ tới hậu quả”. Bài học từ con khỉ chúa đầu đàn là bài học không nghĩ tới hậu quả. Nó không biết đến hậu quả là vì cực điểm ngu si!


Minh Thạnh
Nguồn: phattuvietnam.net
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Thấy Phật - Seeing Buddha



...Bất kỳ một bức tượng Phật nào dù làm bằng đá, bằng gỗ, hay kim loại, hay một bức họa nào dù bằng vải hay bằng giấy, ta cũng đều phải tôn kính hình tượng của Đức Phật trong đó. Có thể có người hỏi rằng: Tại sao ta lại phải tôn kính các hình tượng của Đức Phật?
Trước hết, điều quan trọng phải nhận thức là, chúng ta đều phải kính trọng các hình tượng. Ví dụ, các công dân trong nước đều phải kính trọng lá quốc kỳ của họ, mặc dù lá quốc kỳ đó chỉ là một miếng vải. Tại sao ta lại phải kính trọng một miếng vải? Tuy rằng lá quốc kỳ chỉ là một miếng vải, nhưng nó biểu hiện cho điều gì hơn như thế. Nó là biểu tượng của quốc gia, là niềm hãnh diện của chúng ta với đất nước. 

Những người theo đạo Thiên Chúa tôn kính cây thánh giá. Tuy nhiên, cây thánh giá chỉ là một vật làm bằng gỗ hay kim loại. Như vậy có phải là những người theo Thiên Chúa Giáo không nên tôn kính thánh giá đó chăng? Sự tôn kính những biểu tượng hoặc hình tượng tuyệt đối không có gì là sai cả, miễn là chúng ta hiểu được những biểu tượng hay hình tượng này tượng trưng cho cái gì.

Một miếng vải có thể được may thành một cái mũ để đội trên đầu. Cũng miếng vải đó có thể được làm thành một đôi dép để đi trên chân. Một miếng vải tự nó cũng chỉ là miếng vải, nhưng ta nhìn nó một cách khác sau khi nó đã có hình dạng của một sản phẩm nào đó. Ta thường giữ một tấm giấy có in hình cha mẹ trong một nơi nào đó an toàn. Cũng miếng giấy đó nếu có nét nghệch ngoạc viết lên thì có thể bị ném ngay không chút thương tiếc. Cũng vậy, một tấm kim loại được đúc thành tượng Phật phải được để ở một nơi sạch sẽ, thích hợp. Cũng tấm kim loại đó, nếu được đúc thành một món đồ chơi, có thể bị đá văng hay ném lung tung không một chút ngần ngại. Một bức tượng Phật có thể làm bằng gỗ, bằng đá, hay kim loại, nhưng trong tâm ta bức tượng ấy biểu hiện cho sự giác ngộ viên mãn của Đức Phật. Khi chúng ta đảnh lễ những hình tượng thiêng liêng của Đức Phật, ta không đảnh lễ những tấm gỗ, đá hoặc kim loại làm nên những bức tượng này, mà chính là ta đảnh lễ Đức Phật.

Điều trọng yếu là chúng ta phải biết vì sao chúng ta làm một việc gì đó. Khi chúng ta đảnh lễ tượng Phật, ta phải tập trung tư tưởng vào Đức Phật và trừ đi những ngọn lửa si mê trong tâm. Ta phải có sự thành kính và chân thật. Khi chúng ta thờ kính hình tượng Phật theo đúng cách, bất kỳ hình ảnh nào của Phật cũng có thể làm cho lòng tin của ta được tăng thêm và cho trái tim ta rung động. Một ngạn ngữ Trung Hoa nói rằng, “Khi có sự thành tâm và tập trung nhất mực, ngay cả đá hay vàng cũng phải nứt ra,” ngụ ý là, nếu chúng ta lễ Phật với lòng thành kính, ta sẽ cảm thấy sự hiện diện của Đức Phật...

***
Thân thật vô tướng của Phật

Thân thật của Phật là thân vô tướng.
Ngày nay, chúng ta có thể thấy hình tượng Đức Phật ở khắp nơi. Dù cho Đức Phật đã nhập Niết Bàn từ hơn 2500 năm trước đây, ngài vẫn hiện diện trong cõi thế này. Nhưng cái gì là thân thật của Đức Phật?

Tướng thật của Phật gọi là Pháp Thân. Pháp thân là tinh tuý thực sự của Phật, không có hình tướng. Ngay cả các vị bồ tát đã đạt đến cửu địa cũng không thể thấy Pháp thân của Phật, thế thì làm sao chúng ta, những người còn mờ mịt trong vô minh, còn thấy gì được? Pháp thân là không có hình thể, không có tướng, không đến cũng không đi, không có khởi đầu, không có chấm dứt. Với những đặc điểm như vậy, làm sao ta thấy Pháp thân của Phật được?

Nhưng trong kinh nói: “Bớt được một chút vô minh, là cảm nghiệm được một chút Pháp thân.” Như thế, ta có thể thấy rằng Pháp thân không phải là điều gì có thể thấy qua vật chất được, vì Pháp thân là có liên hệ trực tiếp đến sự giác ngộ. Kinh Hoa Nghiêm nói rằng, “Pháp tánh vốn không rỗng, tịch lặng; không thể đắc được, cũng không thể thấy được". Sự không rỗng của Pháp tánh là trạng thái của Phật, đó không phải là điều có thể đo lường được. Pháp thân là vượt ra ngoài ngôn ngữ luận bàn, không thể đo lường được. Có câu nói rằng, “Nếu ai muốn chứng được trạng thái của Phật, tâm người ấy phải trong suốt như không khí vậy.”

Pháp thân là thân của tánh không, không có hình thể, không có tướng mạo, mặc dù không ai thấy hay diễn tả được. Tuy không có hình thể, nhưng hình thể nào cũng có nó, và tuy không có tướng mạo, nhưng tướng mạo nào cũng có nó. Pháp thân hiện diện khắp nơi, vì nó thấm thấu cả trong vũ trụ.

Có một lần, hòa thượng Taiyuan Fu ở Dương Châu đang giảng kinh Đại Bát Niết Bàn. Khi ông cố giải thích bản chất của Pháp thân, một thiền sư đang ngồi trong đại chúng không nhịn được cười. 

Sau buổi thuyết pháp, hòa thượng Taiyuan Fu đến gặp vị thiền sư, khiêm cung hỏi rằng: “Xin đại sư chỉ dẫn, hồi nãy khi bàn về Pháp thân tôi có nói gì sai không?”

Thiền sư trả lời, “Nếu ông thật sự muốn biết về Pháp thân, tôi khuyên ông nên ngưng giảng pháp trong ba ngày, dốc hết thì giờ để lo tu thiền định. Ông phải tự mình chứng nghiệm Pháp thân, xem đó là cái gì?”

Theo lời khuyên của thiền sư, hòa thượng Fu lập tức đình lại việc giảng Pháp trong ba ngày, và nhập thất dốc lòng ngồi thiền quán Pháp thân. Sau ba ngày, ông đã đạt được sự chứng nghiệm. Quá vui mừng, ông đã tả lại với vị thiền sư qua bài kệ sau:

Pháp thân thật, như hư không
Xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai
Trải rộng tất cả các phương trời
Bao trùm cả âm dương bát quái
Hòa nhịp với mọi nhân duyên,
Và hiển thị trong các kinh nghiệm, ở khắp nơi.

Từ câu chuyện này, ta thấy Pháp thân không phải là điều gì có thể hiểu được qua sự tìm cầu nơi hình tướng. Đó không phải là điều gì có thể giải thích được bằng lời nói. Thân vật chất của Đức Phật được vẽ tạc lại cho tất cả chúng ta đều thấy được, nhưng Pháp thân Phật không thể thấy hay nghe được. Cách duy nhất để biết được Pháp thân Phật, thân thật sự của Phật, là qua tâm trí của chúng ta.

Diệu Huyền dịch
(trích từ quyển Seeing Buddha của Đại sư Tinh Vân)
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Bí Quyết Tối Hậu Của Thiền



Miền Ấn Độ theo Ấn Giáo đã khai-triển một hình ảnh tuyệt diệu để diễn tả mối tương quan giữa Thượng Đế và Tạo Vật của Ngài. Thượng Đế đã làm cho Tạo Vật nhảy múa. Chính Ngài là Vũ Công, còn Tạo Vật là Vũ Khúc. Vũ khúc khác với vũ công, tuy nhiên vũ khúc không thể tồn tại nếu không có vũ công. Bạn không thể mang vũ khúc về nhà trong một chiếc hộp, như ý bạn muốn. Khi vũ công ngưng thì vũ khúc cũng ngừng.

-Trên đường truy tầm Thượng Đế, con người suy tư quá nhiều, nghĩ ngợi quá nhiều, nói năng quá nhiều. Cho dẫu khi họ nhìn vũ khúc đó mà họ gọi là tạo vật, họ cũng chỉ để hết ngày giờ suy tư và bàn tán (với mình hay với người khác), nghĩ ngợi, phân tích và triết lý dông dài. Toàn những chữ là chữ. Toàn tiếng động và tiếng động mà thôi. 

-Bạn hãy im hơi lặng tiếng để chiêm ngắm Vũ Khúc. Bạn chỉ việc nhìn: một ngôi sao, một đóa hoa, một chiếc lá úa, một con chim, môt viên đá... bất cứ yếu tố nào kết thành vũ khúc cũng đều đáng kể hết. Bạn hãy nhìn. Bạn hãy lắng nghe. Bạn hãy cảm nhận. Bạn hãy đụng chạm. Bạn hãy thưởng thức. Và chắc chắn không sớm thì muộn bạn cũng sẽ nhận chân Thượng Đế - Ngài chính là vị Vũ Công! 

-Một đệ tử ngày nào cũng than vản với Thiền Sư một câu như sau: "Thầy đã giấu con bí quyết tối hậu của Thiền." Anh ta không chấp nhận sự kiện Thiền-Sư không chịu trả lời. 

-Ngày kia, họ đang sánh bước dạo chơi dọc theo sườn đồi thì nghe một con chim hót.

-Thiền Sư hỏi: "Con có nghe con chim đó hót không?"

-Đệ tử trả lời: "Dạ có."

-“Này, bây giờ con đã rõ là thầy không giấu giếm con điều gì.”

-"Dạ."

-Nếu bạn đã thực sự nghe một con chim hót, nếu bạn đã thực sự nhìn thấy một thân cây... thì bạn đang có khả năng hiểu biết, vượt qua những ngôn từ và khái niệm. 

-Bạn nói gì? Bạn bảo rằng mình đã nghe hằng chục con chim hót và thấy hằng trăm thân cây ư? À! Có đúng là bạn đã nhìn thấy thân cây hay chỉ nhìn thấy cái nhản hiệu mà thôi? Nếu bạn nhìn một thân cây và thấy một thân cây, thì bạn chưa thực sự nhìn thấy cây. Khi bạn nhìn một thân cây và thấy "sức sống đang tiềm ẩn trong đó" - lúc bấy giờ bạn mới thực sự nhìn thấy! Lòng bạn có bao giờ tràn ngập niềm hân hoan không thốt nên lời khi nghe một con chim hót chưa?

Như Tiếng Chim Ca
(The Song of the Bird)
Anthony de Mello, S.J.
Dịch giả: Gs. Đỗ Tân Hưng
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

Xướng Hoạ: Đường Đời Học Được





Xướng

Xem Tây du ký học thêm ra
"Của quý đừng khoe" du hành xa
Một đêm ngàn kế, trong bụng dạ
Ngỡ ngàng, tưởng Chánh hoá ra Tà
Nhắn nhủ ai ơi đừng dùng hết
Tư lương tài trí vốn phù hoa
Luôn nhớ nên dành khi cần đến
Tám ngọn gió đời "Thổi Cuốn Ta"

Huệ Hương

Họa

Đường đời học được, hãy buông ra
Buông ngã, tùy duyên Đạo không xa
Rỗng lặng sáng trong, minh nguyệt dạ
Khởi vọng cầu Chân, Chánh hóa Tà
Thân như ánh chớp, không rồi có *
Dâng đời trọn vẹn, đóa tâm hoa
Pháp nhìn như thị, đi rồi đến
Còn có ngọn nào "Sẽ Thổi Ta?"


NT






*Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc Xuân vinh Thu hựu khô
Nhiệm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô..

Dịch nghĩa
Thân như ánh chớp có không
Cỏ cây Xuân thắm Thu Đông lại tàn
Tùy duyên vận pháp nhẹ nhàng
Thịnh suy ngọn cỏ sương tan ngại gì.

Thiền sư Vạn Hạnh
Đăng bởi Cội Nguồn : Thứ Tư, tháng 3 23, 2016
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Vì Sao Rau Tươi Không Thể Thiếu Trong Các Bửa Ăn?



Trong ăn uống, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng protid và lipid trong rau không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, axit hữu cơ... 

Ngoài ra, rau tươi còn ảnh hưởng tốt đến quá trình tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn. 


Ảnh minh họa

Rau tươi ở nước ta rất phong phú, có thể chia thành nhiều nhóm: nhóm rau xanh như rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần...; nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu...; nhóm cho quả như cà chua, cà bát, cà pháo, dưa chuột...; nhóm hành gồm các loại hành, tỏi...

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của rau tươi khác nhau tùy theo từng loại rau. Lượng protid trong rau tươi nói chung thấp (dao động từ 0,5-1,5%). Tuy vậy có nhiều loại rau chứa hàm lượng protid đáng kể như nhóm đậu tươi, đậu đũa (4-6 %), rau muống (2,7%), rau ngót (4,1 %), cần tây (3,1%), su hào, rau dền, rau đay (1,8-2,2%). Về glucid, trong rau tươi có các loại đường đơn dễ hấp thụ, tinh bột, xenluloza và các chất pectin. Hàm lượng trung bình của glucid trong rau tươi khoảng 3-4 %, có những loại có tới 6-8%. Chất xenluloza của rau có vai trò sinh lý lớn vì cấu trúc của nó mịn màng hơn xenluloza của ngũ cốc. Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch của ruột giúp tiêu hóa dễ dàng. 

Rau tươi kích thích sự thèm ăn và ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hóa, đặc biệt rõ rệt ở các loại rau có tính tinh dầu như rau mùi, rau thơm... 

Ăn rau tươi phối hợp với những thức ăn nhiều protid, lipid, glucid làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày. Thí dụ: trong chế độ ăn có cả rau và protid thì lượng dịch vị tiết ra tăng gấp hai lần so với chế độ ăn chỉ có protid. Cũng vì vậy, bữa ăn có rau tươi tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hóa và hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác. 

Rau tươi còn là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng, nhất là các chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magiê. Trong cơ thể những chất này cho những gốc tự do cần thiết để trung hòa các sản phẩm axít do thức ăn hoặc do quá trình chuyển hóa tạo thành. Đặc biệt rau có nhiều kali ở dưới dạng kali carbonat, muối kali của các axít hữu cơ và nhiều chất khác dễ tan trong nước và dịch tiêu hoá. Các muối kali làm giảm khả năng tích chứa nước của protid ở tổ chức, do đó có tác dụng lợi tiểu. Lượng magiê trong rau tươi cũng rất đáng chú ý, dao động từ 5-75mg%. Đặc biệt là các loại rau thơm, rau dền, rau đậu có nhiều magiê. 

Chất sắt trong rau tươi cũng được cơ thể  hấp thụ tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, xà lách là nguồn mangan rất tốt.

Nói tóm lại, bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hóa chất độc nguy hiểm.

BS. Chúc Phong - 
Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Theo Phụ nữ)
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Cư Trần Lạc Đạo Phú Đệ Lục Hội


Thực thế!
Hãy xá vô tâm;
Tự nhiên hợp đạo.
Dừng tam nghiệp mới lặng thân tâm;
Đạt một lòng thì thông tổ giáo.
Nhận văn giải nghĩa, lạc lài nên thiền khách bơ vơ;
Chứng lý tri cơ, cứng cát phải nạp tăng khôn khéo.
Han hữu lậu, han vô lậu, bảo cho hay: the lọt, duộc thưng;
Hỏi Đại thừa, hỏi Tiểu thừa, thưa thẳng tắt: sồi tiền, tơ gạo.
Nhận biết làu làu lòng vốn, chẳng ngại bề thời tiết nhân duyên;
Chùi cho vặc vặc tính gương, nào có nhuốm căn trần huyên náo.
Vàng chưa hết quặng, xá tua chín phen đúc chín phen rèn;
Lộc chẳng còn tham, miễn được một thì chay một thì cháo.
Sạch giới lòng, dồi giới tướng, nội ngoại nên Bồ Tát trang nghiêm;
Ngay thờ chúa, thảo thờ cha, đi đỗ mới trượng phu trung hiếu.
Tham thiền kén bạn, nát thân mình mới khá hồi ân;
Học đạo thờ thầy, dọt xương óc chưa thông của báo.


Chữ Nôm:
第六會
實世
唉舍無心
自然合道
停三業買瞆身心
達蔑峼時通祖教
認文解義,落來年禪客巴為
証理知機,勁葛沛訥僧坤窖
嘆有漏嘆無漏,保朱処硦律杓菱?
坙大乘坙小乘,撪倘悉斅錢絲欕
認別漏漏峼本,庄櫀皮時節因緣
搥朱域域性爯,儍固染根塵喧鬧
釺渚歇霚,舍須佂番篤佂番煉
祿庄群貪,免特蔑時齋蔑時粥
瀝戒峼搥戒相,內外年菩薩莊嚴
桰蜍主討蜍吒,岃杜買丈夫忠孝
參禪見伴,涅身命買可回恩
學道蜍柴,扟昌沃渚通晫報

Nguồn: Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977


Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Thập Độ Ba La Mật


Ni Sư Thích Nữ Triệt Như
Từ Nguồn Thiền Tánh Không
Sưu tầm: Tuệ Nghiêm

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Chia Sẽ: Sự Thành Thật



Đây là câu chuyện xảy ra vào buổi trưa tháng 8/2010 tại thành phố New York, Hoa Kỳ. Harris và một đồng nghiệp trong công ty quảng cáo cùng đi ăn trưa tại nhà hàng. Cả hai đã gặp một người ăn xin khiến họ không thể nào quên…

Khi hai người đang đứng bên cạnh đường thì một người ăn xin tiến về phía của Harris. Người ăn xin ấp úng nói: “Tên tôi là Valentine, tôi đã thất nghiệp 3 năm rồi, và chỉ dựa vào ăn xin sống qua ngày. Tôi nói ra hoàn cảnh thật của mình mong cô có nguyện ý giúp đỡ. Cô có thể cho tôi một ít tiền lẻ để mua chút đồ ăn và nước uống không?”

Sau khi nói xong, Valentine đưa ánh mắt nhìn Harris như đang đợi câu trả lời.

Nhìn Valentine, Harris đã động lòng trắc ẩn. Cô mỉm cười nói với Valentine: “Không vấn đề gì, tôi hoàn toàn nguyện ý giúp cậu”. Nói rồi Harris đưa tay vào túi để lấy tiền cho Valentine, nhưng tiếc là cô không còn chút tiền mặt nào, mà chỉ có một thẻ tín dụng. Cô thấy băn khoăn, cầm thẻ tín dụng mà không biết phải làm sao.

Nhìn thấy Harris đang tỏ vẻ ái ngại, Valentine nhỏ giọng nói: “Nếu như quý cô tin tưởng, có thể đưa thẻ tín dụng cho tôi mượn.” Harris vốn có tấm lòng lương thiện nên cô không một chút nghi ngờ đã đưa thẻ cho Valentine.

Cầm thẻ tín dụng xong, Valentine chưa vội rời đi mà còn nói với Harris: “Ngoài việc mua đồ ăn, tôi còn có thể mua thêm ít nước không?”

Harris không suy nghĩ gì thêm, cô nói: “Hoàn toàn có thể, nếu như cậu còn cần mua thứ gì thì cứ mua đi nhé!”

Valentine cầm thẻ tín dụng rồi rời đi. Harris và bạn cùng nhau bước vào nhà hàng. Ngồi xuống không lâu, cô bắt đầu thấy hối hận. Harris có vẻ buồn buồn rồi nói chuyện với bạn: “Thẻ tín dụng của mình không có mật mã, trong thẻ có tới 100.000 USD, cậu kia chắc sẽ cầm mà bỏ trốn, phần lớn là không trả lại cho mình rồi.”

Người bạn lại nói thêm vào: “Bạn quá dễ tin tưởng người xa lạ. Bạn thật quá lương thiện lại ngây thơ nữa!”

Harris giờ nghĩ lại, cô không còn tâm trạng để ăn cơm nữa. Đợi bạn ăn xong rồi hai người rời khỏi nhà hàng.

Điều ngạc nhiên mà họ không ngờ tới là Valentine đã đợi ở bên ngoài từ lâu. Anh dùng hai tay đưa thẻ tín dụng và chi phiếu thanh toán cho Harris. Rồi anh nói: “Tôi đã tiêu hết 25 USD để mua một ít đồ dùng rửa mặt, hai bình nước. Quý cô có thể kiểm tra đối chiếu ngay bây giờ.”

Nhìn người ăn xin biết giữ chữ tín, Harris cùng với bạn của mình đã vô cùng kinh ngạc và cảm động. Cô không thể làm chủ được mà nắm tay Valentine rồi liên tục nói: “Cảm ơn cậu, cảm ơn cậu!”

Valentine khó hiểu về tình huống này: “Cô giúp tôi, tôi phải cảm ơn cô mới đúng chứ. Tại sao cô lại phải cảm ơn tôi?”

Sau đó Harris đã đem câu chuyện này kể cho một tòa soạn báo ở New York. Sự thành thật của Valentine khiến tòa soạn cảm động, giúp tờ báo hướng con người đến với chuẩn mực đạo đức cao hơn. Bài viết do đó cũng được nhiều người đón nhận. Nhiều độc giả đã gửi thư đến tòa soạn nguyện ý giúp đỡ Valentine.

Một thương nhân ở bang Texas sau khi xem báo, ông đã gửi cho Valentine hơn 6000 USD kèm theo lời khen tặng về sự thành thật.

Điều làm cho Valentine vui mừng hơn nữa đó là chỉ vài ngày sau anh đã nhận được cuộc điện thoại từ hãng hàng không Wisconsin Airlines. Hãng mời anh về làm nhân viên phục vụ, đồng thời thông báo rằng anh có thể ký hợp đồng đi làm ngay.

Trong một khoảng thời gian ngắn Valentine đã nhận được niềm vui quá lớn. Anh chia sẻ: “Từ nhỏ mẹ của tôi đã dạy rằng: làm người nhất định phải thành thật và giữ chữ tín, dù cho có nghèo hèn phải lưu lạc đầu đường cũng không được vứt bỏ chữ tín…” Valentine giờ đã hiểu: làm một người thành thật nhất định sẽ nhận được phúc báo!

Abraham Lincoln từng nói: “Thành thật là phương sách tốt nhất!”.

Còn một nhà kinh doanh cũng từng chia sẻ: “Tôi đã chọn cách làm ăn thành thật, kể cả trong lúc khó khăn nhất. Và kết quả khiến tôi không bao giờ phải hối hận với thái độ kinh doanh mà mình lựa chọn.”

San San
Theo Trung Tâm Hộ Tông
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Suy Ngẫm: Dục Vọng


Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?”

Thiền sư đáp: “Dục vọng!”

Người đó lộ vẻ hoài nghi.

Thiền sư nói: “Hãy để tôi kể vài câu chuyện cho ông nghe vậy”.


Truyện thứ nhất: 

Một vị tăng nhân hốt hoảng từ trong rừng chạy đến, vừa khéo gặp hai người bạn vô cùng thân thiết đang tản bộ bên rừng. Họ hỏi vị tăng nhân: “Chuyện gì mà ông hốt hoảng quá vậy?”

Vị tăng nhân nói: “Thật là kinh khủng, tôi đào được một đống vàng ở trong rừng!”

Hai người bạn, không nhịn được liền nói: “Thật đúng là tên đại ngốc! Đào được vàng, việc tốt như thế mà ông lại cho là kinh khủng, thật không thể hiểu nổi!”

Thế là họ lại hỏi vị tăng nhân kia: “Ông đào được vàng ở đâu? Chỉ cho chúng tôi xem với!”

Vị tăng nhân nói: “Thứ xấu xa như thế, các ông không sợ sao? Nó sẽ nuốt chửng người ta đấy!”

Hai người kia gạt phăng, hùng hổ nói: “Chúng tôi không sợ, ông mau mau chỉ chỗ xem nào!”

Vị tăng nhân nói: “Chính là bên dưới cái cây ở bìa rừng phía tây.”

Hai người bạn liền lập tức tìm đến chỗ vị tăng nhân vừa chỉ, quả nhiên phát hiện được số vàng đó. Người này liền nói với người kia rằng: “Tên hòa thượng đó đúng là ngốc thật, thứ vàng bạc mà mọi người đều khao khát đang ở ngay trước mắt, thế mà lại trở thành quái vật ăn thịt người”. Người kia cũng gật đầu đồng tình.

Thế là họ bàn với nhau làm thế nào để chuyển số vàng này về nhà. Một người trong đó nói: “Ban ngày mà đem nó về thật không an toàn cho lắm, hay là đêm đến chúng ta mới vận chuyển, vậy sẽ chắc ăn hơn. Tôi ở lại đây canh chừng, ông hãy về mang chút cơm rau trở lại, chúng ta ăn cơm rồi đợi đến trời tối mới chuyển số vàng này về nhà”.

Người kia liền làm theo người bạn nói. Người ở lại nghĩ: “Nếu như số vàng này đều thuộc về sở hữu của riêng ta thì hay biết mấy! Đợi hắn quay lại, ta hãy dùng cây gậy gỗ đánh chết đi, vậy thì toàn bộ số vàng này là của ta hết rồi”.

Thế là khi người bạn đem cơm rau đến khu rừng, người kia liền từ phía sau lưng dùng gậy gỗ đánh mạnh vào đầu khiến ông ta chết ngay tại chỗ, sau còn nói rằng: “Bằng hữu ơi, chính là số vàng này buộc tôi phải làm như vậy”.

Sau đó ông ta vớ lấy thức ăn mà người bạn mang đến, ăn ngấu nghiến. Chưa được bao lâu, người này cảm thấy rất khó chịu, trong bụng giống như bị lửa thiêu đốt. Khi đó, ông ta mới biết rằng mình đã bị trúng độc. Trước lúc chết, ông mới nói rằng: “Lời hòa thượng đó nói quả thật không sai!”.


Truyện thứ hai: 

Có một người nông dân muốn mua đất, ông ta nghe nói một người ở vùng khác có đất muốn bán, liền quyết định đến đó hỏi thăm. Người bán đất nói với ông ta rằng: “Chỉ cần giao một nghìn lạng bạc, ta sẽ cho ông thời gian một ngày, bắt đầu tính từ lúc mặt trời mọc, đến khi mặt trời lặn xuống núi, ông có thể dùng bước chân khoanh tròn được bao nhiêu đất, thì số đất đó sẽ chính là của ông, nhưng nếu ông không trở về nơi khởi điểm, thì ngay cả một tấc đất ông cũng sẽ không có được”.

Người nông dân đó nghĩ thầm: “Nếu như hôm nay ta vất vả một chút, đi nhiều đường hơn một chút, thì chẳng phải có thể đi được vòng rất lớn, theo đó sẽ có được một mảnh đất rất lớn hay sao? Làm ăn như vậy quả thật là rất có lợi!” Thế là ông ta liền ký kết giao ước cùng người chủ đất đó.

Mặt trời vừa mới nhô lên, ông ta liền cất bước thật dài đi nhanh về phía trước. Đến giữa trưa, bước chân của ông vẫn không dừng lại giây phút nào, cứ mãi đi về phía trước, trong lòng nghĩ: “Hãy ráng chịu đựng một hôm nay, sau này sẽ có thể hưởng thụ hồi báo của vất vả hôm nay mang đến rồi”.

Ông ta cứ thế tiếp tục đi về phía trước, đến khi mặt trời sắp lặn rồi mới chịu quay trở về, trong lòng vô cùng lo lắng, bởi vì nếu như không về kịp thì một tấc đất cũng chẳng có. Thế là ông ta vội vàng trở về theo đường tắt. Tuy nhiên, mặt trời sắp xuống núi, ông ta đành phải liều mạng mà chạy, cuối cùng chỉ còn thiếu vài bước thì đến vạch khởi điểm, nhưng sức lực đã cạn kiệt, ông ngã nhào xuống nơi đó.


Truyện thứ ba: 

Có một họa sĩ rất nổi tiếng, ông muốn vẽ Phật và ma, nhưng không tìm được người làm mẫu phù hợp, vì đầu óc ông không tài nào tưởng tượng ra nổi hình dáng của Phật, nên rất lo lắng. Trong một lần tình cờ, ông vô tình nhìn thấy một người có khí chất thu hút người họa sĩ sâu sắc. Vậy là ông liền đề nghị người đó làm người mẫu cho ông và hứa sẽ hậu tạ rất nhiều tiền.

Tác phẩm của họa sĩ hoàn thành đã gây chấn động ở vùng đó. Nhà họa sĩ nói: “Đó là bức tranh vừa ý nhất mà tôi từng vẽ qua, bởi người làm mẫu cho tôi quả khiến người ta vừa nhìn thấy nhất định hình dung ra một vị Phật, loại khí chất thanh thoát an lành trên người anh có thể cảm động bất kì ai”.

Người họa sĩ sau đó đã cho người thanh niên rất nhiều tiền như lời đã hứa.

Cũng nhờ bức tranh này, mọi người không còn gọi ông là họa sĩ nữa, mà gọi ông là “họa Thánh”.

Bẵng đi một thời gian, có người đặt họa sĩ vẽ một bức tranh về ma, nhưng điều này lại trở thành một vấn đề khó của ông, vì chẳng biết tìm hình tượng ma quỷ ở đâu. Ông đã hỏi thăm rất nhiều nơi, tìm rất nhiều người có vẻ ngoài hung dữ, nhưng không ai vừa ý cả.

Cuối cùng, ông tìm được trong nhà tù một tù nhân rất phù hợp với đối tượng ông cần vẽ. Họa sĩ vô cùng mừng rỡ, nhưng khi ông đối diện phạm nhân đó, người này đột nhiên khóc lóc đau khổ trước mặt ông.

Nhà họa sĩ rất lấy làm kinh ngạc, liền hỏi rõ ngọn ngành.

Người phạm nhân đó nói: “Tại sao lần trước khi người mà ông tìm để vẽ Phật là tôi, bây giờ khi vẽ ma quỷ, người ông tìm đến vẫn là tôi!”

Người họa sĩ giật cả mình, thế là ông lại nhìn kỹ người phạm nhân đó, rồi nói: “Sao lại có thể chứ? Người mà tôi tìm để vẽ Phật ấy khí chất phi phàm, còn cậu xem ra chính là một hình tượng ma quỷ thuần túy, sao lại có thể là cùng một người được? Điều này thật kì lạ, quả thật khiến người ta không thể nào lý giải được”.

Người kia đau khổ bi ai nói: “Chính là ông đã khiến tôi từ Phật biến thành ma quỷ”.
Họa sĩ nói: “Sao cậu lại nói như vậy, tôi vốn đâu có làm gì đối với cậu đâu”.

Ngươi đó nói: “Kể từ sau khi tôi nhận được số tiền ông cho, liền đi đến những chốn ăn chơi để tìm thú vui, mặc sức tiêu xài. Đến sau này, tiền tiêu sạch hết, mà tôi lại đã quen với cuộc sống đó rồi, dục vọng đã khởi phát mà không thể thu hồi lại được. Thế là tôi liền giật tiền người ta, còn giết người nữa, chỉ cần có được tiền, chuyện xấu gì tôi cũng có thể làm, kết quả đã thành ra bộ dạng này của ngày hôm nay đây”.

Người họa sĩ nghe xong những lời này, cảm khái vạn phần, ông sợ hãi than rằng bản tính con người trước dục vọng lại biến đổi mau chóng đến thế. Con người chính là yếu nhược như vậy đó. Thế là ông áy náy quăng cây bút vẽ xuống đất, từ đó về sau không còn vẽ bức tranh nào nữa.

Con người ta, một khi rơi vào trong cạm bẫy “theo đuổi ham muốn vật chất”, thì rất dễ đánh mất bản thân mình, muốn thoát ra khỏi đã trở thành mục tiêu rất khó khăn, vậy nên bản tính con người không thể đi cùng với lòng tham.

Thiền sư kể xong mấy câu chuyện, nhắm nghiền mắt lại không nói gì cả, còn người kia đã biết được đáp án từ trong những câu chuyện này. 

Dục vọng của con người và ranh giới với hiện thực mãi mãi cũng không cách nào vượt qua được, bởi lòng tham là vô đáy. Con người mãi mãi không biết thỏa mãn, đây chính là điều thường phải suy ngẫm để tự răn mình.

(Nguồn: vietdaikynguyen.com)
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Nghệ Thuật Làm Bản Thân Mình Thành Tấm Gương



Để biết tới thuật giả kim và nghệ thuật làm bản thân mình thành tấm gương, điều cần phải được hiểu. Thứ nhất, có lẽ là không đúng mà nói về việc làm ra tấm gương của cái ta, vì chúng ta tất cả đều đã là những tấm gương rồi, nhưng bị bụi bặm che phủ. Công việc của chúng ta là lau sạch và chùi kĩ tấm gương đó và làm cho nó sáng bóng và rõ nét. Tấm gương không phải là tấm gương nếu bụi được phép lắng đọng lên nó; thế thì nó không phản xạ được gì cả. Năng lực phản xạ của nó bị phá huỷ khi nó bị bụi che phủ. Chúng ta là những tấm gương như thế - bụi đã tích tụ lên chúng ta. 

Cũng hệt như bụi bám vào gương khi đi qua phố xá tấp nập, bụi cũng bám vào khi chúng ta trải qua vô lượng kiếp sống. Nó được tích tụ từ nhiều, rất nhiều cách thức, từ ham muốn của chúng ta, từ vô lượng hành động của chúng ta, và từ việc thường xuyên trở thành người làm của chúng ta. Không ai biết đống bụi đã tích tụ lớn đến đâu - bụi của hành động, của việc trở thành người làm ra các hành động, của bản ngã, của ý nghĩ, của ham muốn và cảm xúc. Cho nên có một tầng bụi bặm rất sâu trên chúng ta.

Vấn đề quan trọng là quan sát, chứng kiến nó tự loại bỏ nó đi. Nếu nó được quét sạch, chúng ta lại là tấm gương. Và mọi thứ đang là phản chiếu trước gương đối với người mà bản thân người đó là tấm gương. Tại sao? - vì bất kì cái gì chúng ta đang là đều được chúng ta nhìn thấy từ mọi phía. Để hiểu điều này, nhớ “Chúng ta chỉ là nhân chứng thấy cái chúng ta đang là, chúng ta chưa bao giờ thấy bất kì cái gì khác ngoài nhân chứng này.” Bất kì cái gì được chúng ta thấy ngoài sự chứng kiến là phóng chiếu của tâm trí chúng ta. Bao giờ chúng ta cũng là nhận biết, chứng kiến. Đấy là khuôn mặt duy nhất nguyên thủy của chúng ta. Nếu không điều gì tốt được chúng ta thấy trong thế giới bên ngoài, thế thì đấy là bởi vì hạt mầm của cái nhìn như vậy ở bên trong chúng ta. Nếu cái xấu xí được thấy trong thế giới bên ngoài, chúng ta nên biết rằng cái xấu đó đã bắt rễ vững chắc bên trong chúng ta. 

Nếu chúng ta thấy bất tín ở mọi nơi bên ngoài, chúng ta nên biết rằng bất tín là ở bên trong ta. Máy chiếu ở bên trong, chỉ màn ảnh là ở bên ngoài, và chúng ta cứ liên tục phóng chiếu lên nó. Chúng ta cứ mở rộng bất kì cái gì bên trong ta phóng chiếu lên màn hình đó.

Làm sao chúng ta có thể trở thành tấm gương được? Để trở thành tấm gương chúng ta sẽ phải chùi sạch bụi bặm đã lắng đọng lên mình. Chúng ta không chỉ chứng kiến là nhân chứng, quan sát bụi bặm để nó tự loại bỏ nó mà chứng kiến quan sát còn dừng việc thu thập bụi mới, thế thì khả năng trở thành tấm gương là được. Bụi cũ được tích luỹ dưới dạng kí ức còn bụi mới được thu thập qua ham muốn.

Chúng ta phải giải phóng bản thân mình khỏi quá khứ và khỏi cả tương lai nữa. Khi chúng ta được tự do khỏi hai điều này, thế thì tâm trí chúng ta sẽ trở thành tấm gương.

Tâm trí đúng là tấm gương. Người có thể nói, “Tôi không có quá khứ không tương lai, tôi đang sống tại đây và bây giờ; chính khoảnh khắc này là tất cả,” người ấy trở thành một tấm gương ngay lập tức.

Làm sao có thể có bất kì căm ghét nào trong trái tim phản ánh trung thực mọi đối tượng đang là dù hữu tình hay vô tình trong tấm gương? Và làm sao có thể có bất kì cảm giác căm ghét nào khi phản xạ riêng của người ấy được thấy trong mọi đối tượng hữu tình và vô tình? Cảm giác căm ghét mất đi; khói của nó tan biến. Đám mây khói biến mất, và cái trở nên thấy được là mặt trời, mặt trời của tình yêu. Nhớ lấy, chừng nào vẫn còn có căm ghét trong tim bạn, tình yêu bạn làm ra và cứ làm ra chỉ có thể là một dạng của căm ghét. Khi căm ghét tan biến tại chính gốc rễ của nó - tức là, khi nó biến mất hoàn toàn và chung cuộc - cái được sinh ra là tình yêu.

Người tìm kiếm phải hiểu đúng nghệ thuật tự mình trở thành tấm gương. Ngay khi người ấy có thể, người ấy ứng dụng và trải nghiệm khoảnh khắc hiện tại thành sự tồn tại của người đó, và bắt đầu sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Người ấy chứng kiến, quan sát tách hẳn bản thân mình với quá khứ cũng như tương lai. Người ấy tự do khỏi kí ức và ham muốn. Thế thì bụi bặm tích luỹ sẽ tan biến đi và sẽ không có khả năng nào cho bụi mới đọng lại.

Osho
Trích Chương 7. Trở thành tấm gương
Đăng bởi Cội Nguồn : Thứ Ba, tháng 4 12, 2016
Sưu tầm: Hanh Nghiêm