Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Giác Ngộ



. Giác Ngộ là gì?

Dựa theo lời dạy của Ðức Phật, Giác Ngộ là sự chứng đắc được Tứ Diệu Ðế và sự diệt tận được tất cả ô nhiễm trong tâm.

Chứng đắc được Tứ Diệu Ðế có nghĩa là phải chứng thực qua chính kinh nghiệm bản thân và trong giây phút nầy, trong tâm thức người hành giả sẽ sanh khởi tâm thánh đạo (Magga citta). Ðây là một tâm sở hoàn toàn mới mẻ, chưa khi nào hành giả kinh nghiệm được trước đó. Tâm này lấy Niết bàn làm đối tượng, và cùng một lúc tẩy trừ mọi ô nhiễm tâm. Từ đó trở đi hành giả sẽ trở thành một người Giác ngộ. Giây phút Giác ngộ nầy được diễn tả trong kinh "Những câu vấn đạo của vua Milinda" (Milinda Panha). Trong kinh này, đại đức Na Tiên (Nagasena) giải thích tâm thánh đạo như sau: "Tâm của hành giả lúc bấy giờ từng chập một liên tục quan sát đối tượng là dòng thân tâm đang trôi chảy, rồi vượt lên trên, phóng đến và lao xuống vào sự chấm dứt của dòng thân và tâm đang không ngừng trôi chảy này".

Sư giảng rõ thêm về "từng chập một quan sát đối tượng". Ở đây có nghĩa là người hành thiền Minh Sát lấy đối tượng là thân và tâm, hoặc lấy năm tập hợp căn bản (ngũ uẩn thủ) mà quan sát chúng không ngừng nghỉ. Khi thiền tập được viên mãn lúc đó tâm người hành giả lấy sự diệt tận của thân và tâm làm đối tượng. Sự diệt tận của thân và tâm này được gọi là Niết Bàn. Vào giây phút Giác ngộ, dòng tâm Minh Sát ngừng nghỉ và được thay vào bởi tâm Thánh đạo; có nghĩa là khi tâm Thánh đạo này sanh khởi thì sẽ không còn tâm Minh Sát cùng các đối tượng của tâm này. Lúc đó chỉ còn tâm Thánh đạo với đối tượng của nó là Niết Bàn. Hành giả khi thiền tập đúng đắn, sẽ chứng đắc bằng trí tuệ sự đoạn diệt của thân tâm, và được gọi là "Người Giác Ngộ", chứng nghiệm được Niết Bàn. Hành thiền đúng đắn có nghĩa là hành giả có khả năng vượt đến điểm đoạn diệt của dòng thân tâm qua trí tuệ của mình chứ không phải qua một hành thức nào khác.

2. Giác ngộ là kết quả của việc hành thiền Minh Sát hay thiền Tứ Niệm Xứ.

Giác Ngộ chỉ được sanh khởi theo sau việc hành thiền Minh Sát. Tâm thánh đạo nầy không được gọi là tâm quả (vipaka) mà được gọi bởi những tên khác. Trong Chú giải có ghi Giác ngộ là kết quả, là lợi lạc, là sự thành tựu mỹ mãn của Thiền Minh Sát. Nếu có học qua về Vi Diệu Pháp, ta có thể hiểu một cách rõ ràng là nếu không có Thiền Minh Sát thì sẽ không có tâm Thánh đạo này. Trong cuốn thứ 7 của Vi Diệu pháp có dạy rằng tâm Thánh đạo này sanh khởi ngay sau một tâm gọi là tâm chuyển tánh hoặc là tâm chuyển dòng, từ dòng phàm sang dòng thánh. Tâm chuyển dòng này chỉ sanh khởi sau tâm Minh Sát. Do đó nếu không có những dòng tâm Minh Sát thì sẽ không có tâm Thánh đạo, có nghĩa là không có Giác Ngộ.

Thế nào là loại Giác Ngộ tức khắc mà ta thường đọc thấy trong kinh sách? Qua nhiều bài kinh, nhiều tích truyện hay Chú giải, ta thường gặp các trường hợp đạt Giác ngộ tức thời ngay sau khi nghe một bài pháp. Thí dụ sau khi Ðức Phật giảng xong bài kinh đầu tiên của Ngài là Kinh Chuyển Pháp Luân thì ngài Kiều Trần Như (Kondana) đắc thánh quả Nhập Lưu. Hoặc qua nhiều tích truyện trong "Kinh Lời Vàng" (Pháp Cú) cũng vậy, có nhiều vị chỉ cần nghe xong một bài pháp, một câu kệ mà có thể đạt quả A La Hán; điều nầy cho chúng ta cảm tưởng như có một loại Giác ngộ nhanh chóng, tức khắc. Sư cũng mong là thật sự có một loại "hoát nhiên đại ngộ" như vậy. Nhưng thật ra, mọi Giác ngộ đều phải đi theo sau một loạt các tuệ Minh Sát. Các vị trên đặc biệt có được sự phát triển thật nhanh chóng các tầng tuệ Minhh Sát nầy, do đã tích lũy rất nhiều ba la mật qua bao kiếp trong quá khứ. Nay căn cơ đã chín mùi, hội đủ điều kiện trổ quả nên chỉ cần nghe một bài pháp của Ðức Phật thì nhanh chóng Giác ngộ; chẳng khác một búp sen chỉ đợi đến tia nắng đầu tiên của mặt trời sẽ lập tức hé nở các cánh hoa.

3. Giới đức của người đạt Giác Ngộ.

Ngay sau giây phút tâm thánh đạo sanh khởi trong tâm hành giả, vị nầy trở thành một thánh nhân. Vị nầy sẽ luôn luôn giữ giới đức trong sạch, và tự động không bao giời phạm một trong 5 giới: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo và dùng chất say. Chú giải có ghi là vị thánh nhân dù có tái sanh trong các kiếp tới cũng không bao giờ phạm ngũ giới. Ngay khi còn bé có thể vị ấy chưa biết được bản chất thánh thiện của mình, nhưng đến lúc lớn lên sẽ tự hiểu rõ phẩm hạnh của mình. Và cho dù không biết đi nữa thì vị ấy cũng không bao giờ phạm ngũ giới. Trong kinh điển có cho thí dụ là nếu đưa cho một đứa bé, một con cá sống và một con cá chết, nếu kiếp trước đã từng Giác ngộ thì bao giờ đứa bé cũng tự động chọn con cá chết. Ðiều nầy cho thấy giới đức tránh sát sanh vẫn luôn luôn tiềm tàng trong đứa bé.

Thời nay có những người tự xưng mình đã Giác ngộ. Có lần trên ti-vi có một vị cho mình là một trong 12 vị Giác ngộ trên thế giới. Thật sự cũng khó biết được điều này. Nhưng ta có thể suy nghĩ suy xét lời tuyên bố đó có đúng hay không, bằng cách căn cứ trên giới đức của người này để xem họ có thật là thánh nhân chưa. Ngoài ra, có trường hợp nhiều người hành thiền kinh nghiệm được những điều mà họ chưa bao giờ kinh nghiệm từ trước, khiến họ tin rằng mình đã đạt Giác ngộ thật sự. Nếu một người có ý nghĩ như vậy, họ phải tự xét lại xem mình có giữ trọn được năm giới không? Nếu không thì nên tự biết là mình chưa Giác ngộ.

4. Có phải chỉ có hàng tăng sĩ mới có thể đạt Giác Ngộ?

Sư nghĩ người đặt câu hỏi nầy không biết gì về Phật Pháp. Câu trả lời là không. Trong thời kỳ Ðức Phật, có rất nhiều kinh điển ghi lại các câu chuyện về những cư sĩ thành đạt Giác ngộ. Thí dụ như chàng thanh niên tên Yassa sau khi nghe Ðức Phật giảng bài kinh đầu tiên "Chuyển Pháp Luân" đã đạt Giác ngộ ngay sau đó, và cha của chàng cũng đạt Giác ngộ tương tự. Vua Bình Sa Vương (Bimbisara) trở thành vị nhập lưu và tiếp tục trị vì vương quốc của mình. Ông Cấp Cô Ðộc (Anathapindika) người đã xây cất và dâng cúng tăng đoàn Kỳ Viên Tự, hoặc như bà Visakka, một vị nữ cư sĩ thuần thành, như ngài Nakulapita, vị vua dòng Thích Ca Mahanama, hay ông Jivaka, vị danh y chữa bệnh cho Ðức Phật, v.v... tất cả những vị trên đều đạt Giác ngộ lúc sanh tiền và tiếp tục đời sống cư sĩ của họ cho đến lúc chết. Như vậy vấn đề Giác ngộ không phải chỉ dành riêng cho hàng xuất gia, mà bất cứ ai có quyết tâm hành Thiền Minh Sát đều có thể thành đạt.

5. Có phải Giác Ngộ chỉ dành riêng cho nam giới?

Ðây cũng là một câu hỏi không mấy thông minh. Câu trả lời là không. Ðức Phật có người dì, vừa là mẹ nuôi, tên là Gotami muốn được thành tỳ kheo ni và gia nhập Tăng đoàn, nhưng Ðức Phật đã nhiều lần từ chối. Tuy vậy bà vẫn không nản lòng. Một hôm, bà cùng 500 vị công chúa dòng Thích Ca đi đến gặp Ðức Phật để tiếp tục thỉnh cầu Ngài. Các vị nầy đứng chờ phía ngoài tu viện. Sau một ngày đường đi bộ, ai cũng mỏi mệt. Ngài Ananda thấy vậy mới hỏi nguyên do, rồi vào trình lại lời thỉnh cầu của họ. Sau khi Ðức Phật từ chối ba lần, ngài Ananda mới hỏi "Bạch Ðức Thế Tôn, vậy một người đàn bà sau khi xuất gia có thể đạt các tầng Giác ngộ như Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai hoặc A La Hán không?" Ðức Phật trả lời "Ðược, có thể đạt các quả vị trên khi rời bỏ cuộc sống thế tục, sống đời phẩm hạnh". Câu xác nhận trên cho ta thấy là mọi người đều có thể đạt Giác Ngộ và trong thời kỳ Ðức Phật, đã có nhiều người nữ đã trở thành bậc thánh nhân trong khi đang là cư sĩ, như bà Visakka, hoặc đang là tăng ni như các bà Gotami, công chúa Yasodara (Gia-du-đà-la, vợ của Bồ Tát Thái Tử Sidharta), Rupananda, Uppalavanna, Khema, Pantacara v.v... Lời tán thán hoan hỉ khi thành đạt Giác ngộ của các vị nầy đã được ghi lại trong bộ kinh "Trưởng Ni Kệ" (Therigatha).

6. Một người đạt Giác ngộ có tự biết là mình đã được Giác ngộ không?

Giác ngộ là một kinh nghiệm của bản thân. Một người phải tự trải qua kinh nghiệm đó, trạng thái đó mới biết được, cho nên khi người ấy đã đạt được thì tất nhiên họ phải biết. Ngay sau khi dòng tâm của Giác ngộ vừa chấm dứt thì sẽ có các dòng tâm khác sanh khởi tiếp đó; lúc bấy giờ vị thánh nhân sẽ duyệt lại các thánh đạo, thánh quả, những ô nhiễm trong tâm đã đoạn diệt cùng những ô nhiễm chưa đoạn diệt. Phần đông các vị thánh đạt Giác ngộ đều duyệt lại ít nhất là ba kinh nghiệm: thánh đạo, thánh quả và Niết bàn. Vấn đề ô nhiễm trong tâm đã tận diệt hoặc chưa tận diệt thì tùy vị đó, có thể họ sẽ duyệt lại hoặc sẽ không duyệt lại.

Một người khi đạt Niết bàn mà nếu không có kiến thức, không có hiểu biết về Phật Pháp thì có thể người đó không hay biết được là mình đã được thánh quả trên. Thí dụ khi một người ghé đến thiền viện này sẽ có kinh nghiệm về nơi chốn này, nhưng người đó có thể không biết chỗ nầy có tên là Như Lai Thiền Viện. Một thánh nhân cũng vậy, có thể vị ấy không biết là mình đã đạt Giác ngộ, nhưng vị ấy chắc chắn biết là mình đã đạt được một cái gì đặc biệt.

7. Giác Ngộ của Ðức Phật và của những đệ tử của Ngài có giống nhau không?

Ðức Phật là người đầu tiên thành đạt Giác Ngộ và sau đó Ngài đã giảng dạy cho những người khác, và họ cũng đã thành đạt được như Ngài. Những người nầy được gọi là những Thánh đệ tử (Sawakhas). 

Vậy phẩm chất Giác ngộ của Ngài và của họ có khác nhau không? Câu trả lời là khác.

Sự Giác ngộ của chư Phật thường được đi kèm thêm với những trí tuệ đặc biệt mà chỉ một vị Phật mới có được, như sự Toàn Giác và Ðại Bi Tâm. Và nếu nhìn vào mức độ tận diệt ô nhiễm, cũng có sự khác nhau. Tâm của một vị Phật hoàn toàn trong sạch, không còn tì vết. Tâm của một vị A La Hán cũng hoàn toàn trong sạch, nhưng chưa bỏ hẳn được các tì vết, còn được gọi là các tập khí cũ (Phạn Ngữ "Vasana" có nghĩa là các tiền khiên tật, đó là một năng lực có từ các ô nhiễm cũ nhưng chính nó không phải là tâm ô nhiễm). Một người tuy đã tẩy trừ được mọi ô nhiễm trong tâm, nhưng từ cách hành động bên ngoài, vẫn có thể giống như một kẻ chưa Giác ngộ, tức là vẫn còn bị ảnh hưởng của các tiền khiên tật tích lũy từ bao kiếp trước. Khi Ðức Phật đạt Giác ngộ thì Ngài đồng thời tẩy sạch hoàn toàn mọi ô nhiễm trong tâm, cũng như mọi tiền khiên tật bên ngoài, nhưng đối với các vị thánh đệ tử thì các tập khí ấy có thể vẫn chưa xóa bỏ được; ví như một bình rượu tuy đã rửa sạch bên trong nhưng bình vẫn còn lưu lại mùi rượu.

8. Có thể có Giác ngộ ở ngoài giáo Pháp của Ðức Phật không?

Một người không phải là Phật tử có thể đạt Giác Ngộ hay không? Trước giờ Ðức Phật nhập đại Niết bàn, có một vị ẩn sĩ tên Subhada đến gặp và hỏi Ngài: "Có những vị thầy ngoại đạo tuyên bố họ là những bậc Giác Ngộ, điều nầy có đúng như vậy hay không ?". Ðức Phật dạy Sudhada hãy tạm gác bỏ câu hỏi nầy qua một bên, Ngài cho một câu trả lời khác: "Nếu Giáo Pháp nào, gồm Giáo Lý và Giới Luật, mà không có Bát Chánh Ðạo thì sẽ không có những vị ẩn sĩ đạt tầng thánh thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư . Nhưng nếu Giáo Pháp nào có Bát Chánh Ðạo thì sẽ có các hàng ẩn sĩ đạt tầng thánh thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư".

Ở đây, Sư giảng thêm là bất cứ tôn giáo nào có dạy thực hành Bát Chánh Ðạo, thực hành Thiền Minh Sát thì tôn giáo đó sẽ sản sinh ra những vị Giác ngộ, ngược lại tôn giáo nào không có hai yếu tố trên, thì người theo đạo sẽ không ai được Giác ngộ. Vì Thiền Minh Sát và Bát Chánh Ðạo là một. Chúng ta nên tránh nói là ngoài Phật Pháp thì không có Giác ngộ, nhưng ta phải hiểu rằng chỉ trong Phật Pháp ta mới có thể trọn vẹn thấy được Bát Chánh Ðạo mà thôi.

Trong thời Ðức Phật tuy có rất nhiều môn phái, nhưng các môn phái nầy không đào tạo được những ẩn sĩ thực thụ đã tận diệt được mọi ô nhiễm trong tâm. Do đó, muốn trả lời gián tiếp hay trực tiếp câu hỏi nầy thì tùy cách chúng ta nói, nhưng cần phải dựa trên một sự thật căn bản: đó là chỉ có Bát Chánh Ðạo mới đưa đến Giác Ngộ mà thôi.

9. Những tầng bậc Giác Ngộ

Nếu nói đến sự thành đạt Tứ Diệu Ðế thì Giác Ngộ chỉ có một nhưng nếu đặt vấn đề tận diệt ô nhiễm trong tâm thì Giác Ngộ có 4 tầng.:

Tầng Giác Ngộ thứ nhất, Nhập Lưu (Tư-đà-hoàn, sotapanna):

Chỉ một người đã nhập vào dòng suối giải thoát của Thánh đạo. Vì con suối nào cũng dẫn ra biển cả, nên một vị Nhập Lưu sớm muộn gì cũng đạt Giác Ngộ. Một vị Nhập Lưu tận diệt được hai ô nhiễm: tà kiến và hoài nghi. Ðoạn trừ tà kiến là không còn tin tưởng vào cái ta hay cái ngã trường tồn, không còn mơ hồ gì về luận nghiệp báo. Ðoạn trừ hoài nghi là không còn nghi ngờ về Pháp môn đang thực hành, nghi ngờ về định luật nhân duyên. Khi hai ô nhiễm nầy đã được tận diệt thì chúng sẽ không bao giờ sanh khởi trở lại nữa. Một vị Nhập Lưu sẽ chỉ còn tái sanh bảy lần trong cõi người hay cõi trời mà thôi, chứ không tái sanh vào bốn đường ác đạo.

Tầng Giác Ngộ thứ hai, Nhất Lai, (Tư-đà-hàm, sakadagami): 

Nếu vị Nhập Lưu tiếp tục hành thiền và đạt kết quả kế tiếp thì gọi là được quả vị Nhất Lai; có nghĩa là chỉ còn một lần tái sanh vào cõi người nữa mà thôi. Tuy vị nầy không tận diệt được thêm một ô nhiễm nào khác, nhưng những ô nhiễm còn lại trong tâm trở nên yếu đi. Do đó, vị nầy chỉ còn lại hai lần tái sinh vào cõi sắc giới mà thôi, tức là sau khi mãn kiếp, sẽ tái sinh vào cõi trời và sau khi mãn kiếp chư Thiên, vị nầy sẽ trở lại cõi người trong kiếp cuối cùng để đạt Giác Ngộ.

Tầng Giác Ngộ thứ ba, Bất Lai, (A-na-hàm, anagami): 

Nếu vị Nhất lai tiếp tục hành thiền và đạt được kết quả kế tiếp thì gọi là được quả vị Bất Lai; có nghĩa là vị nầy sẽ không còn trở lại cõi sắc giới. Thêm hai ô nhiễm nữa là ái dục và sân hận được diệt tận, tức là không còn bị bám níu vào bất cứ đối tượng của giác quan và không còn bị chi phối bởi sự giận dữ, ganh tị hay sợ hãi, ưu phiền nữa. Vị nầy trước khi chết chắc chắn sẽ đắc nhiều tầng thiền định, sẽ thác sinh vào cõi phạm Thiên, là cõi của các bậc hoàn toàn trong sạch. Vị Bất Lai hoàn toàn gần giống như một vị A La Hán nghĩa là không còn dính mắc gì vào các đối tượng ở cõi dục giới, chỉ khác có một điểm là tâm của vị Nhất Lai còn hướng về cõi của các vị Phạm Thiên. Do đó mà khi mãn kiếp, họ sẽ sanh vào cõi Phạm Thiên.

Tầng Giác Ngộ thứ tư, A La Hán (arahan): 

Nếu vị Bất Lai tiếp tục hành thiền, đạt được kết quả cuối cùng là tầng thánh giải thoát A La Hán. "A La Hán" nguyên nghĩa là bậc đáng cung kính, đã tận diệt mọi ô nhiễm còn lại trong tâm. Các ô nhiễm nầy sẽ không bao giờ trở lại dù vị nầy còn mang thân xác làm người. Như đã nói trên, các vị A La Hán vẫn còn mang dấu vết của những tiền khiên tật, tuy rằng tâm họ hoàn toàn không còn khả năng bám níu vào tất cả những gì thuộc các cõi người hay cõi Phạm Thiên. Tâm của các vị nầy trong sạch như vậy nên họ không còn tái sanh. Tham ái, bám víu là những tâm sở có khả năng tái tạo kiếp sống mới, nó làm cho chúng ta phải tái sanh. Một vị A La Hán ví như một ngọn đèn dầu, lửa sẽ lụn tắt khi dầu cạn. Thân xác vị nầy mang trong kiếp hiện tại là thân xác cuối cùng, và kiếp sống mà họ đạt được quả vị nầy sẽ là kiếp sống chót.

Trên đây Sư đã giải thích về Giác Ngộ dựa vào lời dạy của Ðức Phật. Mục đích của chúng ta khi hành thiền là để đạt được những tầng Giác Ngộ trên khi thiền tập của chúng ta viên mãn. Ðức Phật luôn luôn dạy rằng khi một người đạt quả vị Nhập Lưu, người đó không nên tự mãn rồi đứng ở quả vị đó, mà phải tiếp tục cố gắng tu tập để đạt đến các tầng Giác Ngộ kế tiếp, như Nhất Lai, Bất Lai, và A La Hán. Chúng ta không nên chỉ tự bằng lòng với sự giữ giới mà phải tiến đến thiền tập. Rồi cũng không nên dừng lại trong hạnh phúc do thiền tập mang lại mà phải nỗ lực tiến tới đạt các thánh quả Giác ngộ qua trí tuệ.

Mục đích Giáo Pháp của Ðức Phật là giúp chúng sinh thoát mọi khổ đau. Dù có được tái sanh vào cõi trời cao nhất là Phạm Thiên đi nữa, ta vẫn còn trong vòng luân hồi. Ðức Phật thường dạy rằng chính ta kiếp làm bậc Phạm Thiên vẫn còn bị đau khổ, là vì kiếp đó vẫn còn sinh tử. Cho nên muốn thoát hết khổ đau, chúng ta phải nghĩ đến cách thoát ra khỏi tất cả các cõi trong vòng luân hồi nầy.

Vậy Sư chúc cho sự thiền tập của quí vị được tốt đẹp, đưa dẫn đến kết quả cao cả nhất là tầng Giác ngộ giải thoát A La Hán.

SADHU! SADHU! SADHU!
NLTV 24-04-1998
Theo: Hương vị Pháp bảo
Tác giả: Sayādaw U Sīlananda
Chuyển ngữ sang tiếng Việt: Tỳ kheo Khánh Hỷ 
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Nghệ Thuật Sống: Thiền Vipassana



Bài viết này dựa trên bài nói chuyện trước công chúng của Thiền Sư Goenka tại Bern, Thụy Sĩ, vào năm 1980. 

Mọi người đều tìm kiếm sự an vui và hòa hợp bởi vì đây là điều chúng ta thiếu trong cuộc sống. Đôi khi chúng ta cảm thấy bất an, bực bội, không yên. Và khi bị những nỗi khổ này hành hạ, chúng ta không giữ riêng cho mình mà thường trút sang người khác. Sự buồn phiền nhiễm vào bầu không khí xung quanh những người đang bị đau khổ. Những ai tiếp xúc với những người này đều bị ảnh hưởng lây. Chắc chắn đây không phải là cách sống khôn khéo.

Chúng ta nên sống an vui với chính mình và an vui với người khác. Tóm lại, con người là những sinh vật sống hợp quần, tạo thành xã hội và phải giao tiếp với nhau. Nhưng làm sao chúng ta có thể sống một cách an vui được? Làm sao chúng ta có thể duy trì được sự hòa hợp nội tâm, duy trì được sự an vui và hòa hợp xung quanh chúng ta để người khác cũng được sống an vui và hòa hợp?

Để thoát khỏi khổ đau, chúng ta phải biết nguyên nhân căn bản, nguồn gốc của khổ đau. Nếu chúng ta tìm hiểu vấn đề này, nó trở nên rõ ràng rằng, mỗi khi trong tâm có những phiền não, bất tịnh, chúng ta trở nên không vui. Phiền não trong tâm, một sự ô nhiễm tinh thần, một sự bất tịnh, không thể tồn tại chung với sự an vui và hòa hợp được.

Chúng ta khởi sự tạo ra phiền não bằng cách nào? Một lần nữa, nếu tìm hiểu chúng ta sẽ thấy rõ. Chúng ta trở nên không vui khi thấy ai đó hành xử theo lối chúng ta không ưa, hoặc khi chúng ta thấy những gì xảy ra mà ta không thích. Mỗi khi những điều trái ý xảy ra chúng ta tạo ra sự căng thẳng trong tâm mình. Khi những cái chúng ta muốn mà không đạt được vì vài trở ngại nào đó ta sẽ trở nên căng thẳng và tạo ra những nút thắt trong lòng. Và trong suốt cuộc đời, những điều không như ý liên tục diễn ra, những điều chúng ta muốn có thể hoặc không thể đạt được, những lối phản ứng bằng cách tạo ra những nút thắt – loại nút thắt hầu như không thể tháo gỡ được – làm cho toàn bộ tinh thần và thể xác căng thẳng, đầy phiền não khiến cho cuộc sống trở nên khổ sở.

Bây giờ, một cách để giải quyết vấn đề này là dàn xếp để trong cuộc đời không có điều gì trái ý xảy ra, để mọi điều đều xảy ra theo ý mình. Một là chúng ta phải có quyền phép nào đó hoặc ai cho chúng ta quyền phép này, để những điều trái ý không xảy ra và mọi cái chúng ta muốn đều đạt được. Nhưng điều này không bao giờ có thể có được. Không một ai trên cõi đời này đạt được mọi mong ước, mọi việc đều xảy ra theo ý mình mà không có gì trái ý. Sự việc tiếp tục xảy ra trái với sự mong muốn và ước nguyện. Do đó, câu hỏi được đặt ra là: Làm sao chúng ta ngừng phản ứng mù quáng khi gặp những điều trái ý? Làm thế nào để chúng ta ngừng tạo ra căng thẳng và giữ được sự an vui và hòa hợp?

Tại Ấn Độ cũng như tại các nước khác, những thánh nhân trong quá khứ đã nghiên cứu vấn đề này – vấn đề đau khổ của con người – và tìm ra giải pháp như sau: khi có điều trái ý xảy ra và chúng ta phản ứng bằng sự tức giận, bằng sợ hãi, hoặc bằng những bất tịnh khác, thì chúng ta nên lập tức chuyển sự chú tâm vào việc gì khác. Ví dụ như: đứng dậy lấy một ly nước uống, sự tức giận của ta sẽ không gia tăng mà ngược lại sẽ bắt đầu dịu bớt. Hoặc ta bắt đầu đếm một, hai, ba, bốn. Hoặc bắt đầu lặp lại một câu hoặc lời chú hoặc tên của một vị thần linh mà ta tôn sùng, tâm ta sẽ chuyển hướng và ta sẽ dịu bớt được phần nào sự phiền não, sẽ nguôi giận.

Giải pháp này hữu ích, đã có công hiệu; vẫn còn công hiệu. Giải quyết bằng cách này, tâm cảm thấy không còn bất an. Tuy nhiên giải pháp này chỉ công hiệu ở tầng lớp ý thức. Trên thực tế, bằng cách chuyển sự chú tâm, ta đẩy phiền não sâu vào trong tầng lớp vô thức, và tại đó ta vẫn tiếp tục tạo ra phiền não và làm chúng gia tăng gấp bội. Ngoài mặt có vẻ có an vui, hòa hợp, nhưng trong đáy lòng vẫn còn một núi lửa đang ngủ yên đầy những bất tịnh bị dồn nén và không sớm thì muộn cũng sẽ bùng nổ dữ dội.

Có những vị khác nghiên cứu sự thật về nội tâm đã tìm hiểu sâu rộng hơn, và bằng cách chứng nghiệm sự thật về thân và tâm ngay trong chính mình họ đã nhận ra rằng, chuyển sự chú tâm chỉ là một cách tránh né vấn đề. Tránh né không giải quyết được gì cả. Quý vị phải nhìn thẳng vào vấn đề. Khi nào phiền não nổi lên trong tâm, cứ quan sát nó, đối diện với nó. Ngay sau khi quý vị khởi sự quan sát, phiền não sẽ giảm cường độ và từ từ biến mất.

Giải pháp này rất tốt vì tránh được những cực đoan, không đè nén cũng không biểu lộ. Vùi sâu phiền não vào trong vô thức sẽ không loại trừ được nó, còn để nó biểu lộ bằng những việc làm hoặc lời nói bất thiện thì chỉ tạo thêm rắc rối. Nhưng nếu quý vị chỉ quan sát thì phiền não sẽ mất đi, và quý vị sẽ loại trừ được nó.

Điều này nghe rất hay, nhưng trên thực tế có thực hiện được không? Đối phó với cái xấu của chính mình không phải là dễ dàng. Khi cơn giận dữ nổi lên, nó chế ngự chúng ta nhanh đến nổi chúng ta không thể nhận ra nó được. Rồi mù quáng vì giận dữ, chúng ta có những hành động và lời nói làm hại chính mình và người khác. Sau đó, khi đã nguôi giận, chúng ta khóc lóc, hối hận, cầu xin sự tha thứ từ người này, người nọ, hoặc từ các vị thần linh: “Ôi, con đã phạm lỗi, xin tha thứ cho con”. Nhưng rồi lần tới, chúng ta lại rơi vào tình trạng tương tự và cũng hành xử y như thế. Liên tục hối lỗi kiểu này không mang lại ích lợi gì cả.

Điều khó là chúng ta không biết khi nào phiền não bắt đầu. Nó khởi lên từ sâu thẳm trong tâm vô thức và khi đã nổi lên đến tầng nhận thức thì nó đã có đủ sức mạnh để chế ngự chúng ta khiến chúng ta không thể quan sát nó được.

Giả sử tôi mướn một thư ký riêng để khi nào cơn giận dữ nổi lên, người thư ký nói với tôi: “Xem kìa, cơn giận đã bắt đầu”. Bởi vì tôi không biết khi nào cơn giận xảy ra, tôi phải mướn đủ thư ký cho cả ba ca, suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Nếu tôi có khả năng làm như thế, và khi sự giận dữ nổi lên lập tức người thư ký báo cho tôi: “Ồ xem kìa cơn giận đã bắt đầu”. Việc đầu tiên tôi sẽ làm là mắng người thư ký: “Đồ ngốc, bộ ngươi tưởng ta trả tiền để ngươi dạy bảo cho ta à?” Tôi đã bị cơn giận dữ chi phối quá nhiều đến nỗi sự khuyên bảo chẳng giúp ích được gì cả.Giả sử tôi vẫn còn đủ khôn ngoan và không la mắng người thư ký. Trái lại, tôi còn nói: “Cám ơn nhiều. Bây giờ tôi phải ngồi xuống để quan sát cơn giận của tôi”. Tuy nhiên, điều này có thể thực hiện được hay không? Ngay sau khi tôi nhắm mắt để quan sát, đối tượng gây nên sự giận dữ lập tức hiện ra trong đầu – người hoặc sự việc gây ra cơn giận này. Nhưng lúc đó tôi không quan sát chính cơn giận mà chỉ quan sát căn nguyên bên ngoài gây ra sự giận dữ này. Điều này chỉ làm cho cơn giận gia tăng và chẳng giải quyết được gì cả. Thật khó mà quan sát bất cứ phiền não hoặc cảm xúc trừu tượng mà không nghĩ đến đối tượng bên ngoài gây ra chúng.

Tuy nhiên, một bậc giác ngộ đã tìm ra một giải pháp thiết thực. Vị đó khám phá ra rằng khi nào phiền não nảy sinh trong tâm, về sinh lý có hai hiện tượng xảy ra cùng một lúc: một là hơi thở mất nhịp điệu bình thường. Chúng ta bắt đầu thở mạnh hơn khi phiền não nảy sinh trong tâm. Điều này rất dễ quan sát. Ở mức độ tinh vi hơn, các phản ứng sinh hóa bắt đầu xảy ra trong cơ thể và tạo ra những cảm giác. Mọi phiền não đều tạo ra cảm giác này hay cảm giác khác trong cơ thể.

Điều này đưa đến một giải pháp thiết thực. Một người bình thường không thể quan sát được những phiền não trừu tượng trong tâm như sợ hãi, giận dữ, si mê. Nhưng với sự hướng dẫn và tập luyện đúng cách thì rất dễ quan sát sự hô hấp và cảm giác trên cơ thể, cả hai đều liên quan trực tiếp đến những phiền não trong tâm.

Hơi thở và cảm giác sẽ giúp ta theo hai cách. Thứ nhất, nó giống như người thư ký riêng. Ngay khi phiền não nổi lên trong tâm, hơi thở sẽ mất nhịp bình thường. Nó sẽ báo động: “Xem kìa, có cái gì không ổn”. Vì chúng ta không thể la mắng hơi thở, chúng ta phải chấp nhận sự cảnh cáo của nó. Tương tự, cảm giác sẽ cho chúng ta biết có điều gì không ổn. Khi được cảnh giác, chúng ta có thể bắt đầu quan sát sự hô hấp, bắt đầu quan sát cảm giác, và rất nhanh chóng chúng ta nhận thấy sự phiền não mất đi.

Hiện tượng tâm và thân này giống như hai mặt của một đồng xu. Một mặt là ý nghĩ và cảm xúc hiện ra trong tâm, mặt kia là hơi thở và cảm giác trên thân. Bất cứ ý tưởng, xúc động nào, bất cứ phiền não nào nảy sinh trong tâm đều biểu hiện bằng hơi thở và cảm giác ngay lúc đó. Do đó, bằng cách quan sát sự hô hấp hoặc cảm giác, chúng ta thực sự quan sát phiền não trong tâm. Thay vì tránh né vấn đề, chúng ta phải đối diện với thực tại đúng như nó đang hiện hữu. Kết quả cho thấy rằng, phiền não mất đi sức mạnh, chúng không còn trấn áp được ta như trong quá khứ. Nếu ta kiên trì, chúng sẽ hoàn toàn biến mất và ta bắt đầu có được cuộc sống an vui, một cuộc sống ngày càng ít phiền não.

Bằng cách này, phương pháp tự quan sát cho chúng ta thấy thực tại ở hai phương diện: nội tâm và ngoại tâm. Trước đây, chúng ta chỉ nhìn bên ngoài mà quên đi sự thật bên trong. Chúng ta luôn luôn tìm kiếm bên ngoài về nguyên nhân của những bất hạnh. Chúng ta luôn luôn đổ lỗi và cố thay đổi thực tại bên ngoài. Vô minh về thực tại bên trong, chúng ta không bao giờ hiểu rằng nguồn gốc của sự đau khổ nằm trong ta, nằm ngay trong những phản ứng mù quáng đối với những cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu.

Bây giờ, với sự tập luyện, chúng ta có thể thấy được mặt kia của đồng xu. Chúng ta có thể ý thức về hơi thở của mình, cũng như những gì đang xảy ra trong thân. Dù là hơi thở hay cảm giác, chúng ta chỉ quan sát chúng mà không đánh mất sự bình tâm. Chúng ta ngừng phản ứng, ngừng gia tăng sự đau khổ của mình. Trái lại, chúng ta để cho phiền não biểu lộ rồi mất đi.

Càng thực tập phương pháp này, những phiền não càng ngày càng tan biến nhanh chóng hơn. Dần dần tâm ta không còn những bất tịnh và trở nên trong sạch. Một tâm thanh tịnh lúc nào cũng tràn đầy tình thương – một tình thương không vị kỷ đối với mọi người, đầy lòng từ bi trước những đau khổ và thất bại của người khác, vui mừng vì sự thành công và an vui của người khác, và luôn bình tâm trong mọi hoàn cảnh.

Khi đạt được trình độ này, mọi thói quen trong đời ta đều thay đổi. Ta không thể nào có những lời nói hoặc hành động phá rối sự an vui và hạnh phúc của người khác. Trái lại, một tâm quân bình không những chỉ trở nên an vui mà bầu không khí chung quanh cũng tràn ngập sự an vui và hòa hợp. Điều này sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến người khác và cũng giúp ích cho họ.

Bằng cách giữ được sự bình tâm trước mọi cảm xúc trong người, ta cũng tìm được cách tự tách biệt ra khỏi những gì gặp phải bên ngoài ta. Tuy nhiên sự tách biệt, không dính mắc này, không phải là sự tránh né hoặc thờ ơ với những khó khăn của cuộc đời. Những người thực tập thiền Vipassana đều đặn thường trở nên nhạy cảm hơn đối với những khổ đau của người khác và làm hết khả năng của mình để xoa dịu những khổ đau này, không phải với một cái tâm bất an mà với một cái tâm đầy tình thương, từ bi và sự quân bình. Họ biết cách có được sự vô tư thánh thiện – học được cách tham gia hết lòng, tham gia nhiệt thành trong việc giúp đỡ người khác, đồng thời duy trì được sự bình tâm nơi mình. Bằng cách này, họ giữ được sự an vui và hạnh phúc của mình trong lúc làm việc vì sự an vui và hạnh phúc của người khác.

Đây là những gì Đức Phật giảng dạy: một nghệ thuật sống. Ngài không thành lập một tôn giáo hay một chủ thuyết nào cả. Ngài không bao giờ chỉ dẫn cho những người đến với Ngài thực hành nghi thức hay nghi lễ nào, những hình thức sáo rỗng. Trái lại, Ngài chỉ dạy cho họ quan sát thế giới tự nhiên như nó thật sự hiện hữu bằng cách quan sát thực tại nội tâm. Vì vô minh nên chúng ta luôn luôn hành xử theo lối có hại cho mình và cho người. Nhưng khi đã có trí tuệ, trí tuệ do sự quan sát sự thật đúng như thật, thói quen phản ứng này mất đi. Khi chúng ta ngừng phản ứng mù quáng, chúng ta có khả năng hành xử một cách vô tư với sự bình tâm, một cái tâm thấy và hiểu được chân lý. Cách hành xử như vậy chỉ có thể mang tính tích cực, đầy sáng tạo có lợi cho mình và cho người.

Như vậy điều cần thiết là “hãy tự biết mình”, lời khuyên của mọi thánh nhân. Chúng ta phải hiểu chính mình không phải chỉ bằng sách vở, bằng lý thuyết, không phải chỉ bằng cảm xúc, hoặc đức tin, chỉ chấp nhận một cách mù quáng những gì chúng ta nghe và học được. Sự hiểu biết như vậy không đủ. Tốt hơn hết, chúng ta phải hiểu đươc thực tại bằng cách thể nghiệm. Chúng ta phải chứng nghiệm trực tiếp về thực tại của hiện tượng thân và tâm này. Chỉ riêng điều này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi đau khổ.

Kinh nghiệm trực tiếp thực tại bên trong này, phương pháp tự quan sát này, được gọi là thiền Vipassana. Theo ngôn ngữ Ấn Độ vào thời của Đức Phật, passana có nghĩa là thấy một cách bình thường với con mắt mở rộng. Nhưng Vipassana là quan sát sự việc đúng như thật chứ không phải có vẻ như thật. Sự thật hiển lộ ra bên ngoài cần phải được xuyên thủng cho tới khi ta thấy được sự thật rốt ráo của toàn thể cấu trúc thân và tâm này. Khi đã chứng nghiệm được sự thật này, chúng ta sẽ biết cách ngừng phản ứng mù quáng, ngừng tạo ra phiền não mới và những phiền não cũ sẽ từ từ mất đi một cách tự nhiên. Chúng ta sẽ hết khổ và hưởng được hạnh phúc thật sự.

Trong một khóa thiền, sự tu tập gồm có ba phần. Đầu tiên ta phải tránh những hành động bằng lời nói hoặc việc làm có hại cho sự an vui và hòa hợp của người khác. Ta không thể tu tập để giải thoát khỏi những bất tịnh trong khi có những hành động và lời nói làm gia tăng những bất tịnh này. Do đó, giới luật là điều rất quan trọng trong bước đầu tu tập. Ta thực hành không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng những chất gây nghiện. Bằng cách tránh khỏi những hành động này, ta làm cho tâm tĩnh lặng đủ để tiến xa hơn.

Phần kế tiếp là tu tập làm chủ được cái tâm vọng động bằng cách chú tâm vào một đối tượng: đó là hơi thở. Ta cố gắng giữ được sự chú tâm vào sự hô hấp càng lâu càng tốt. Đây không phải là sự luyện tập hơi thở, ta không điều khiển hơi thở. Trái lại ta quan sát sự hô hấp bình thường, lúc ra, lúc vào. Bằng cách này, ta làm cho tâm được tĩnh lặng hơn nữa, để nó không bị những phiền não chi phối. Cùng một lúc ta định được tâm, làm cho tâm nhạy bén và sâu sắc để có thể đưa đến tuệ giác.

Hai phần đầu này, sống có đạo đức và làm chủ được tâm rất cần thiết và ích lợi nhưng chúng chỉ đưa đến sự đè nén những phiền não nếu chúng ta không tập phần thứ ba, đó là thanh lọc tâm hết khỏi những phiền não bằng cách phát triển tuệ giác trong chính bản thân mình. Đây là Vipassana: chứng nghiệm sự thật về bản thân bằng cách quan sát bên trong ta một cách vô tư và có hệ thống những hiện tượng thay đổi không ngừng của thân và tâm thể hiện qua cảm giác. Đây là đỉnh cao của những lời dạy của Đức Phật: tự thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát.

Mọi người ai cũng có thể tu tập được. Mọi người đều phải đương đầu với khổ đau. Đây là căn bệnh chung của con người và cần phải có thuốc chữa chung, không cho riêng ai. Khi ta đau khổ vì cơn giận dữ, đó không phải là cơn giận Phật giáo, hay cơn giận Ấn Độ giáo, hay cơn giận Thiên Chúa giáo. Cơn giận là cơn giận. Khi ta bất an vì giận dữ thì sự bất an này không chỉ dành riêng cho người theo Thiên Chúa giáo, hoặc Do Thái giáo hoặc Hồi giáo. Bệnh này là bệnh chung của nhân loại. Thuốc chữa phải chữa được cho mọi người.

Vipassana là một phương thuốc như thế. Không ai phản đối lối sống tôn trọng sự an vui và hòa hợp của người khác. Không ai phản đối việc làm chủ được tâm. Không ai phản đối sự phát triển tuệ giác nơi chính bản thân mình để có thể giải thoát tâm khỏi những phiền não. Vipassana là con đường chung cho mọi người.

Quan sát thực tại đúng như bản chất của nó bằng cách quan sát sự thật nội tâm – đây là tự biết mình một cách trực tiếp và bằng thực nghiệm. Càng thực tập ta càng thoát khỏi được đau khổ vì những bất tịnh trong tâm. Từ sự thật thô thiển, biểu lộ bề ngoài, ta xuyên thấu tới sự thật tối hậu về thân và tâm. Khi vượt qua được giai đoạn này, ta chứng nghiệm được một sự thật vượt ra ngoài thân và tâm, vượt thời gian và không gian, vượt ra ngoài phạm vi tương đối: chân lý về sự giải thoát hoàn toàn khỏi mọi phiền não, mọi bất tịnh, mọi khổ đau. Bất cứ danh từ nào ta gán cho sự thật tối hậu này đều không thành vấn đề; chứng nghiệm được sự thật này là mục tiêu cuối cùng của mọi người.

Nguyện cho quý vị chứng nghiệm được sự thật tối hậu này. Nguyện cho tất cả mọi người thoát khỏi khổ đau. Nguyện cho tất cả hưởng được an vui thật sự, hòa hợp thật sự, hạnh phúc thật sự.

NGUYỆN CHO TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐƯỢC HẠNH PHÚC!

Nguồn: dhamma.org
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Dạy Cho Con Trẻ Tạo Thiện Nghiệp - Pra Paisal Víalo



Tăng cường khả năng miễn dịch của xã hội: Làm cha mẹ, chúng ta không chỉ muốn con cái của chúng ta thành công, mà còn có một cuộc sống hạnh phúc và đạo đức.

Sẽ vô nghĩa nếu con cái chúng ta vẫn còn chịu dày vò bởi đau khổ hoặc sống một cuộc sống đồi bại và chìm đắm trong trụy lạc - cho dẫu của cải của chúng nhiều đến mấy đi nữa. Nhưng sống một cuộc sống đạo đức và hạnh phúc thật chẳng dễ chút nào trong thời đại hiện nay.

Giới trẻ cần phải được “chủng ngừa” để miễn nhiễm với đủ loại tệ nạn xã hội, để không bị lôi kéo vào con đường sai trái. Chúng cũng cần phải học để suy nghĩ, tìm kiếm những tấm gương đạo đức để noi theo để có thể sống một cuộc sống có ý nghĩa.

Kiến thức giúp con trẻ thông minh. Nhưng nếu bạn muốn các con của bạn được hạnh phúc và có một cuộc sống tốt lành, bạn cần phải dạy cho chúng hiểu phước báu hay công đức là gì, bởi vì điều này có thể giúp con của bạn tránh xa tất cả các loại tệ nạn. Nó có thể giúp con của bạn giải quyết và đối phó với các vấn đề của cuộc sống cũng như dưỡng nuôi tinh thần của mình với niềm hạnh phúc và sự bình an nội tại.

Tạo phước báu hay công đức là một sự lau chùi. Trước hết, nó “làm sạch” việc làm của chúng ta nhờ vậy chúng ta có thể sống một cuộc sống đạo đức đem lại lợi lạc cho chính chúng ta và cho người khác. Kế đó, nó lau chùi tâm của con người giúp chúng ta thoát khỏi những phiền muộn và những ham muốn. Nhờ đó, chúng ta có thể tu tập để có một cái tâm sáng suốt, không để cho các xung động tình cảm điều khiển hoặc chi phối chúng ta.

Tạo thiện nghiệp cũng có nghĩa là có được những cảm giác hạnh phúc đến từ làm những việc tốt đẹp. Người cho có được hạnh phúc: Chúng ta bắt đầu có được phước báu khi chúng ta biết cách để cho ra. Cho, tặng, bố thí hay "dana", giúp xóa bỏ cái thói quen xem cái tôi của chúng ta là trung tâm của vũ trụ. Cái tâm luôn luôn có khuynh hướng nắm giữ là một cái tâm hẹp hòi và ích kỷ, nó làm cho con người có cái tâm đó khó thương và khó có được hạnh phúc.

Trẻ em lớn lên trong sự an vui bởi vì chúng nhận được những gì chúng cần từ những người chung quanh ngay từ khi chúng mới được sinh ra. Nếu chúng không học cách để cho, chúng sẽ tin rằng chúng luôn có quyền để có được mọi thứ từ người khác. Trẻ em nên học để hiểu rằng sống có nghĩa là cho và nhận. Chúng có thể học bài học này từ cây cối. Thí dụ: Cây hút dưỡng chất và nước từ đất, nhưng đáp lại nó cũng cung cấp độ ẩm cho đất và lá khô là một thứ phân bón cho đất.
Nhưng cho không có nghĩa là một sự trao đổi hoặc một nghĩa vụ. Quan trọng của việc cho là nó đem lại cho chúng ta hạnh phúc. Dạy cho con trẻ biết cho có nghĩa là dạy cho chúng tìm hạnh phúc từ chính sự rộng lượng của chúng. Tất cả trẻ em nên học để biết rằng người cho là người được hạnh phúc, và đây là một sự thật.

Đây là lý do tại sao các bậc cha mẹ thuở xưa thường đưa con trẻ đến chùa để cúng dường cho các tu sĩ để tập cho chúng để sau này khi lớn lên, chúng sẽ mong muốn được tự mình làm lấy công việc tốt đẹp này.



Chúng ta được phước báu khi cúng dường đến chư Tăng, nhưng phước báu cũng có được từ việc giúp đỡ những người kém may mắn. Trẻ em có thể tạo phước bằng cách cho những món đồ chơi của mình cho các trẻ em nghèo hoặc ủng hộ tiền bạc cho những người tàn tật. Ngoài việc bố thí tiền bạc và của cải vật chất, trả lại cuộc sống cho loài vật cũng là một việc làm để tích tạo thiện nghiệp. Làm những việc tốt đẹp tuy đơn giản như giải thoát những con cá bị mắc cạn trong bùn và thả chúng lại sông, rạch hoặc tưới nước cho cây cối đang héo cũng là những cách để tạo thiện nghiệp.

Làm cho bộ mặt của thế giới tốt đẹp hơn bằng sự rộng lượng: Hãy dạy cho con trẻ rằng cái mà chúng cho hoặc giá trị của vật cho là bao nhiêu thì không quan trọng bằng sự quan tâm, ân cần. Bạn sẽ thực sự giúp ích cho con của bạn nếu bạn dạy chúng rằng ngay cả khi khả năng và tiền bạc của chúng bị hạn chế, chúng vẫn có thể tạo những thiện nghiệp lớn lao ngang bằng với người lớn nếu chúng có sự quan tâm, ân cần. Bạn nên dạy cho con của bạn rằng phẩm chất của con người của chúng ta không được đo bằng tuổi tác, sự thành công hay danh tiếng, mà bằng phẩm chất của trái tim của chúng ta.

Dành thời gian và sức lực để giúp đỡ những người khác cũng là một việc để tạo công đức: Trẻ em nên biết rằng chúng có thể tạo loại thiện nghiệp này trong đời sống hàng ngày của chúng. Ví dụ, nhặt các mảnh kính vỡ hoặc nhặt rác, giúp đỡ công việc trong nhà trường, mang vác đồ đạc cho người cao tuổi, giúp người mù băng qua đường, trồng cây ở các khu vực công cộng hoặc làm các công việc vặt trong nhà.

Không lợi dụng, bóc lột người khác: Để giúp đỡ người khác, khởi sự chúng ta phải đảm bảo rằng hành vi của chúng ta không gây hại cho họ. Hành vi có hại bao gồm giết người, trộm cắp, tà hạnh, xâm phạm những gì mà người khác trân quý, hoặc nghiện những chất say. Thiện nghiệp từ việc tự kiềm chế những hành động này được gọi là Sìla, Giới (đạo đức, đức hạnh) trong Phật giáo.

Bằng cách dạy cho con trẻ không lợi dụng, bóc lột người khác, bạn xây dựng cho chúng họ một hàng rào để tự bảo vệ, vì một lỗi lầm tuy đơn giản nhưng vẫn có thể dẫn đến một thảm kịch. Bạn không nên duy trì thái độ thụ động nếu con bạn phạm những lỗi lầm xem ra không đáng kể, chẳng hạn như lấy cắp viết của bạn bè, chép bài tập về nhà của bạn chúng, gian lận trong các kỳ thi hoặc giết hại kiến và sâu.

Việc tốt không chỉ ngăn chúng ta lợi dụng, bóc lột người khác, mà còn ngăn chúng ta không tự lợi dụng, bóc lột chính bản thân mình. Những người làm việc tốt mang lại hạnh phúc không chỉ riêng cho bản thân họ mà cho cả những người xung quanh.


Tiêu thụ một cách khôn ngoan hoặc đơn giản cũng là một phần của đạo đức Phật giáo. Chúng ta không nên thái quá trong việc ăn uống và sinh hoạt của chúng ta. Chúng ta nên ăn thức ăn bổ dưỡng và không để cho sự tham lam gây tổn hại cho cơ thể chúng ta. Điều này bao gồm việc sử dụng công nghệ một cách đúng đắn. Thí dụ, trẻ em nên tìm hiểu làm thế nào để sử dụng điện thoại di động chỉ khi nào thật cần thiết, xem truyền hình chỉ sau khi đã làm xong bài tập ở nhà, hoặc chơi các trò chơi (games) chừng mực, vừa phải. Trẻ em cũng nên học cách tiết kiệm, không phô trương sự giàu có, không tiêu xài phung phí cũng như không nghiện mua sắm hoặc nghiện các tệ nạn như cờ bạc và giải trí ban đêm.

Làm việc tốt với trái tim của bạn: Chúng ta có thể tạo công đức bất cứ lúc nào và bất kỳ ở đâu, cho dẫu chúng ta có hoặc không có tiền. Chúng ta có thể tạo công đức mà chẳng phải làm bất cứ việc gì nếu chúng ta huấn luyện tâm của chúng ta đúng cách để nó tạo ra những cảm xúc tích cực như hoan hỷ với sự may mắn của người khác - không ghen tị.

Dạy cho con của bạn làm thế nào để sống hạnh phúc vì những người khác sẽ tặng lại cho chúng những hạt giống của từ tâm.

Trẻ em cũng cần được dạy không nỗ lực để làm việc tốt một mình, mà nên chia sẻ cơ hội để cho những người khác cùng tham gia. Mong muốn những người chung quanh cùng chia sẻ phước báu từ những việc làm tốt lành tự nó cũng là một thiện nghiệp.

Khiêm tốn cũng là một cách để tạo thiện nghiệp: Trẻ em nên được dạy không được khinh thường người khác chỉ vì họ nhỏ tuổi hơn, ít học hơn hoặc nghèo hơn. Chúng cũng nên được dạy không được cư xử hống hách với những người giúp việc trong gia đình. Khiêm tốn là một thiện nghiệp bao gồm cả việc không có thành kiến đối với những người thuộc các tín ngưỡng khác nhau.

Làm việc tốt với trái tim của chúng ta tạo cho chúng ta một cái tâm tích cực và hạnh phúc. Ghen tị và kiêu ngạo, trong khi đó, đưa đến sự lo lắng và căng thẳng. Chúng ta nên dạy cho trẻ em cách huấn luyện tâm của chúng để chúng có thể đối phó một cách khéo léo với những tác nhân kích thích bên ngoài ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng.

Huấn luyện để có một cái tâm định tĩnh: Thiền làm dịu tâm do dập tắt sân hận một cách hiệu quả. Khởi đầu, trẻ em cần được dạy thở vào chậm, sâu ít nhất từ 4 đến 5 lần mỗi khi chúng cảm thấy tức giận. Nhưng thiền định chỉ có hiệu quả khi được thực tập thường xuyên như là một phần của cuộc sống hàng ngày. Các phương pháp có khác nhau. Ví dụ, tập trung vào hơi thở vào và ra, hoặc đi bộ chậm rãi trong sự bình tĩnh. Sẽ có hiệu quả hơn nếu cha mẹ cùng tham gia thiền tập với con mình. Chỉ cần năm phút thực hành mỗi ngày sẽ làm nên điều kỳ diệu trong việc phát triển tâm linh của bạn và con của bạn.

Đối với trẻ nhỏ, trò chơi cũng có lợi. Ví dụ, trò chơi rô bô. Hãy bảo trẻ em để vận động từng phần riêng biệt của cơ thể một cách chậm rãi giống như một rô bô. Quy luật là chúng phải quan sát tất cả các cảm giác sinh khởi trong khi vận động. Phương pháp này tạo niềm vui trong việc giúp trẻ em học để trau dồi sự định tâm cũng như ý thức đối với cơ thể của chúng.

Trên thực tế, chúng ta có thể thiền tập với mọi hoạt động của chúng ta. Chúng ta có thể dạy cho con của chúng ta giữ chánh niệm khi đánh răng, rửa chén, hoặc làm bài tập ỏ nhà. Chúng ta cũng nên dạy cho chúng mỗi lúc chỉ làm một việc. Thí dụ, không ăn và đọc sách cùng một lúc. Điều này có thể giúp tăng cường khả năng tập trung của chúng.


Trước khi ngủ là thời điểm tốt để dạy trẻ em trau dồi sự định tâm cũng như sự điềm tĩnh. Điều này có thể được thực hiện qua lời những cầu nguyện đơn giản, sau khi đã bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật, Pháp (giáo lý của Ngài) và Tăng đoàn (cộng đồng các nhà sư), và sau đó đến cha mẹ và thầy cô. Trẻ em nên giữ tâm trí của chúng yên tĩnh một lúc trước khi ngủ. Rải tâm từ là một cách huấn luyện tâm hiệu quả do có thể bảo vệ mình khỏi sự tức giận. Sân hận tích lũy lâu ngày giống như lửa đốt cháy trái tim của chúng ta. Cha mẹ nên dạy trẻ em để ban rải lòng tốt và tâm từ trườc khi ngủ.

Nuôi dưỡng lòng từ cũng có thể tu tập qua việc thường xuyên bày tỏ sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn người khác và những thứ xung quanh chúng ta. Trẻ em cần được dạy không chỉ biết ơn cha mẹ và thầy cô của mình, mà còn biết ơn người giúp việc, lái xe, lao công v.v…, những người giúp đỡ để đảm bảo cho các em một cuộc sống thuận lợi, dễ dàng. Các em cũng nên học cách biết ơn ngay cả đến cây cối, núi, biển, cũng như những thứ mà chúng sử dụng như bút chì, túi xách, chăn, ô tô, v.v …Điều này giúp các em phát triển tính hòa nhã, quan tâm đến môi trường và biết sống căn cơ.

Nếu con bạn sống chẳng cần quan tâm đến ai , hãy dạy cho chúng tưới cây hoặc nuôi một con thú cưng và dạy cho chúng chúc lành cho cây trồng và thú cưng của chúng được hạnh phúc và tránh khỏi mọi đau khổ. Nếu chúng làm điều này thường xuyên mỗi buổi sáng và buổi tối, trái tim của chúng sẽ tràn đầy lòng từ bi.

Ban rải lòng từ là một công đức lớn. Đức Phật dạy rằng các phước báu mà nó mang lại còn lớn hơn cúng dường cho Đức Phật hay cho 100 vị tu sĩ đã giác ngộ. Được như vậy là vì đó là một hành động trực tiếp làm cho tâm trí của một người trở nên tích cực.

Dạy cho con trẻ có chánh kiến: Sau khi huấn luyện tâm định tĩnh , bước tiếp theo là rèn luyện để nó có được trí tuệ hay có chánh kiến. Con của bạn nên học để biết cách dùng thiện tâm thay vì để cái tâm thích và không thích hướng dẫn hành động của chúng. Chúng nên được dạy rằng khi bị la rầy, quở trách, ngay cả khi chúng không vui về chuyện đó, chúng nên suy nghĩ để hiểu rằng việc bị la rầy, quở trách như vậy là đúng hay sai. Thái độ này sẽ giúp làm cho chúng bớt buồn khổ và chúng có được sự lợi lạc từ việc bị la rầy, quở trách.

Tương tự như vậy, trẻ em nên sớm học để hiểu rằng khi ăn, chúng không nên đi tìm những món hợp khẩu vị mà tìm những món bổ dưỡng cho cơ thể đồng thời cũng là những món ăn giúp tiết kiệm. 

Suy nghĩ đúng đắn này giúp con trẻ học cách tiêu thụ đúng và giúp chúng không bị nô lệ vào chủ nghĩa tiêu thụ.

Chánh kiến có thể tu tập bằng cách cho con bạn tiếp cận với những thông tin hữu ích. Bạn nên giúp con mình nghe những hướng dẫn hữu ích, đọc những quyển sách hữu ích hoặc xem các chương trình truyền hình hữu ích. Bạn cũng nên cùng với con trẻ xem truyền hình để có thể cung cấp cho chúng những hướng dẫn phù hợp.

Dạy cho con của bạn làm việc tốt tự nó là một hành động tạo phước báu. Nếu chúng nghe theo lời dạy của bạn, có nghĩa là chúng đang tham gia vào việc tạo thiện nghiệp của bạn.

Tạo thiện nghiện là một cách làm cho tâm của chúng ta thanh tịnh, trong sáng, định tĩnh và tràn đầy niềm hỷ lạc thật sự. Có thể bạn sẵn sàng cung cấp cho con trẻ tất cả các của cải vật chất mà chúng muốn hoặc cần. Nhưng có một điều bạn không thể quên là phải dạy cho chúng biết những gì mang lại thiện nghiệp hay công đức, và giúp chúng sống một cuộc sống đầy đủ phước báu.

Như vậy, bạn có thể trao lại cho con mình một di sản lớn lao biết bao!

10 CÁCH TẠO THIỆN NGHIỆP

1. Bố thì tiền bạc hoặc của cải.
2. Nuôi dưỡng lòng quảng đại và tránh làm điều ác.
3. Giữ tâm định tĩnh.
4. Hy sinh thời gian và sức lực của mình cho người khác
5. Khiêm tốn.
6. Đánh giá cao những thành công, việc làm tốt của người khác.
7. Giúp người khác làm tốt công việc của họ hoặc chia sẻ với họ công đức của chính mình.
8. Nghe Pháp hoặc nghe những tư tưởng đẹp.
9. Bố thí Pháp hoặc những tư tưởng đẹp cho người khác.
10. Suy nghĩ đúng đắn phù hợp với đạo đức.

Theo: Teaching children to make merit
Chuyển ngữ sang tiếng Việt: Panna Dipa Tuệ Đăng
Nguồn Phật Pháp Ứng Dụng
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Ngư Nhàn - Thiền Sư Không Lộ (1016 - 1094)

Ngư Nhàn - Thiền Sư Không Lộ (1016 - 1094)

Vạn lý thanh giang vạn lý thiên
Nhất thôn tang giá nhất thôn yên 
Ngư ông thụy trước vô nhân hoán
Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền

Dịch Xuôi: Quang Cảnh Thanh Nhàn Ở Một Xóm Chài
Trời nước trong xanh muôn dặm một màu
Khói bếp tỏa trắng trên xóm nhà trồng dâu đay ở ven sông  
Lão chài ngủ say không ai đánh thức
Quá trưa, tỉnh dậy, tuyết một thuyền đầy 

PKT

Ngư Nhàn

Trời nước, một màu, xanh vạn dặm,
Xóm dâu, khói bếp, tỏa bình yên.
Lão chài, ngon giấc, không ai gọi 
Thức dậy, quá trưa, tuyết ngập thuyền 

Phụ Chú: Thiền Sư Không Lộ , đời nhà Lý , thuộc dòng Thiền Vô Ngôn Thông , để lại cho hậu thế trong Thiền Uyển Tập Anh , 2 bài thơ Ngôn Hoài và Ngư Nhàn.  Có nghi vấn cho là bài Ngư Nhàn này chính là bài Túy Trước của Hàn Ốc (844 - 923), bên Tàu. Hai bài này chỉ khác nhau ở câu 3 , trong Túy Trước hai chữ "túy trước" có nghĩa là "say mèm" đã được đổi lại là "thụy trước" có nghĩa là "ngủ say" trong Ngư Nhàn. 

Lời Thêm: Về thơ xưa, trường hợp cần phải xác định: tác giả đích thực là ai, khi chuyển dịch có giữ được ý của nguyên tác và, chữ dùng có đúng nghĩa hay không, là nằm ngoài giới hạn hiểu biết của tôi. Vả lại, tình thực mà nói, tôi cũng không có tham vọng này. Chỉ là, đã cố gắng tới mức có thể, để chia xẻ ở đây, với mọi người mà tôi quý mến, nỗi rung động nhẹ nhàng, cảm nhận được, khi đọc được một bài thơ hay.Thế thôi. Vâng, chỉ là thế thôi.
Phạm Khắc Trí
 03/16/2016

***
Quên Đi hưởng ứng cùng Thầy:

漁間                        Ngư Nhàn

萬里清江萬里天,Vạn lý thanh giang, vạn lý thiên  
一村桑柘一村煙。Nhất thôn tang giá, nhất thôn yên. 
漁翁睡著無人喚,Ngư ông thuỵ trước, vô nhân hoán,  
過午醒來雪滿船   Quá ngọ tỉnh lai, tuyết mãn thuyền.
倥路禪師               Không Lộ Thiền Sư

Nhàn Hạ Nghề Chài

Muôn dặm sông trong muôn dặm trời
Dâu gai một xóm xóm sương phơi
Lão chài còn ngủ không ai gọi
Trưa dậy thuyền đầy ấp tuyết rơi
Quên Đi

***
Các Bài Thơ Dịch Khác:
(1)     
Ngư Nhàn

Sông dài ngàn dặm ngút trời mây
Dâu biếc thôn nầy, một khói vây 
Thiêm thiếp ngư ông, ai chẳng gọi
Quá trưa tỉnh giấc, tuyết thuyền đầy 

(2)
Ngàn dặm sông dài, ngút ngút không
Một thôn dâu biếc, một sương lồng 
Ngư ông ngủ gật nào ai đoái 
Tuyết ngập thuyền trưa, tỉnh giấc nồng 

(3)
Sông xanh ngàn dặm, trời vô biên
Dâu biếc một thôn, một khói viền 
Chợp thiếp ngư ông, không tiếng gọi
Quá trưa tỉnh giấc, tuyết đầy thuyền 
Mailoc

***
Ngư Ông An Nhàn

Vạn dặm sông xanh trời một sắc
Dâu đay quanh xóm khói sương tiền,
Ông câu say giấc không người gọi,
Trưa xế mới hay tuyết phủ thuyền.
Mai Xuân Thanh
Ngày 17 tháng 03 năm 2016

***
Xóm Chài Nhàn Hạ

Muôn dặm nước trời trong biếc xanh
Xóm dâu sương trắng phủ an lành
Ông chài say giấc không ai gọi
Thức giữa trưa thuyền ngập tuyết nhanh
Kim Oanh

***
Cảnh Thanh Nhàn Ở Xóm Chài

Muôn dặm nước trời trong một sắc
Dâu gai thôn xóm những đầy sương
Lão chài say ngủ không ai gọi
Tỉnh giấc thuyền kia tuyết quá lườn
Kim Phượng

***
Say Rồi



Muôn dặm sông xanh muôn dặm trời,
Ngàn dâu xanh tựa khói sương rơi.
Ngư ông say giấc không ai gọi,
Tỉnh dậy xuồng câu tuyết ngập rồi!

Đỗ Chiêu Đức

***
Bài cảm tác:
Ngư Nhàn Trên Bến Ninh Kiều

Sóng vỗ, thuyền đưa, mây bay qua
Lão ngư, dõi mắt, nhìn xa xa
Xóm Chài, mờ mịt, làn sương khói
Ninh Kiều, sáng chói, lão ngư say
Lý Tòng Tôn

***
Theo longhovinhlong.blogspot.com

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Tuyển Tập Thư Thầy Số 40 - 41 - 42




[Thư số 40]


Ngày ..... tháng ...... năm .....

VK,

VT đã trao thư con cho Thầy, thỉnh thoảng Thầy vẫn hỏi tin tức con qua VT, dù sao đọc chính thư con Thầy vẫn vui hơn.

Cũng như con Thầy rất mừng khi thấy VT thích học đạo và xem đạo như lẽ sống của mình, không như phần đông Phật tử chỉ xem đạo như một thú tiêu khiển, một món đồ trang sức hoặc chỉ một phần thứ yếu của đời sống. Cũng không như những người mê tín đầy tham vọng hoặc những người xem đạo như một lý tưởng quá xa vời.

Ðạo chính là sự sống, nhưng ít ai sống với sự sống đích thực của chính mình, phần đông sống với mộng tưởng và chết đi cũng trong mộng tưởng. Bởi thế mà hiền nhân gọi đời là cõi mộng (màyà).

Ðạo là sáng suốt, định tĩnh, trong lành, là lẽ sống chơn thực, không điên đảo mộng tưởng nên không phải là phương tiện, cũng không phải là cứu cánh mà chính là bản thân sự sống như nó đang là.

Nói xem đạo như lẽ sống là nói cho người vừa mới bắt đầu tỉnh ngộ, thực ra đạo muôn đời đã là lẽ sống. Người mê mải miết đi tìm lẽ sống trong ảo mộng mà không biết rằng chính khi tỉnh mộng mới hiện ra cái bản lai diện mục của lẽ sống muôn đời.

Ðối với người mê, mộng là thực nên họ khóc cười với mộng, khi tỉnh ra thực còn chẳng vướng huống nữa là mơ. Vì vậy đạo và đời chỉ khác nhau ở chỗ tỉnh và mê chứ không phải ở chỗ phi thường lập dị, đó không phải là đạo thường.

Ðạo thường thì hồn nhiên lặng lẽ, không vị kỷ cũng chẳng vị tha bởi vì cả hai đều là bản ngã.

Uống một chung trà và nghe ngoài sân nhiều chiếc lá đang rơi, vì vẻ đẹp ngàn đời còn nguyên vẹn, nước trà xanh đôi mắt cũng màu xanh..., đôi mắt xanh nhìn đời luôn mới mẻ, thật ngạc nhiên pha lẫn nét hồn nhiên...

Có khi nào con nhìn đời bằng đôi mắt xanh như vậy không?

Thầy.


[Thư số 41]


Ngày ..... tháng ..... năm .....

T thân mến,

Những điều T băn khoăn về ý nghĩa của cuộc sống là vấn đề lớn của con người: "Ta có quyền tự do hành động hay chỉ là hành động theo một định mệnh đã an bài? Phải chăng thuận thiên lập mệnh là an phận để trả quả của nghiệp, hay phản kháng lại số mệnh cũng vẫn là nghiệp dĩ? Làm thế nào vượt lên và đâu là giải thoát?".

Ðịnh mệnh và tự do là một cặp mâu thuẫn khi ta chưa thấy rõ sự thật và khi vô minh dục vọng còn phân chia chúng thành hai đối cực phải loại trừ một, đó chính là nhị nguyên, cái mà Ðức Phật gọi là: "Chẻ cái đầu ra làm hai" (Muddham vipàtayam) tức là khởi trí phân biệt ưa - ghét, lấy - bỏ v.v... làm cho trí tuệ bị phân hóa.

Tất cả các pháp đều có đối cực, những đối cực ấy có thể sinh, khắc, hoán vị và biến đổi trong sự tương giao trùng trùng duyên khởi. Vì vậy lấy cái này bỏ cái kia là phân biệt, là nhị nguyên. Cầm lên một chiếc mề đay chúng ta chọn mặt đẹp, bỏ mặt xấu, nhưng thật ra khi lấy ta phải lấy cả hai và khi bỏ cũng phải bỏ cả hai. Cũng như khi chúng ta mong muốn được ổn định, an toàn, hạnh phúc chúng ta vô tình mời gọi cả xáo trộn, bất an và đau khổ.

Ðịnh mệnh phải chăng là đối nghịch với tự do? Và hành động theo ý muốn là đồng nghĩa với tự do? nhìn kỹ ta thấy lắm lúc ngược lại. Người hành động chiều theo ý muốn của mình thật ra đã bị ràng buộc trong chính ý muốn ấy, nên họ đã mất tự do ngay từ khởi điểm. Trái lại người từ bỏ tư dục và thuận theo sự sống chân thực, nghĩa là sống đúng quy luật tất nhiên của sự sống (thuận thiên) hay thuận pháp người ấy lại được hoàn toàn tự do.

Nếu định mệnh hiểu theo nghĩa một khuôn phép do ai đó áp đặt theo tư ý của họ, thì đó chính là nghịch thiên hay phi pháp (trái với quy luật tự nhiên), định mệnh ấy tự nó sẽ bị đào thải.

Nhưng nếu định mệnh được hiểu như là quy luật tất yếu và tự nhiên của sự sống thì thuận thiên hay thuận pháp chính là hành động của trí tuệ, vì không có những quy luật tất yếu đó hoặc chống lại quy luật thì sự sống liền trở nên bất an, xáo trộn và đau khổ.

Nhờ vận hành theo quy luật mà sự sống vốn rất trật tự, an toàn và hạnh phúc. Thấy và sống đúng quy luật ấy thì không thể nào có xáo trộn, bất an và đau khổ được.

Vì không thấy và không sống đúng quy luật đích thực của sự sống nên chúng ta mới khởi tạo vọng nghiệp, bản ngã, luân hồi và đau khổ. Ðói thì ăn là quy luật của sự sống, nhưng tham ăn, giành ăn là vọng nghiệp và tất nhiên phải đưa đến kết quả bịnh khổ. Bởi vậy y học mới có nguyên tắc "thống tắc bất thông, thông tắc bất thống". Thông tức là thuận quy luật vậy.

Khi con người muốn thoát khỏi quy luật vì một ý muốn tự do nào đó thì vọng nghiệp bắt đầu và đó là khởi điểm của sự trói buộc. Cũng vậy, khi người ta tự đặt ra một chân lý lý tưởng rồi buộc mình vào nỗ lực hành động để đạt đến lý tưởng đó, thì vô tình người ta bắt đầu những bước đi ra khỏi chân lý thực tại và dấn thân vào cõi luân hồi sinh tử. Cuộc phiêu lưu mạo hiểm này được thực hiện bằng cái gọi là ý chí tự do của vọng nghiệp, thế rồi khi bị chính nghiệp ấy trói buộc người ta cho rằng có một định mệnh áp đặt lên đời sống tự do của họ, và họ muốn thoát ra.

Nhưng ngay khi chúng ta nóng lòng muốn thoát ra khỏi số mệnh ấy là chúng ta muốn tắt lửa mà lại thêm dầu, vì ý muốn giải thoát này là tự thân của sự bất an, người ta nói ma cao nhất trượng chính vì sự biến hóa muôn mặt của vô minh ái dục. Bất an là nó, muốn thoát khỏi bất an cũng chính là nó.

Con người tự dựng lên một bản ngã để thực hiện ước vọng của vô minh, ái dục, thế rồi cũng chính bản ngã ấy nhận lấy hậu quả mà nó tạo ra. Bây giờ khi kết quả không như ý muốn, bản ngã đòi giải thoát ra khỏi tình trạng này và ngay khi đó tạo ra nhân khác và cứ thế chồng chất thêm những trói buộc mà nó muốn thoát khỏi.

Bản ngã muốn giải thoát, nhưng đó là giải thoát của bản ngã hay giải thoát chính bản ngã? Giải thoát của bản ngã là giải thoát ra khỏi cái mà bản ngã không thích để mong đạt đến cái sở thích, còn cái nó đang thích thì chẳng bao giờ nó muốn giải thoát cả. Nhưng khi giữ lại cái ưa thích, bản ngã quên rằng chính cái nó thích tạo ra cái nó không thích, nghĩa là trên thực tế bản ngã chỉ có thể chạy qua chạy lại trong sợi dây ràng buộc của chính mình chứ chẳng bao giờ có sự giải thoát thật sự, bởi vì bản ngã chính là trói buộc!

Bản ngã phát sinh cùng một lúc với số mệnh, bản ngã chính là số mệnh. Bản ngã muốn thoát ra khỏi số mệnh là một nghịch lý, trừ phi bản ngã tự hủy diệt mình. Nhưng khổ thay chẳng bao giờ bản ngã có thể làm được điều đó, cũng như nó chẳng bao giờ có được tự do. Nó càng được tự do, nó càng bị ràng buộc!

Có một anh sinh viên khi sống ở Việt Nam thì muốn mau chóng rời khỏi Việt Nam để qua Mỹ, nhưng khi qua Mỹ anh lại nói rằng bây giờ anh không được thanh thản như lúc còn ở Việt Nam, đời sống ở Mỹ luôn luôn chạy đua với thời gian, mà để đuổi kịp thời gian thì phải khẩn trương, không làm thế nào thanh thản được. Nhưng anh không biết rằng chính ý muốn được thanh thản đã làm cho anh mất hết thanh thản.

Thanh thản không phải là nhàn hạ nên không đối nghịch với khẩn trương, cũng không phải là phóng túng nên không phản lại nề nếp sinh hoạt có kỷ cương nhất định.

Chính sự lựa chọn của bản ngã giữa phóng túng và kỷ cương, giữa thanh nhàn và bận rộn, giữa khổ cực và sung sướng, giữa tự do và ràng buộc v.v... đã tạo ra mâu thuẫn, đấu tranh, phân vân, căng thẳng và dĩ nhiên thanh thản phải biến mất.

Thanh thản thật sự là có thể thanh thản cả trong ràng buộc lẫn tự do, trong thong thả hoặc cấp bách, trong lúc vui cùng khi khổ vì thanh thản đích thực thì vượt ngoài điều kiện.

T thân mến,

Tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác là con đường giác ngộ. Ðạo Phật thường nói đến con đường như: con đường thanh tịnh, con đường chơn chánh, con đường giác ngộ, con đường giải thoát v.v... và vì vậy Ðạo Phật thường bị hiểu lầm.

Nói đến con đường người ta nghĩ ngay đến chỗ khởi điểm, chỗ chung cùng, nơi đi, nơi đến, cái lấy, cái bỏ... Như đi từ tướng đến tánh; từ sinh tử đến Niết-bàn; từ vô thường, khổ não, vô ngã, bất tịnh đến thường, lạc, ngã, tịnh v.v... và họ tưởng tượng ra một con đường thật bình yên dẫn đến "Miền đất hứa", thế là người ta hy vọng từ bỏ được cảnh khổ này và hướng cầu đến một tương lai đầy lạc phúc. Ðó thật ra vẫn là một thứ vô minh ái dục lớn nhất trong các vô minh ái dục.

Ðức Phật chẳng bao giờ nói đến một con đường đi đến Niết-bàn. Niết-bàn không phải là một nơi chốn nên không có khoảng cách để đi đến. Bát thánh đạo, tứ niệm xứ, thất giác chi v.v... không phải là con đường chiếm một thời gian, không gian nào đó để dẫn đến Niết-bàn. Mặt khác, Niết-bàn không phải là một sự thành tựu hay một kết quả rốt ráo do điều kiện hội đủ một số pháp môn tu tập. Ðạo đế được mô tả là con đường chấm dứt nguyên nhân đau khổ (Dukkha samudaya nirodhamagga). Nguyên nhân đau khổ là vô minh ái dục, khi vô minh ái dục (tham, sân, si) chấm dứt thì bản ngã chấm dứt và toàn bộ khổ uẩn cùng với luân hồi, sinh tử, sầu - bi - khổ - ưu - não đều chấm dứt. Chấm dứt là Niết-bàn vì vậy được gọi là diệt đế (Nirodha sacca).

Bản ngã rất sợ sự chấm dứt, sự diệt tận, sự đoạn trừ, sự xả ly này cho nên nó vội vàng tô điểm cho Niết-bàn những ý niệm thường hằng, vĩnh cửu, cực lạc, chơn ngã v.v... Nhưng tất cả ý niệm đó đều là sản phẩm của vô minh ái dục.

Có thể chứng ngộ Niết-bàn (Nibbàna Sacchikiriyà) chứ không thể đi đến Niết - bàn, vì Niết-bàn không có đến và đi. Nhưng khi tham, sân, si chấm dứt thì sự sống cũng được mở bày, Niết-bàn không phải là cái gì xa lạ, để ta phải hướng vọng về phía trước, mà chính là ở ngay nơi chỗ hồi đầu.

Ðức Phật dạy: "Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, Như Lai không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến tự ngã đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến tự ngã như là Niết-bàn, không nghĩ đến Niết-bàn là của ta, không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì Như Lai biết rằng dục hỷ là căn bản của khổ đau, từ hữu, sanh khởi lên, và già chết đến với loài hữu tình. Do vậy ta nói Như Lai với sự diệt trừ hoàn toàn các ái, sự ly tham, sự đoạn diệt, sự xả ly, sự trừ bỏ hoàn toàn các ái đã chơn chánh giác ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Gíác".

Con đường là con đường giác ngộ giải thoát, là chấm dứt mọi nguyên nhân đau khổ, con đường ấy được Ðức Phật giới thiệu với 37 đạo phẩm. Tất cả các pháp môn phương tiện vận dụng về sau đều phát xuất từ đó, có thể tóm lại trong giới, định, tuệ hay tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác. Nói cho dễ hiểu là sáng suốt, định tĩnh, trong lành nơi chính thực tại hiện tiền (Sanditthiko dhammo) tức là tỉnh thức nơi chính sự sống đang là. Ngay khi đó bản ngã với toàn bộ sự lăng xăng của nó đều chấm dứt: Niết-bàn.

T thân mến,

Ðừng nói đến an phận hay phản kháng, hãy im lặng lắng nghe hay chú tâm nhìn thẳng vào sự sống đang là, đó mới chính là: tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác. Ðói bụng hãy im lặng tỉnh giác đi nấu cơm, đừng quan tâm đến số mệnh hay tự do, việc đó hãy nhường lại cho các triết gia, các nhà tư tưởng và những người suy tư mơ mộng.

Chào T nhé!

Thầy.


[Thư số 42]



Ngày ..... tháng ..... năm .....

T. con,

Hôm nay ngồi một mình Thầy đọc lại thư con, chủ nhật rồi khi HT đưa thư con cho Thầy, Thầy chỉ mới đọc lướt qua thôi, rồi tuần qua lu bu nhiều chuyện Thầy chưa có gì để viết cho con.

Lên chùa con chỉ ngồi nghe, ít khi phát biểu ý kiến nên thật ra Thầy cũng chưa hiểu con mấy, Thầy chỉ có cảm tưởng mơ hồ như con đang gặp một vấn đề nào đó trong cuộc sống, mà vấn đề cuộc sống thì thật là đa tạp, nên Thầy chỉ có một ước mong đơn giản là chia sẻ với mọi người nỗi đau chung của nhân loại. Nỗi đau không dành riêng cho một ai, nó là bản chất chung của đời sống mà mỗi người nhận nó qua hoàn cảnh riêng của mình. Cho nên ai cũng tưởng chỉ có riêng mình là đau khổ, nhưng thật ra đau khổ chỉ khác nhau trên hiện tượng, còn bản chất thì ở đâu vẫn thế.

Con đừng nghĩ rằng những Phật tử đến với Thầy là phải tuân theo một số quy định nào đó, chẳng hạn như: giáo điều, những luật lệ, những bổn phận, những lễ nghi v.v... hoặc nhận một pháp danh mà người ta gọi là quy y, là từ đó người đệ tử phải tôn kính, vâng lời Thầy và tuyệt đối không được phản lại môn quy.

Ðiều đó có thể xảy ra ở một vài nơi nào đó, nhưng riêng đối với Thầy thì hoàn toàn khác. Một pháp danh chỉ có nghĩa là đánh dấu một sự thay đổi nào đó trong tâm hồn hay một bước ngoặc trong tầm nhìn về cuộc sống. Ngày xưa khi được sư phụ đặt pháp danh, Thầy cảm thấy như có một cái gì thay đổi lớn lao tận cùng tâm khảm của mình. Người nói: "Pháp danh con là Viên Minh, vậy từ nay con hãy nhìn lại chính mình cũng như nhìn lại cuộc đời với cái nhìn hoàn toàn trong sáng". Từ đó Thầy tập nhìn thẳng vào mọi vấn đề với một tâm hồn sáng suốt, lặng lẽ và trong lành. Cũng từ đó biết bao sự thật đã được mở bày mà bấy lâu bị phủ kín dưới lớp vỏ dày của vô minh ái dục.

Thầy đã từng đau khổ và đã từng nhìn thẳng vào những niềm đau khổ ấy như thể uống cạn từng giọt đắng cay của cuộc đời, vì thế Thầy cảm thông với những nỗi thống khổ của mọi người.

Những buổi họp mặt đàm đạo thân mật giữa Thầy và các Phật tử trong bối cảnh yên tĩnh của chốn thiền môn không phải là những buổi điểm đạo. Thầy và các Phật tử chỉ chia sẻ với nhau những niềm vui nỗi khổ của cuộc đời để nhận chân ra ý nghĩa đích thực của đời sống.

Vì vậy chia sẻ không có nghĩa là an ủi, vì an ủi chỉ là một hình thức trốn chạy khổ đau bằng những lời lẽ ngọt ngào xoa dịu. Thầy trò chia sẻ bằng cách cùng nhau nhìn thẳng vào sự thật, nói lên sự thật để cùng nhau chiêm nghiệm, học hỏi và cảm thông. Ðiều chính yếu là thấy ra chân lý giữa cuộc đời.

Ðiều kiện tất yếu để giác ngộ là nhìn thẳng vào sự thật, phải thấy trắng (kiến tố) như Lão Tử nói, hay thấy minh bạch (Vipassanà) như Ðức Phật dạy. Bởi vì bao lâu còn trốn chạy đau khổ bằng những ảo tưởng về một thứ hạnh phúc nào đó người ta chẳng bao giờ có thể thấy được bản chất của cuộc đời.

Có giác ngộ được chân lý của sự khổ người ta mới có được tình thương yêu và thông cảm, nhưng khi người ta trốn vào cái thành trì của bản ngã thì lập tức người ta tự khép kín, tự cô lập và qua lăng kính của bản ngã chủ quan ấy chân lý biến mất cùng với sự cởi mở, lòng thương yêu và thông cảm, mà hậu quả của nó là người ta phải chịu phiền não, trầm uất, sầu khổ, chán chường và căng thẳng...

Vậy tại sao chúng ta không cởi mở với nhau và cùng nhau đối diện với sự thật, cùng nhau chia sẻ và cảm thông? Phải chăng lòng tự trọng mà con nói là hàng rào ngăn cách giữa những bản ngã cô lập và khép kín? Phải chăng cái mà con gọi là lương tâm chính là lòng tự ái đã dựng lên thành trì kiên cố của ngã chấp?

Lương tâm theo Thầy là trí tuệ và tình thương, nhưng trí tuệ và từ bi không bao giờ hiện hữu trong thành trì của bản ngã, mà chỉ hiện hữu trong sự tương giao cởi mở. Ở đó không còn bóng dáng của sự khép kín, cô lập, mặc cảm (tự tôn hoặc tự ti), thành kiến ngã chấp v.v... mà chỉ có trí tuệ, tình thương yêu và sự thông cảm.

Thầy nghĩ con nên đến với các bạn và sinh hoạt với nhau trong không khí cởi mở của sự tương giao chân thật không che dấu, không cố thủ, không tự hành hạ trong cái gọi là lương tâm khép kín. Dù rằng sự thật đôi lúc quá phũ phàng nhưng chúng ta vẫn phải nói trắng, có khi Thầy phải nói trắng để phơi bày một sự thật nên chắc chắn làm người nghe không khỏi ngỡ ngàng, hoặc có những sự thật bị che kín dưới những nhãn hiệu mỹ từ khi được phơi bày làm người ta ngạc nhiên và đôi lúc tưởng là nghịch lý. Lúc đó chúng ta phải cùng nhau xem xét vấn đề kỹ lưỡng hơn. Con còn những nghi vấn tại sao con không phát biểu tự nhiên? Chung quy con vẫn chưa sẵn sàng cởi mở.

Thôi Thầy ngừng bút, chúc con mạnh khỏe.

Thầy.

Trích trong Tuyển tập Thư Thầy
Thiền Sư Viên Minh
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Hư và Thực



Một lần nọ, có một nhóm người tụ tập khá đông tại ngã tư đường. Nó biết ngay là gánh xiếc lưu động đang trình diễn ảo thuật ở một hội trường gần đó. Nó tạm hoãn công việc lại và lấy cho được vé vào xem chỉ vì sự hấp dẫn và lôi cuốn của gánh xiếc. Những người xem đều trầm trồ tán thán những trò lạ mắt và ảo hóa thần thông của nhà ảo thuật. Kể ra, trong đám đông này, hầu hết đều giống nó. Nhìn những đôi mắt tròn xoe đầy vẻ thán phục là biết ngay thôi. Ai cũng nán lại đến phút chót, màn biểu diễn dừng rồi mà họ còn nuối tiếc, nấn ná chưa muốn về…

Thế là nhà ảo thuật được nhiều người biết đến. Danh tiếng vang xa. Hôm nay, nhà ảo thuật trở lại biểu diễn, cũng tại một hội trường gần ngã tư mà hôm trước ông đã từng khiến mọi người hết lời ca ngợi, khâm phục và ngạc nhiên. Như lần trước, nghe tin, nó sắp xếp công việc để đến xem. Nó cũng chen mua cho được một tấm vé. Nhưng lần này, nó vào đây với mục đích khác. Nó muốn khám phá sự thực của các trò ảo thuật, nên lẻn vào ngồi sát góc cánh gà, trên bục trình diễn.

Vén bức màn đen, nhà ảo thuật bước ra với chiếc hộp đen chứa những vật “bí mật” bên trong giữa tiếng vỗ tay tán thưởng từng hồi vang dậy cả hội trường. Nó quan sát, theo dõi kỹ càng từng chi tiết, động tác của nhà ảo thuật, từng dụng cụ mà nhà ảo thuật sử dụng. Với con mắt tinh nhạy, nó quán sát khá kỹ càng, thấy rõ những nút ẩn, những lỗ nhỏ tạo bóng mờ trên hộp, cùng với ánh đèn nhấp nháy, làm nên nên sự ảo hóa mà nó đã từng tròn xoe mắt ngạc nhiên và thán phục. Theo dõi tường tận những động thái của nhà ảo thuật, nó nhận ra những sợi dây, chiếc túi và những vật dụng giả rất tinh vi mà nhà ảo thuật giấu trong tay áo và kẹp trong các ngón tay của mình. Các động tác điêu luyện và thuần thục của nhà ảo thuật khi đánh tráo vật này, giấu vật kia không qua được mắt nó.

Chỉ sau vài phút, nó đã nắm rõ các chiêu ảo hóa và không còn gì là bí mật nữa. Những chiêu trò này đã từng gây cho nó ngạc nhiên trong những lần biểu diễn trước, giờ vẫn đang gây sự ngạc nhiên cho bao người với đôi mắt tròn xoe dưới khán đài. Với nó, mọi việc đã rành rành nên không còn thấy gì đáng ngạc nhiên nữa. Nó còn có thể đoán biết những thao tác tiếp theo mà nhà ảo thuật sắp trình diễn. Giờ đây, nó đã biết rõ đường đi nước bước của các trò ảo thuật và đâu mới là sự thật. Có gì kỳ diệu đâu chứ! chỉ khi nào mê mờ không biết thì thấy sao mà hấp dẫn quá, kỳ diệu quá, đáng khâm phục quá. Cái cảm giác đám đông đang có, nó đã từng trải qua. Thậm chí trong đám đông ấy, nhiều người đã coi nhà ảo thuật này biểu diễn nhiều lần rồi. Lần này, như mọi lần, họ cũng ngạc nhiên, thán phục chỉ vì không biết đâu là sự thật đó thôi. Có lẽ họ không muốn tìm hiểu sự thật như nó, cũng có thể họ bằng lòng lừa dối giác quan mình để “mua vui cũng được một vài trống canh”.

Với nó, giờ đây, những gì đang diễn ra trên sàn diễn không còn kích thích sự tưởng tượng của nó như trước nữa. Mọi thứ đều nhạt như nước ốc trong khi từng tràng cười lớn, tiếng vỗ tay vẫn vang lên từng hội trước bao cặp mắt mở to vì thán phục. Trò ảo thuật trở nên rỗng tuếch. Vô nghĩa. Nó nhìn đám đông khán giả thở rồi thở dài. Cả một biển người giương cổ dõi mắt nhìn say mê đầy vẻ ngưỡng mộ. Tiếng trầm trồ khen ngợi không ngớt. Không còn cảm giác như trước đây khi coi các màn ảo thuật, nó cảm thấy lòng mình vui buồn lẫn lộn. Nếu hôm nay nó không khám phá ra sự thực đằng sau các trò ảo thuật, nó cũng bị cuốn vào đám đông ấy, cùng trố mắt kinh ngạc, cũng trầm trồ khâm phục, như bao lần trước nó thả mình trong cái ảo đó mà thôi. Chùng lòng một chút, nó tự hỏi, tại sao mình lại bị các trò ảo thuật này đánh lừa đằng đẵng thời gian như vậy? Thế rồi, khi kịp nhận ra trong đám đông nhiều khuôn mặt quen quen nó từng gặp trong những lần coi trò ảo thuật, giờ vẫn đang reo hò vỗ tay thán phục, nó thấy mình may mắn hơn. Nó lóe lên niềm vui khi kịp nhận ra, dù sao, trễ còn hơn không, hôm nay, nó đã nhận ra sự thật vấn đề và không bị các trò ảo thuật ấy mà mắt mình nữa. Nó sẽ không bao giờ bỏ thời gian, công sức và tiền bạc cho các trò hư ảo này nữa. Không bao giờ.

Buổi trình diễn kết thúc. Mọi người ra về. Nó lẻn ra và lẫn mình trong đám đông, lòng đầy ắp nhiều suy nghĩ. Vừa ra đến cổng, nó nhận ra một người bạn, vốn rất hâm mộ nhà ảo thuật này. Thấy vẻ mặt đứa bạn đầy phấn khởi, nó biết bạn nó đang phấn chấn với những dư âm của các trò ảo thuật giống như tâm trạng của nó trong bao lần coi xiếc trước, nó không muốn chia sẻ những gì vừa khám phá và cảm nhận, bèn bước nhanh chân để tránh ánh mắt của đứa bạn. Nhưng chậm quá, không kịp rồi. Nó nghe xôn xao một tràng bình luận, bàn tán về trò ảo thuật. Dòng người cứ nối đuôi nhau bước, cười nói huyên thuyên. Trong khi mọi người còn đang vui với những trò ảo hóa kia, nó lại vui với những gì vừa khám phá được sau cái lớp ngụy trang ma mị nọ. Nó không lao xao cười đùa, chỉ lặng lẽ cảm nhận niềm vui sâu lắng từ bên trong. Trong giây lát, đưa bạn kịp bước lên sóng đôi với nó. Thấy nó không có vẻ hớn hở của một người vừa xem các trò ảo thuật, anh bạn lấy làm lạ trước vẻ dè dặt và hiền lành của nó, bèn hỏi:

- Hấp dẫn quá phải không mày?

- Ừ, hấp dẫn. Nó chậm rãi đáp, lại không vồn vã gì. Với nó, tìm ra được sự thật là một điều hấp dẫn hơn cả những điều tưởng chừng tuyệt vời kia.

- Nhà ảo thuật hôm nay làm mấy trò tài tình quá hả mày? Hay thiệt đó.

- Tao chẳng thấy gì tài tình cả.

-Sao kỳ vậy? Mày vẫn ở trong hội trường và xem toàn bộ buổi diễn chứ?

- Ừ, tao ở trong đó.

- Thế mày ngủ trong đó à?

- Đâu. Tao không ngủ.

- Vậy là mày không theo dõi kỹ rồi.

- Không, tao theo dõi hết mờ. Ừ có lẽ tao không theo dõi kỹ, mà do tao theo dõi quá kỹ...

- Mày nói mày theo dõi, nhưng dường như mày chẳng hề xem buổi trình diễn ấy.

- Không. Tao có xem mà. Thật ra, tao xem rất kỹ đó mày. Chính vì vậy, tao chẳng thấy ông ta tài tình gì cả!

Đứa bạn thấy hôm nay nói chuyện với nó không hợp ‘gu’, quay lại người đi bên tiếp tục bàn tán và trầm trồ khen ngợi nhà ảo thuật tài tình.

Nó lặng lẽ bước, vừa thong thả đặt từng bước chân trên lòng đường quen thuộc, vừa tư duy về bản chất con người, về tâm lý thường tình khi thể hiện mình trước đám đông, về các mối quan hệ xã hội,… nó không còn thắc mắc nữa. Nó đã gỡ được cái nút thắt căn bản qua sự “khai thị” của sự kiện ‘ảo thuật” ngày hôm nay. Lòng nó bình yên và vui lạ. Cảm giác hạnh phúc khi biết rõ sự thật và sống với sự thật tràn ngập, lan tỏa toàn thân. Sau lớp sóng hiện tượng là tâng nước yên ả sâu thẳm bình yên. Nó đã chạm tay vào tầng nước của đại dương mênh mông.

Dòng người tản dần về các ngả, nó trở về nhà trên lối mòn trong chiều tà gió nhè nhẹ thổi. Từng bước chân đều đều thả nhẹ, cỏ cây ven đường hôm nay soi mình trong ánh nắng chiều hanh vàng trông đẹp hơn mọi ngày.


Posted by Hằng Như at 9:09 AM
Sưu tầm: Hanh Nghiêm