Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

5 Lý Do Để Uống Nước Chanh Mật Ong Vào Sáng Sớm



Lợi ích khi uống mật ong vào buổi sáng

Nước ấm, mật ong và chanh là hỗn hợp thức uống tuyệt vời. Ngoài việc làm dịu các cơn đau dạ dày và đem lại sự tươi mới cho làn da, thức uống này còn có nhiều công dụng khác mà bạn chưa biết đến.

1. Hỗ trợ tiêu hóa

Nước cốt chanh tươi cùng mật ong giúp loại bỏ độc tố khỏi dạ dày. Nếu bạn ăn tối quá no hoặc ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ vào ngày hôm trước, thức uống này sẽ giúp bạn làm sạch dạ dày.

Chanh chứa khoáng chất và vitamin giúp gan sản sinh mật hỗ trợ tiêu hóa. Nước chanh ấm rất tốt cho sự co bóp đường ruột và được khuyên dùng bởi Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ.


2. Thức uống giải độc, lợi tiểu

Thức uống này không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa, mà còn được biết đến như một phương thuốc giúp lợi tiểu. Nó giúp hệ thống đường tiết niệu được sạch sẽ và khỏe mạnh.

3. Hơi thở thơm tho

Đây là thức uống tự nhiên nhất giúp đánh bay mùi của khoang miệng sau một đêm ngủ dài. Nước ấm mật ong và chanh không chỉ đem lại cảm giác tươi mới cho bạn vào buổi sáng, mà đồng thời nó còn giúp giết chết vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

4. Da dẻ mịn màng

Thức uống này giúp da mặt tiết ít dầu nhờn, ngăn ngừa mụn trứng cá. Dùng hỗn hợp nước ấm, mật ong, chanh thường xuyên, làn da sẽ đẹp và mịn màng lên trông thấy.

5. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Thức uống này tăng cường hệ thống miễn dịch và là phương thuốc tốt cho phòng chống bệnh cảm cúm, đặc biệt vào mùa lạnh. Không chỉ bởi chanh và mật ong có đặc tính chống khuẩn, chúng còn là chất chống oxy hóa hiệu quả và chứa nhiều vitamin C tốt cho cơ thể.

Thời điểm dùng hỗn hợp nước ấm, chanh, mật ong tốt nhất là vào buổi sáng, thời điểm trước khi ăn hoặc trước lúc đánh răng.

Theo Dân Trí
Khoa Học.TV
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Đoạn Văn Tự Trên Tấm Bia Mộ Vô Danh gây Chấn Động Lòng Người



Trên tấm bia của một ngôi mộ vô danh ở London có khắc một đoạn văn tự thu hút sự chú ý của rất nhiều du khách gần xa, rất nhiều người thấy hối tiếc vì đã không phát hiện ra nó từ sớm hơn!

Trong tầng hầm của nhà thờ Westminster ở Luân Đôn, có một tấm bia mộ nổi tiếng thế giới. Kỳ thực, đây chỉ là tấm bia mộ rất bình thường, nó được làm bằng đá hoa cương thô ráp, hình dáng cũng rất bình thường.

Xung quanh nó là những tấm bia mộ của vua Hery III đến George II và hơn 20 tấm bia mộ của những vị vua nước Anh trước đây, cho đến Newton, Darwin, Charles Dickens và nhiều nhân vật nổi tiếng khác. Vì thế ngôi mộ này trở nên bé nhỏ và không được để ý tới, trên đó không có đề ngày tháng năm sinh và mất, thậm chí một lời giới thiệu về người chủ ngôi mộ này cũng không có.

Mặc dù là tấm bia mộ vô danh như vậy, nhưng nó lại trở thành tấm bia mộ nổi tiếng khắp thế giới.

Mỗi khi người ta đến nhà thờ Westminster, họ có thể không tới bái yết ngôi mộ của các vị vua đã từng có chiến công hiển hách, hay mộ của Dickens, Darwin và những của người nổi tiếng thế giới khác, nhưng không ai là không tới chiêm ngưỡng bia mộ bình thường này.

Họ đều bị ngôi mộ làm cho xúc động mạnh mẽ.

Chính xác ra, họ bị xúc động bởi những dòng chữ khắc trên tấm bia mộ này.

Trên tấm bia mộ này có khắc một đoạn văn tự:

Khi tôi còn trẻ, còn tự do, trí tưởng tượng của tôi không bị giới hạn, tôi đã mơ thay đổi thế giới.

Khi tôi đã lớn hơn, khôn ngoan hơn, tôi phát hiện ra tôi sẽ không thay đổi được thế giới, vì vậy tôi rút ngắn ước mơ của mình lại và quyết định chỉ thay đổi đất nước của tôi.

Nhưng nó cũng như vậy, dường như không thể thay đổi được. Khi tôi bước vào những năm cuối đời, trong một cố gắng cuối cùng, tôi quyết định chỉ thay đổi gia đình tôi, những người gần nhất với tôi.

Nhưng than ôi, điều này cũng là không thể. Và bây giờ, khi nằm trên giường, lúc sắp lìa đời, tôi chợt nhận ra: Nếu như tôi bắt đầu thay đổi bản thân mình trước, lấy mình làm tấm gương thì có thể thay đổi được gia đình mình, với sự giúp đỡ, động viên của gia đình mình, tôi có thể làm điều gì đó thay đổi đất nước và biết đâu đấy, tôi thậm chí có thể làm thay đổi thế giới!”.

Người ta nói, nhiều nhà lãnh đạo và những người nổi tiếng trên thế giới đều bị xúc động mạnh khi đọc dòng chữ này, có người nói đó là bài học giáo lý cuộc sống, có người nói đó là nhân cách hướng nội.

Khi còn trẻ, Nelson Mandela đã đọc những dòng chữ này, đột nhiên có cảm xúc rất nghiêm túc rằng phải tự mình tìm được con đường cải biến Nam Phi, thậm chí là chìa khóa vàng để cải biến toàn thế giới.

Sau khi trở về Nam Phi, với tham vọng này, vốn là một thanh niên da đen ủng hộ chính sách phân biệt chủng tộc đầy bạo lực để cai trị, thoáng một cái, ông đã cải biến tư tưởng và thái độ đối xử của mình, từ việc cải biến chính mình, ông bắt tay vào việc cải biến gia đình và bạn bè thân hữu của mình. Sau nhiều thập kỷ, ông đã thay đổi được đất nước của mình.

Hãy luôn mang một tấm lòng lương thiện và làm những điều đúng đắn, nhắc nhở, cải biến bản thân thành một người tốt. Nếu mỗi người đều biết tự quay lại vào trong và cải biến bản thân mình cho tốt hơn, thì thế giới chắc chắn sẽ thay đổi.

Biên dịch: Mai Trà
Nguồn: daikynguyenvn
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Hài Lòng Với Cuộc Sống



Một trong những lời dạy của ngài Dalai Lama là “Điều cốt yếu có thể mang lại hạnh phúc cho quý vị chính là biết hài lòng với những gì đang là chính mình trong những giây phút hiện tại. Sự toại nguyện bên trong nội tâm đó sẽ biến cải cảm quan của quý vị khi phóng nhìn vào vạn vật chung quanh, và nhất định quý vị sẽ tìm thấy sự an bình trong tâm thức.”
Ít hài lòng về cuộc sống

Thường chúng ta ít khi hài lòng về mình và về cuộc sống của mình. Trước hết là không hài lòng với những gì mình đang có trong hiện tại. Lúc nào ta cũng thấy thiếu không cái này thì cái khác. Nếu phải đi làm suốt tuần ta than thiếu thời gian nghỉ ngơi. Nếu gặp dịp nghỉ các ngày lễ ngay trước ngày cuối tuần nối những ngày nghỉ lên đến 4 hoặc 5 ngày ta than ở nhà chán quá, thiếu chỗ đi! Ở phố ta chê ồn và ô nhiễm chỉ vì cảm thấy thiếu sự an tịnh, trong lành của miền quê, thế nhưng về quê ta chê buồn, chê vắng, chê thiếu tiện nghi, thiếu phương tiện giải trí, vì cảm giác thiếu hơi phố thị! Công việc làm ăn thuận lợi, ta than thiếu thời gian nghỉ ngơi và hưởng thụ. Công việc làm ăn bế tắc ta than thiếu tiền thiếu nợ. Cái cảm giác thiếu hụt và trống vắng như một phần của cuộc sống khiến ta chao đảo, bối rối và bất an. Hầu như lúc nào ta cũng là nạn nhân của chính mình mà bản thân ta không hề ý thức việc này.

Chưa dừng lại ở chỗ không hài lòng về những gì liên quan đến ta trong cuộc sống. Rồi ta không hài lòng về chính bản thân mình. Ta muốn trở thành một ai đó khác mình trong hiện tại. Ta không hài lòng về ngoại hình của mình, trí tuệ của mình, tánh tình của mình. Nếu có chiều cao khiêm tốn, ta thích mình là người cao ráo, nhưng người cao lại thích mình thấp hơn cho giống số đông. Ta muốn thông minh hơn, muốn giỏi giang hơn…

Chỉ muốn mình khác đi mà không có kế hoạch, định hướng nào cụ thể chỉ khiến ta thêm bất an, thiếu tự tin và yếu đuối mà thôi. Nếu có thái độ tích cực và có giải pháp hợp lý, muốn thay đổi mình theo chiều hướng tích cực, điều này hoàn toàn tốt và giúp chúng ta ngày càng hoàn thiện mình hơn. 

Đành rằng ta không nên tự mãn, vì tự mãn là tự đóng cánh cửa tiến bộ và vô hiệu hóa sự nỗ lực của bản thân. Thế nhưng, khi không hài lòng về mình, ta cần nhìn nhận khách quan, công tâm với chính mình để tìm ra phương hướng để cải thiện bản thân mới mong làm mới mình trong sự thanh thản của tâm hồn. Có những cái ta không thể thay đổi, ta tập chấp nhận trong tinh thần hoan hỷ. Nếu những gì trong khả năng thay đổi của mình, ta nên nỗ lực để tạo nên sự thay đổi tích cực. Có như vậy, cuộc sống của chúng ta mới có ý nghĩa và lợi ích.

Khi không hài lòng 

Khi không hài lòng với hiện tại, ta đang hụt hẫng, mất thăng bằng và có cảm giác ngay dưới chân mình không phải là mặt đất bằng phẳng, vững chãi để có thể ôm giữ chân ta đứng vững, nâng đỡ bước chân ta tiếp tục bước về phía trước. Thay vào đó, nơi ta đứng trở nên chông chênh, gập ghềnh như thể có một lực đẩy khiến ta mất thăng bằng và có xu hướng nhào về phía trước. Đúng rồi, có một lực quán tính đã đẩy ta nhào về phía trước, vì ta quên đi hiện tại mà chỉ muốn bay vào tương lai. Đứng trên đất mà thật ra ta không chịu bước, mà chỉ muốn bay, chỉ tiếc rằng ta không có đôi cánh!

Không hài lòng với những gì trong cuộc sống vì tất cả những nguồn cung ứng từ cuộc sống là có hạn mà lòng mình muốn thì vô hạn. Xét cho cùng, là do cái mình MUỐN to hơn cái mình CÓ, và mọi bi kịch, chán nản, thất vọng, mất phương hướng từ đây mà ra. Không hài lòng với hiện tài ngầm chứa đựng tâm lý tham lam, thiếu thực tế, phản khoa học và tạo áp lực không đáng có, làm cho bản thân cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, chán chường, mất đi sinh khí và ý nghĩa sống, đồng thời tạo nên sự nặng nề, bất an không chỉ cho bản thân mình mà còn cho những người liên quan. Sự mất thăng bằng này xuất phát từ nội tâm. Một khi nội tâm bất an, nguồn năng lượng tiêu cực ấy chạy khắp châu thân, biểu hiện ra ở hành vi, lời nói và những suy nghĩ để người khác có thể nhìn thấy và cảm nhận được sự bất an, sự không hài lòng về cuộc sống của mình.

Sự hài lòng từ nội tâm

Một khi có sự hài lòng với chính bản thân mình và những gì mình đang có trong hiện tại, tâm lý hài lòng ấy chế tác một suối nguồn năng lượng tươi mát. Nguồn năng lượng này được chiết xuất từ tâm thăng bằng và tĩnh lặng, không bị sự chi phối của tham lam và bất an. Một khi nguồn tâm an tịnh, nguồn năng lượng tích cực này được lưu dẫn tưới nhuận khắp toàn thân, biểu hiện ở các căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, và người ngoài có thể dễ dàng nhìn thấy và cảm nhận sự bình an này qua hành động, lời nói và suy nghĩ của mình. Do vậy, sự an tịnh cần phải từ nội tâm, từ trong suy nghĩ và hành động của mình.

Tâm là nguồn mạch nước ngầm hành hoạt suốt ngày đêm chỉ đạo mọi suy nghĩ, hành vi và lời nói của con người. Tâm bình an, cả thế giới này theo đó mà bình an. Một khi tâm chế tác được hạnh phúc, nguồn hạnh phúc ấy sẽ tuôn trào tưới tẩm cả thế giới này. Một thế giới bình an nằm trong lòng bàn tay của mỗi một con người chung sống trong thế giới ấy. Hãy chung tay tạo dựng một thế giới bình an từ nguồn tâm an lành của mỗi chúng ta.

Làm chủ tâm mình

Vạn pháp đều do tâm biến hiện. Năng lực vô song của tâm được diễn tả qua hai câu kinh Pháp cú 1 và 2 rằng: “tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác” và từ đây, niết bàn lẫn địa ngục đều do tâm mà ra. Đúng vậy, ngoài ý tưởng, không có gì khác có thể tác động đến ta nhiều đến vậy. Một khi chúng ta nhận ra ý tưởng sinh khởi tùy duyên, tâm không còn năng lực để điều động chúng ta nữa. 

Thế nhưng, khi nào chúng ta còn mê muội chấp nhận các ý tưởng là thật có, thật quyền thì chúng sẽ tiếp tục gây khổ cho chúng ta một cách nhẫn tâm không hề thương tiếc, như chúng đã từng làm trong vô số kiếp sống trong quá khứ, như chúng đã từng làm trong chuỗi ngày ta còn mê muội. Muốn kiểm soát tâm, chúng ta cần phải thận trọng, thường xuyên quán sát tất cả những hành động về thân, miệng, ý của mình. 

Posted by Hằng Như at 7:15 PM
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Lớn & Lớn



Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học, các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, hiện hóa vào cuộc sống của con người qua mọi hình thức biểu tượng, cho niềm tin và ước nguyện cũng cần phải thực hiện đến.

Từ xu hướng đó, đã hơn nhiều thập kỷ nay, trong cũng như ngoài nước, không ngừng phát triển những cơ sở vật chất (thuộc lảnh vực tôn giáo) và những hình tượng tín ngưỡng tôn thờ, ngoài việc đáp ứng nhu cầu trên, thậm chí còn có ý hơn thua, so sánh bởi công trình lớn nhỏ với nhau, và xem đó như là sự thành công, tự mãn của mình từ những cái lớn hay lớn nhất hiện nay.

Đành rằng : hình thức qua biểu tượng tín ngưỡng ít nhiều cũng giúp cho con người có sự tín tâm chân chánh, nhận ra sự nguy hại, sự tội lỗi của lòng tham ác do chính con người. Đạo lý Đức Phật và chư Bồ Tát… không dành cho một ước nguyện tư kỷ riêng ai, mà chỉ giúp cho một bản đồ lộ trình đưa đến đạo lộ tình thương, yên vui, hạnh phúc, trí tuệ, chân thật bền vững lâu dài.

Đức Phật nêu ra 2 vấn đề, để con người tự chọn lấy; “…Do VÔ MINH đi trước, làm cho đạt được các pháp BẤT THIỆN, tiếp theo là không xấu hổ, không hổ thẹn và sợ hải”. Thế nhưng; “ Do MINH đi trước, làm cho đạt được các pháp THIỆN, tiếp theo là có hổ thẹn và sợ hải…” (Kinh Tiểu Bộ 2, chương 2).

Xét thấy, nếu chỉ y cứ vào niềm tin bởi một biểu tượng nào đó, trong khi ấy không có sự tu tập, không có sự chuyển hóa thân tâm, không hiểu pháp của bậc Thánh, không nhu nhuyến pháp bậc Thánh để tận trừ các việc làm bất thiện về thân-khẩu-ý, để quán chiếu các pháp vô thường, khổ, vô ngã, thì khác nào như một lữ khách đường dài tạm dừng chân nơi một lữ quán, nơi ấy chỉ là cuộc dừng chân rảo buớc quanh những việc khổ vui, được mất, hơn thua, vinh nhục.v.v… nơi cõi tử sinh, như một buổi chợ phù hoa đấy thôi !

Khi nói đến cái “lớn” hay “lớn nhất”, ta có thể nghĩ ngay rằng : tất cả những công trình vĩ đại từ những thời quá khứ xa xôi cho đến tận bây giờ (vật chất và tâm linh), đều lưu xuất từ trái tim rộng mở thuần thiện, nhân hậu, và khối óc siêu vượt thời gian, những công trình ấy không dành cho cá nhân riêng tư nào, và nó luôn là ánh hào quang tươi mát hiền diệu, chân thật ngay trong lòng cuộc sống của nhân loại từ quá khứ đến miên viễn về sau, như ; Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ở một ngôi vị cao nhất để trở thành một con người bình dị hơn bao giờ hết, với quan điểm: “danh lợi chỉ như đôi giầy rách”, thế nhưng gương hạnh, đạo lý vẫn rực sáng ngàn đời cho đạo đức và dân tộc.

Những hình ảnh khác, như ; Thánh Mahatma Gandhi, một người dân tộc Ấn, kiên chí đấu tranh cho số đông công nhân, và đấu tranh bất bạo động để dành độc lập chủ quyền cho toàn cõi đất nước Ấn. Một Albert Einstein, người gốc Do Thái, vừa là bác học vật lý nổi tiếng, vừa là nhà hoạt động tích cực đấu tranh quyền bình đẳng nhân quyền trong xã hội, đấu tranh chống chiến tranh, chống nạn kỳ thị phân biệt chủng tộc… Một đạo sư Vivekananda, một con người bình dị đến mức, thế nhưng đánh bật cái vỏ tôn giáo trong Hội Nghị Tôn Giáo Toàn Cầu, nói đến tình yêu nhằm khai phóng ý tưởng cô lập, thể hiện tính đạo đức bình đẳng qua tác phẩm Triết lý Vedanta và Tôn Giáo Là Gì ?. Một văn hào Victor Hugo, người sinh ra từ nước Pháp, đã xây dựng một công trình tiểu thuyết, quan tâm sâu sắc đến luân lý phẩm giá con người trong xã hội, phản ảnh bao nỗi u ẩn từ bên trong ngôi nhà thờ Đức Bà Paris lộng lẫy và tráng lệ, cho đến những hình ảnh từ những mảnh đời nghiệt ngã đương thời, qua tác phẩm Những Kẻ Khốn Cùng…

Một Krishnamurti, sinh ra từ miền nam Ấn Độ, một con người khẳng khái trong việc tước bỏ địa vị danh lợi cao nhất của Hội Thông Thiên Học đã đặt để dành cho ông. Ông nói đến tinh thần Hòa Bình, mở tung gông xiềng tri kiến để được thoát ra sau thời Đức Phật. Quan điểm qua tác phẩm của ông giúp cho mọi tầng lớp con người không còn lệ thuộc những hệ thức tôn giáo, với lòng tốt để được tự do, không còn ích kỷ và đau khổ… Một Nelson Mandela (tổng thống Nam Phi) chống chủ nghĩa áp bức nô lệ… Một Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, ngước gốc Tây Tạng cũng từ quan điểm Hòa Bình, Công Bằng từ trái tim nhân hậu; “trái tim và óc của tôi là chùa chiền, triết lý của tôi là lòng tốt…”

Hơn thế nữa, đã hơn 25 thế kỷ đi qua, Đức Phật thiết lập một công trình, một con đường, đã thật sự tưới tẫm, ươm mầm, trưởng dưỡng sự tươi mát, bền vững bằng những chất liệu Tình Thương, Bình Đẳng, Chân thật ,Trí Tuệ và Giải Thoát cho chúng sanh, chư thiên và loài người từ bất tận quá khứ đến miên viễn về sau, những công trình ấy nếu không phải thật sự là “lớn”. Sự hiện hóa Pháp Thân Phật vẫn luôn là :

“Nơi bất công, Phật hiện thân bình đẳng
Cõi tử sanh, diệu lý Phật vô sanh
Trong bi trí, Phật xóa lòng cừu hận
Trong đau thương, Phật siêu hóa một tình thương”.

Cho đến chư Bồ Tát, Thánh đệ tử, Tổ Sư.v.v… thị hiện vào đời bằng sự hiện hóa “pháp thân” giúp cho chúng sanh, như sự xuất hiện của các bậc đạo sư, các nhà bác học, văn hào, các nhà tranh đấu chống chế độ áp bức nô lệ, giành lại quyền bình đẳng, nhân phẩm và ấm no, hạnh phúc cho số đông con người trên hành tinh nầy.

Hay như lời nguyện hùng lực đại từ bi của Bồ Tát Quán Thế Âm, với sự ứng hóa hiện thân mầu nhiệm “tùy xứ nhập” đến mọi lảnh vực trong thế giới của các loài hữu tình, từ hình thức thân Phật, đến Thinh Văn, Duyên giác, các thân quan triều tể tướng, các bậc thiện tri thức, các thân sa môn, bà la môn, các thân trưởng giả, cư sĩ, các thân Trời, người, thiên long bát bộ, các thân dạ xoa, càn thát bà.v.v…

Những điều ấy, cho chúng ta thấy rằng; sự nhiệm mầu pháp ý của Đạo Phật như thế nào. Nếu như không có sự nhận thức và tu tập để chuyển hóa thân tâm, cho dù có quỳ lạy duới bảo tượng Thánh, Bồ tát cao lớn và cầu nguyện mỗi ngày, cũng không đem lại lợi lạc từ sự an vui, bởi còn nhiều phiền não nhiễm ô, sân giận và tham ác nơi thân và tâm, vì rằng ;

“Quán Âm thị hiện
Cứu khổ tầm thinh
Từ bi thuyết pháp
Độ khắp mê tình
Tám nạn tiêu diệt
Bốn biển an bình”.

Do năng lực phổ độ không thể nghĩ bàn ấy, là nhờ đức trí thanh tịnh trang nghiêm qua bao đời kiếp tích tụ công đức và hạnh nguyện, giúp cho chúng sanh phát khởi tín tâm cầu pháp giác ngộ, lánh xa sự mê lầm tội lỗi, thấy biết được nhân quả thiện ác, hướng đến nẽo chân thiện, an trú lạc pháp, tiêu dần khổ đau ngay trong hiện tại.

Thế nên, biết rằng ; những công trình tín ngưỡng hay pháp tháp tôn thờ bảo tượng, vẫn có ích cho những ai sơ tín tâm khởi động những buớc đi lành thiện, như con gió mát thổi qua vùng nóng bức rồi mất hút vào sa mạc cuộc đời. Nhưng không phải chỉ dừng lại chừng ấy, mà còn phải nổ lực tiến xa hơn, để được thanh tịnh hóa thân khẩu ý, để tìm và đến tận mạch suối nguồn vi diệu tâm linh. Tất cả mọi hành sự, cũng chính là sự lưu xuất từ nơi tâm mà đến, từ nơi tâm mà đi…

Chúng ta cùng suy nghĩ lời Bồ tát Santidheva: “ Dù có tín, đa văn, tinh tấn. Nhưng không tỉnh giác chánh tri, thì cuối cùng cũng rơi vào ô uế tội lỗi” (Nhập Bồ Tát hạnh – 26.).

Bài viết nầy có ra, là do tình cờ gặp lại một người cùng đồng hành, đã giới thiệu về công trình xây dựng tượng đài Bồ tát Quán thế Âm lộ thiên của chùa mới vừa hoàn thành và được xem là lớn nhất trong vùng.

Mặc Phương Tử
Theo Đạo Phật Ngày Nay
Sưu tầm: Ha nh Nghiêm

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Túc Hoa Âm tự


Cùng Bạn
Xin chuyển đến bạn thơ ,một bài thơ của Nguyễn trung Ngạn , một bài thơ mang sắc thái thiền khiến lòng tôi vô cùng cảm khái .
Nguyễn trung Ngạn  ( 1289-1370) tự là Bang Trực, hiệu Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng , huyện Thiên Thi, tỉnh Hưng Yên .Năm 16 tuổi đỗ Hoàng Giáp đời vua Trần Anh Tôn ( cùng khoá với Mạc đỉnh Chi ) , làm quan tới chức Đại Hành Khiển Tước Thân Quốc Công , thọ 82 tuổi .
Thân kính 
Mailoc

           Túc Hoa Âm tự 
                   Nguyễn Trung Ngạn
 
  宿花陰寺          Túc Hoa Âm tự 

偶徬招提宿     Ngẫu bạng chiêu đề túc
僧留半榻分     Tăng lưu bán tháp phân
石泉朝汲水     Thạch tuyền triêu cấp thuỷ
紙帳夜眠雲     Chỉ trướng dạ miên vân
松子臨窗墜     Tùng tử lâm song truỵ
猿聲隔岸聞     Viên thanh cách ngạn văn
粥魚敲夢醒     Chúc ngư sao mộng tỉnh
花雨落繽紛。 Hoa vũ lạc tân phân.

 Dịch Nghĩa :

Ngẫu nhiên vào ngủ đêm trong chùa
Sư dành cho nửa giường 
Sáng ra đi múc nước ở suối đá ,
Đêm ngủ với mây trong trướng giấy .
Quả thông rụng trước cửa sổ ,
Tiếng vượn bên kia sông .
Mõ chùa khua tỉnh giấc mộng ,
Mưa hoa rơi xuống tơi bời .   

Bản dịch :
 
              Trọ tại chùa Hoa Âm
 
         Ghé trọ chùa tình cờ đêm tối 
   Sư nhượng cho nửa gối chăn giường .
         Sáng ra múc nước suối nguồn 
Đêm về trong trướng mây vương ngủ vùi .
     Ngoài song cửa thông rơi một trái 
       Vượn gọi bầy vẳng lại bên sông .
          Mõ chùa lay tỉnh giấc nồng 
     Từ đâu tan tác mưa bông rợp trời 

                                                Mailoc

                    ***


         Trọ Đêm Tại chùa

Ngẫu nhiên được trọ lại trong chùa
Chia với sư già chiếc chõng thưa
Nước suối trong veo khua thỏa thích
Phòng mây ấm áp ngủ say sưa
Thông rơi lộp độp ngoài song cửa
Vượn hót véo von cách khoảng bờ
Tiếng mõ vang đều xua giấc mộng
Rào rào hoa rụng xuống như mưa.
                                   Phương Hà                   
 *** 

           Ghé Ngủ Chùa

Ngẫu nhiên ngủ nhờ chùa vắng
Sư nhường nửa chõng tre nằm
Sáng ra múc nước suối đá
Đêm nằm mượn mây thay màn
Trái tùng vào song cũng thích
Vượn kêu bờ suối inh vang
Sáng ra giật mình tỉnh mộng
Quanh mình mưa bụi mênh mang
                                       C.D.M.    
                    ***
          Đêm Trọ Chùa Hoa Âm

             Tình cờ tá túc Hoa Âm,
Sư chia một nửa giường nằm qua đêm.
          Nước trong suối đá êm êm,
Màn mây trướng giấy êm đềm giấc mơ.
          Ngoài song tùng rụng ơ hờ,
Cách bờ vượn hú ngẩn ngơ khách chùa.
       Giật mình tiếng mỏ sáng khua,
 Tơi bời hoa rụng như mưa trước thềm !
                                      Đỗ Chiêu Đức.

                    ***

Ở Lại Chùa Hoa Âm

Ở lại chùa đêm xuống
Nửa giường sư nhượng ta
Nước ngoài khe sáng lấy
Mây dỗ giấc mơ qua
Trong cửa nhìn thông rụng
Vượn kêu vẳng suối xa
Chày kình (*) vang tỉnh mộng
Lất phất trận mưa hoa

                              Quên Đi

(*) Chúc ngư ( 粥魚) có nghĩa là Cháo Cá. Ở đây có nghĩa là Chày Kình. Chày Kình là cái chày khắc hình con cá voi để dọng vào cái chuông lớn trong chùa. 
 

                    ***
      Hoa Âm Tự Qua Đêm

Hữu duyên tạm trú chùa Hoa Âm
Nhường lại sư chia đôi chỗ nằm
Nguồn suối tinh mơ chờ lấy nước
Màn mây tối ủ giấc  mơ Nam
Ngoài song thông quả đang rơi rụng
Bờ nọ vẳng xa tiếng vượn thầm
Chày dọng lay lay choàng giấc điệp
Mưa hoa lất phất gió căm căm.

                            Kim Phượng

                     ***
            Lạc  Vào Chùa Hoa Âm 

            Tình cờ lạc lối cửa Chùa
 Ghé thiền nửa chiếc chõng thưa Sư già
       Nước reo suối nguồn hoang dã
Tịnh tâm! Màn mây mượn ngã qua đêm 
           Ngoài song tùng hát êm êm 
     Xa xa vượn hú cảnh thêm hữu tình
      Tiếng chày đánh thức bình minh
   Mưa hoa lất phất giật mình tỉnh mơ. 
                                 Kim Oanh
                    ***
  Qua Đêm Chùa Hoa Âm 

Tình cờ ngủ trọ chùa khi đêm xuống
Nửa chiếc giường sư cụ nhượng cho nằm
Sáng múc nước suối chảy luồn kẻ đá
Đêm ngủ say ,mây lót thảm thay màn
                                      
Bên song cửa thông rơi vương vài quả 
Vượn gọi bầy vang vọng cả ven sông
Tiếng chuông mõ trong chùa khua tỉnh mộng
Giọt mưa rơi làm rụng mấy cành bông
                                       Song Quang
***
Theo blog huynhhuuduc

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Cây Đèn kỳ lạ



Sau lễ tiễn đưa Phật và các thầy Tỳ kheo trở về tịnh xá Kỳ Hoàn, vua A Xà Thế cùng với đình thần trở lại nội cung để dự buổi yến thân mật và bàn một vài việc cần làm thêm trong ngày đại lễ hôm ấy:

Câu chuyện mở đầu trong bữa tiệc là những lời sau đây do vua A Xà Thế phát khởi. 

- Các khanh! Quả nhân rất bằng lòng và thỏa mãn về việc các khanh đã lo liệu quá ư tươm tất trong buổi lễ cúng dường Phật và giáo hội vừa rồi.

Hướng đôi mắt về phía đại thần Kỳ Bà, Vua A Xà Thế nói tiếp:

Kỳ Bà! Khanh nghĩ hộ quả nhân xem còn có việc gì đáng làm nữa để quả nhân tận hiến tấc dạ chí thành lên đức Chí Tôn và giáo hội - những người tận tụy trong công việc giáo hóa chúng sanh nói chung, thần dân của quả nhân nói riêng, trở về với ánh sáng chân lý.

Ðứng dậy ngẫm nghĩ trong chốc lát, rồi đại thần Kỳ Bà thong thả tiếp:

- Tâu đại vương, ngoài sự cúng dường trai phạn và y phục mà Ðại vương đã dâng lên đức Chí Tôn và giáo hội, theo thiển ý của hạ thần thì không việc gì có ý nghĩa hơn việc cúng dường ánh sáng. Vì ánh sáng trượng trưng cho trí tuệ, cho sự giác ngộ; ở đâu có ánh sáng thì ở đó bóng tối tan mất. Cũng như ánh sáng Phật và giáo hội đến đâu thì ở đó si ám và tội lỗi đều tiêu sạch. Ngu ý của hạ thần chỉ có bấy nhiêu, kính mong bệ hạ thẩm xét.

- Hay lắm! Ý kiến của khanh rất chí lý! Tiện đây nhờ khanh thay quả nhân sắm sửa cho thật nhiều đèn đuốc để tối hôm nay dâng lên Phật và giáo hội tại tịnh xá Kỳ Hoàn.

Ðại thần Kỳ Bà vâng thuận. Buổi tiệc bắt đầu và tiếp diễn trong tình thân mật giữa nhà vua và các vị cận thần.

Chiều hôm ấy, trên đường trở về xóm nghèo, một bà lão hành khất gặp rất nhiều xe cộ, lính tráng, tấp nập khuân chở những thùng dầu, đèn và cả những chiếc lồng đèn ngũ sắc rực rỡ.

Hỏi thăm, bà lão hành khất biết đó là lễ vật của nhà vua đem cúng dường Phật và giáo hội.

Hình tướng trang nghiêm của Phật và các thầy Tỳ kheo lại hiện về trong óc bà. Bà vui hẳn lên và rất tán thành việc làm có ý nghĩa của nhà vua. Và xét lại tự thân, thấy mình chưa làm được một công đức nào đối với Phật và giáo hội, bà tự nghĩ phải sắm phẩm vật để cúng dường mới được. Thò tay vào bị, bà lão moi ra vỏn vẹn chỉ có hai tiền. Một sự quyết định nhanh chóng trong lòng khiến bà hoan hỷ đi ngay vào một cái quán gần đấy…

- Thưa cậu! Làm ơn bán cho tôi hai tiền dầu thắp.

- Bà mà mua dầu làm gì? Sao không mua đồ ăn lại mua dầu, nhà cửa đâu mà dầu với đèn!

- Thưa cậu! Tôi thường nghe các bậc hiền đức trong làng bảo: “Ngàn năm muôn thuở mới có một đức Phật ra đời; người nào có nhiều phước duyên lắm mới được gặp”. Hôm nay tôi may mắn được gặp nhưng chưa có lễ mọn nào để dâng hiến lên Ngài. Ðiều ấy làm tôi vô cùng ân hận. Nhân tiện vua A Xà Thế sửa soạn đèn đuốc để dâng lên Ngài và giáo hội, tuy nghèo khổ, tôi cũng xin nguyện đem hai tiền mới xin được đây mua dầu dâng ánh sáng lên Ngài.

Nghe bà lão hành khuất tỏ tấm lòng chân thiệt đối với Ðấng Giác ngộ, người chủ quán nhìn bà một cách cảm mến và hạ giọng: Hai tiền chỉ được hai muỗng, nhưng tôi xin tặng bà ba muỗng nữa là năm, và cho bà mượn luôn vịt đèn này. Mong bà nhận cho.

Sau khi cám ơn người chủ quán, bà lão ra về với bao niềm hoan hỷ vì được người khác biểu đồng tình và giúp mình trong công việc phước thiện.

Trời chưa tối hẳn, những cây đèn xinh xắn, lộng lẫy của nhà vua đã được những đội thị vệ thắp sáng. Tịnh xá Kỳ Hoàn như vui nhộn hẳn lên. Ðó đây vang lừng những điệu nhạc dịu dàng, nhịp nhàng với lới ca ngợi của những cận thần thay nhà vua tán thán công đức của Phật và giáo hội. Từng đoàn người lũ lượt đi dự lễ, đông như trẩy hội. Bà lão hành khất cũng tiến mau về phía Tịnh xá và dừng bước trước những hoa đăng rực rỡ, bà vội vàng đến rót dầu vào cây đèn mà bà đã lau sạch và thay tim. Vừa mồi ánh sáng bà vừa phát nguyện: “Cúng dường ánh sáng này lên Ðức Thế Tôn và giáo hội, con chỉ cầu mong làm sao con cũng sẽ được trí tuệ sáng suốt như các Ðấng Giác ngộ trong mười phương”. Bà lại nghĩ: “Dầu ít như vầy có sáng cũng chỉ đến nữa đêm là cùng”. Nhưng mạnh dạn bà thầm nguyện: “Nếu quả thật sau này tôi sẽ được giác ngộ như lòng tôi mong muốn hôm nay, thì số dầu ít ỏi này cũng làm cho cây đèn này sáng mãi không tắt”.

Sau khi treo cây đèn trên một cành cây, bà lão hành khất đi thẳng vào tịnh xá, chí thành lễ Phật rồi ra về…

Số đèn của nhà vua, tuy được những đội lính thay nhau lo việc châm dầu, thay tim, nhưng ít cây được sáng suốt đêm, cây thì bị gió thổi tắt, cây thì bị phật cháy…

Duy cây đèn của bà lão hành khất thì ánh sáng nổi bậc hơn muôn vạn cây đèn khác và cháy mãi đến sáng mà dầu vẫn không hao.

Này đệ tử! Trời đã sáng, hãy ra tắt hết những cây đèn còn đỏ”, Ðức Phật dạy với Ngài Mục Kiền Liên như thế.

Tôn giả Mục Kiền Liên làm theo lời Phật. Nhưng đến cây đèn của Bà lão hành khất, thì ba lần Tôn giả quạt mạnh, nhưng ánh sáng cũng không mất. Lần thứ tư, Tôn giả cầm ngay vạt áo cà sa và vận hết thần thông diệu lực của mình quạt hắt vào đèn nhưng đèn lại rực sáng hơn trước. Tôn giả Mục Kiền Liên và những người chung quanh đều ngạc nhiên và cho đó là một cây đèn kỳ lạ chưa từng thấy.

Ngay lúc ấy, Ðức Phật vừa đến, Ngài điềm đạm bảo:

Thôi! Ðệ tử hãy thôi. Dù cho đệ tử có tận dụng tất cả thần lực của đệ tử cũng không thể nào làm tắt được cây đèn này; vì đó là ánh sáng công đức của vị Phật trong tương lai”.

Lời dạy ấy của Ðức Phật đã làm cho nhiều đệ tử của Ngài muốn tìm hiểu ai là người đã cúng dường đèn ấy. Sau một cuộc điều tra kỹ càng, họ biết rõ người cúng dường cây đèn kỳ lạ ấy chính là một bà lão hành khất!

Câu chuyện này đến tai vua A Xà Thế. Nhà vua cho vời đại thần Kỳ Bà đến để thuật lại câu chuyện và hỏi:

- Kỳ Bà! Như khanh đã biết quả nhân làm rất nhiều công đức và cúng dường rất nhiều đèn nhưng không thấy Ðức Thế Tôn dạy gì về quả báo của quả nhân. Trái lại, bà lão hành khất chỉ cúng dường có một cây đèn lại được Ngài thọ ký là nghĩa làm sao?

Ðại thần Kỳ Bà đứng lên ngần ngại mãi không dám trả lời.

- Kỳ Bà! Ngươi đừng ngại gì cả, quả nhân muốn tìm hiểu những nguyên khuyết điểm chứ không bao giờ dám nghĩ khác về Ðức Thế Tôn.

Ðôi mắt của đại thần Kỳ Bà bỗng sáng lên và khiêm tốn trả lời câu hỏi của nhà vua:

- Tâu đại vương! Theo những điều mà hạ thần được phỏng văn từ cửa miệng của những người thân cận các thầy Tỳ kheo và cộng thêm sự suy luận của hạ thần thì tuy đại vương cúng dường rất nhiều phẩm vật, song tâm ý không được chí thành cho lắm và có lẽ đại vương không phát đại nguyện; cho nên tuy có công đức mà không làm sao bằng công đức của bà lão hành khất chỉ cúng dường một cây đèn nhưng đó là cả một tấm lòng chí thiết, một dạ chí thành đối với những Ðấng Giác ngộ và nhất là lời thệ nguyện cao rộng của bà ấy.

Nghe đại thần Kỳ Bà phân tích tỷ mỉ về động cơ của sự cúng dường của mình và bà lão hành khất, sau một hồi suy nghĩ và xét lại bản tâm, vua A Xà Thế liền cởi mở được tất cả những điều thắc mắc…

Thiện Châu

“Công đức cúng dường không đánh giá nơi phẩm vật, mà căn cứ nơi sự thành tâm”.

Thích minh Chiếu sưu tập

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Thực Phẫm Cho Tâm



Trong cuộc sống chúng ta có hai khả năng: hoặc là chìm đắm trong lạc thú trần gian hoặc vượt qua nó. Đức Phật là người đã vượt thoát ra khỏi lạc thú trần gian và đạt được sự tự do tự tại.

Cũng như thế, có hai loại hiểu biết – hiểu biết về cõi trần gian và hiểu biết về tâm linh hay giác ngộ thật sự. Nếu chúng ta chưa tu tập và rèn luyện, thì dù kiến thức của chúng ta có cao siêu đến đâu, nó vẫn mang tính chất trần thế và không giúp giải thoát chúng ta được.

Hãy suy nghĩ và quan sát cho kỹ! Đức Phật đã nói rằng mọi thứ ở trần gian làm cho thế giới vần xoay. Chạy theo trần gian thì tâm trí sẽ dính mắc vào trần gian; thì dù đến dù đi nó cũng làm cho mình mắc kẹt, chẳng bao giờ hài lòng. Người trần luôn luôn chạy đuổi theo một cái gì đó – chẳng bao giờ thấy đủ. Kiến thức về cõi trần chính thật là vô minh; nó không phải là loại hiểu hiểu biết thật sự rõ ràng. Cho nên nó chẳng bao giờ có chỗ tận cùng. Nó xoay vần theo các mục tiêu trần thế, đó là tích lũy của cải, tìm kiếm địa vị, mong cầu tiếng tăm và lạc thú; đó là một khối ảo tưởng làm cho chúng ta mắc kẹt.

Một khi chúng ta đạt được một cái gì thì ngay đó có sự ganh tỵ, có lo âu, và có ích kỷ. Và khi chúng ta thấy mình bị đe dọa không thế nào xua đuổi đi mối đe dọa đó thì tâm trí liền nghĩ ra bao nhiêu phương cách, tìm kiếm bao nhiêu loại vũ khí và thậm chí là bom đạn hạt nhân, chỉ để hủy diệt nhau. 

Tại sao lại rắc rối, phức tạp đến như vậy?

Bởi vì đó là cách vận hành của thế gian. Đức Phật đã nói nếu chúng ta chạy đuổi theo nó thì chẳng bao giờ có chỗ tận cùng.

Hãy đến đây và tu tập để giải thoát! Dĩ nhiên không phải dễ dàng sống theo tuệ giác, nhưng bất cứ ai mong mỏi tìm Đạo và đạo quả thì có thể đi đến nơi niết bàn tịch diệt. Phải chịu khó, và bằng lòng với rất ít thứ: ăn ít, ngủ ít, nói ít; và sống trong sự điều độ. Bằng cách đó chúng ta sẽ chấm dứt mọi ô nhiễm, chìm đắm của trần gian.

Nếu hạt giống trần gian chưa bị bứt rễ, thì chúng ta sẽ tiếp tục bị rắc rối và lẩn quẩn hoài trong một vòng tròn vô tận. Cho dù là quí vị đã xuất gia, thì cõi trần này vẫn cuốn quí vị đi. Nó sẽ tạo ra cho mình nào là quan niệm, nào là ý kiến, nó tô điểm và trang hoàng các tư tưởng của mình – thế gian này là như thế.

Người ta thường không nhận thức được điều ấy. Họ cho rằng họ sẽ hoàn thành các mục tiêu trong đời. Họ luôn nuôi hy vọng thành tựu một cái gì đó. Giống như một ông bộ trưởng chính phủ khi bắt đầu nhận chức. Ông ta cho rằng mình đã có giải pháp cho mọi vấn đề, ông sẽ dọn dẹp mọi thứ của triều đại trước và nói, “Hãy nhìn đây! Tôi sẽ làm cho mà xem!” Thế rồi ra tay, vứt cái này ra, đưa cái kia vào, và cuối cùng thì chẳng xong một cái gì. Người ta chẳng bao giờ thật sự hoàn thành một cái gì cả.

Quí vị chẳng bao giờ làm một cái gì có thể làm vừa lòng mọi người. Người thì thích ít hơn, kẻ thích nhiều hơn; người thích ngắn, kẻ thích dài, người thích mặn, kể thích nhạt. Làm sao cho mọi người xích lại gần nhau, đồng thuận với nhau là điều chẳng bao giờ đạt được.

Tất cả chúng ta đều muốn thành tựu một cái gì đó trong đời. Nhưng thế giới này với bao nhiêu là phức tạp của nó làm cho không thể nào hoàn thành một cái gì. Thậm chí là Đức Phật, sinh ra với địa vị của một hoàng thái tử cũng nhận thấy không thể nào thành tựu một cái gì trong cuộc sống trần gian.

Trần Ngọc Bảo trích dịch từ Food for The heart
Đăng bởi Cội Nguồn 
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Kinh Tê Ngưu Một Sừng - Khaggvisana Sutta A Rhinnoceros Horn


"Ðối với các hữu tình
Từ bỏ gậy và trượng,
Chớ làm hại một ai
Trong chúng hữu tình ấy.
Con trai không ước muốn,
Còn nói gì bạn bè,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Renouncing violence
for all living beings,
harming not even a one,
you would not wish for offspring,
so how a companion?
Wander alone, a rhinoceros horn. 
"Do thân cận giao thiệp
Thân ái từ đấy sanh,
Tùy thuận theo thân ái,
Khổ này có thể sanh.
Nhìn thấy những nguy hại,
Do thân ái sanh khởi
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
For a sociable person
there are allurements;
on the heels of allurement, this pain.
Seeing allurement's drawback,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Do lòng từ thương mến,
Ðối bạn bè thân hữu,
Mục đích bị bỏ quên,
Tâm tư bị buộc ràng,
Do thấy sợ hãi này,
Trong giao du mật thiết,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
One whose mind
is enmeshed in sympathy
for friends and companions,
neglects the true goal.
Seeing this danger in intimacy,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Ai nhớ nghĩ chờ mong,
Ðối với con và vợ,
Người ấy bị buộc ràng,
Như cành tre rậm rạp.
Còn các ngọn tre cao,
Nào có gì buộc ràng,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Like spreading bamboo,
entwined,
is concern for offspring and spouses.
Like a bamboo sprout,
unentangling,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Như nai trong núi rừng,
Không gì bị trói buộc,
Tự đi chỗ nó muốn
Ðể tìm kiếm thức ăn.
Như các bậc hiền trí,
Thấy tự do giải thoát,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
As a deer in the wilds,
unfettered,
goes for forage wherever it wants:
the wise person, valuing freedom,
wanders alone, a rhinoceros horn. 
"Giữa bạn bè thân hữu,
Bị gọi lên gọi xuống,
Tại chỗ ở trú xứ,
Hay trên đường bộ hành.
Thấy tự do giải thoát,
Không có gì tham luyến,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
In the midst of companions
-- when staying at home,
when going out wandering --
you are prey to requests.
Valuing the freedom
that no one else covets,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Giữa bạn bè thân hữu
Ưa thích, vui cười đùa,
Ðối với con, với cháu,
Ái luyến thật lớn thay!
Nhàm chán sự hệ lụy,
Với những ai thân ái,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
There is sporting and love
in the midst of companions,
and abundant fondness for offspring.
Feeling disgust
at the prospect of parting
from those who'd be dear,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Khắp cả bốn phương trời,
Không sân hận với ai,
Tự mình biết vừa đủ,
Với vật này vật khác,
Vững chịu các hiểm nguy,
Không run sợ giao động,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Without irritation in all four directions,
content with whatever you get,
enduring troubles with no dismay,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Có số người xuất gia,
Chung sống thật khó khăn,
Cũng như các gia chủ,
Ở tại các cửa nhà,
Sống vô tư vô lự
Giữa con cháu người khác
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
They are hard to please,
some of those gone forth,
as well as those living the household life.
Shedding concern
for these offspring of others,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Từ bỏ để một bên,
Mọi biểu tượng gia đình,
Như loại cây san hô,
Tước bỏ mọi lá cây,
Bậc anh hùng cắt đứt,
Mọi trói buộc gia đình,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Cutting off the householder's marks,[1]
like a kovilara tree
that has shed its leaves,
the prudent one, cutting all household ties,
wanders alone, a rhinoceros horn.
"Nếu tìm được bạn lành,
Thận trọng và sáng suốt,
Bạn đồng hành chung sống,
Bạn thiện trú hiền trí,
Cùng nhau đồng nhiếp phục,
Tất cả mọi hiểm nạn.
If you gain a mature companion,
a fellow traveler, right-living and wise,
overcoming all dangers
go with him, gratified,
mindful. 
"Nếu không được bạn lành,
Thận trọng và sáng suốt,
Bạn đồng hành chung sống,
Bạn thiện trú hiền trí,
Hãy như vua từ bỏ
Ðất nước bị bại vong,
Hãy sống như voi chúa
Một mình trong rừng sâu.
If you don't gain a mature companion,
a fellow traveler, right-living and wise,
go alone
like a king renouncing his kingdom,
like the elephant in the Matanga wilds,
his herd.
Thật chúng ta tán thán,
Các bằng hữu chu toàn,
Bậc hơn ta, bằng ta,
Nên sống gần thân cận,
Nếu không gặp bạn này,
Những bậc không lầm lỗi,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
We praise companionship
-- yes!
Those on a par, or better,
should be chosen as friends.
If they're not to be found,
living faultlessly,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Thấy đồ trang sức vàng,
Lấp lánh và sáng chói,
Ðược con người thợ vàng,
Khéo làm, khéo tay làm,
Hai chúng chạm vào nhau
Trên hai tay (đeo chúng)
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Seeing radiant bracelets of gold,
well-made by a smith,
clinking, clashing,
two on an arm,
wander alone, a rhinoceros horn, 
"Như vậy nếu ta cùng,
Với một người thứ hai,
Tranh luận cãi vã nhau,
Sân hận, gây hấn nhau,
Nhìn thấy trong tương lai,
Sợ hãi hiểm nguy này,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
[Thinking:]
"In the same way,
if I were to live with another,
there would be careless talk or abusive."
Seeing this future danger,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Các dục thật mỹ miều,
Ngọt thơm và đẹp ý,
Dưới bình sắc, phi sắc,
Làm mê loạn tâm tư,
Thấy sự nguy hiểm này,
Trong các dục trưởng dưỡng,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Because sensual pleasures,
elegant, honeyed, and charming,
bewitch the mind with their manifold forms --
seeing this drawback in sensual strands --
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Ðây là một mụn nhọt,
Và cũng là tai họa,
Một tật bệnh, mũi tên,
Là sợ hãi cho ta,
Thấy sự nguy hiểm này,
Trong các dục trưởng dưỡng,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
"Calamity, tumor, misfortune,
disease, an arrow, a danger for me."
Seeing this danger in sensual strands,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Lạnh lẽo và nóng bức,
Ðói bụng và khát nước,
Gió thổi, ánh mặt trời,
Muỗi lằn và rắn rết,
Tất cả xúc phạm này,
Ðều chịu đựng vượt qua,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Cold and heat, hunger and thirst,
wind and sun, horseflies and snakes:
enduring all these, without exception,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Như con voi to lớn,
Từ bỏ cả bầy đàn,
Thân thể được sanh ra,
To lớn tợ hoa sen,
Tùy theo sự thích thụ
Sống tại chỗ rừng núi.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
As a great white elephant,
with massive shoulders,
renouncing his herd,
lives in the wilds wherever he wants,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Ai ưa thích hội chúng,
Sự kiện không xảy ra,
Người ấy có thể chứng,
Cảm thọ thời giải thoát,
Cân nhắc lời giảng dạy,
Ðấng bà con mặt trời.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
"There's no way
that one delighting in company
can touch even momentary release."
Heeding the Solar Kinsman's words,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Ðược giải thoát vượt khỏi,
Các tri kiến hý luận,
Ðạt được quyết định tánh,
Chứng đắc được con đường,
Nơi ta trí được sanh
Không cần nhờ người khác
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Transcending the contortion of views,
the sure way attained,
the path gained,
[realizing:]
"Unled by others,
I have knowledge arisen,"
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Không tham không lừa đảo,
Không khát dục, gièm pha,
Mọi si mê ác trược,
Ðược gạn sạch quạt sạch,
Trong tất cả thế giới,
Không tham ác ước vọng.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
With no greed, no deceit,
no thirst, no hypocrisy --
delusion and blemishes
blown away --
with no inclinations for all the world,
every world,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Với bạn bè độc ác,
Hãy từ bỏ lánh xa,
Bạn không thấy mục đích,
Quen nếp sống quanh co,
Chớ tự mình thân cận,
Kẻ đam mê phóng dật,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Avoid the evil companion
disregarding the goal,
intent on the out-of-tune way.
Don't take as a friend
someone heedless and hankering.
Wander alone, a rhinoceros horn.
"Bậc nghe nhiều trì pháp,
Hãy gần gũi người ấy,
Bạn nghe tâm rộng lớn,
Người thông minh biện tài,
Biết điều không nên làm,
Nhiếp phục được nghi hoặc.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Consort with one who is learned,
who maintains the Dhamma,
a great and quick-witted friend.
Knowing the meanings,
subdue your perplexity,
[then] wander alone, a rhinoceros horn. 
"Mọi du hí vui đùa
Và dục lạc ở đời,
Không điểm trang bày hiện
Không ước vọng mong cầu,
Từ bỏ mọi hào nhoáng
Nói lên chân thật
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Free from longing, finding no pleasure
in the world's sport, love, or sensual bliss,
abstaining from adornment,
speaking the truth,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Với con và với vợ,
Với cha và với mẹ,
Tài sản cùng lúa gạo,
Những trói buộc bà con,
Hãy từ bỏ buộc ràng,
Các dục vọng như vậy.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Abandoning offspring, spouse,
father, mother,
riches, grain, relatives,
and sensual pleasures
altogether,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Chúng đều là trói buộc,
Lạc thú thật nhỏ bé,
Vị ngọt thật ít oi,
Khổ đau lại nhiều hơn,
Chúng đều là câu móc,
Bậc trí biết như vậy.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
"This is a bondage, a baited hook.
There's little happiness here,
next to no satisfaction,
all the more suffering and pain."
Knowing this, circumspect,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Hãy chặt đứt, bẻ gãy,
Các kiết sử trói buộc,
Như các loài thủy tộc,
Phá hoại các mạng lưới,
Như lửa đã chảy xong,
Không còn trở lui lại.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Shattering fetters,
like a fish in the water tearing a net,
like a fire not coming back to what's burnt,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Với mắt cúi nhìn xuống,
Chân đi không lưu luyến,
Các căn được hộ trì,
Tâm ý khéo chế ngự.
Không đầy ứ, rỉ chảy,
Không cháy đỏ bừng bên.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Eyes downcast, not footloose,
senses guarded, with protected mind,
not oozing -- not burning -- with lust,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Hãy trút bỏ, để lại,
Các biểu tướng gia chủ,
Như loại cây san hô,
Loại bỏ các nhành lá,
Ðã đắp áo cà sa,
Xuất gia bỏ thế tục.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Taking off the householder's marks,[2]
like a coral tree
that has shed its leaves,
going forth in the ochre robe,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Không tham đắm các vị.
Không tác động, không tham,
Không nhờ ai nuôi dưỡng,
Chỉ khất thực từng nhà,
Ðối với mọi gia đình,
Tâm không bị trói buộc.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Showing no greed for flavors, not careless,
going from house to house for alms,
with mind unenmeshed in this family or that,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Từ bỏ năm triền cái,
Che đậy trói buộc tâm,
Ðối với mọi kiết sử,
Hãy trừ khử, dứt sạch,
Không y cứ nương tựa,
Chặt đứt ái sân hận.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Abandoning barriers to awareness,
expelling all defilements -- all --
non-dependent, cutting aversion,
allurement,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Hãy xoay lưng trở lại,
Ðối với lạc và khổ,
Cả đối với hỷ ưu,
Ðược cảm thọ từ trước,
Hãy chứng cho được xả,
An chỉ và thanh tịnh.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Turning your back on pleasure and pain,
as earlier with sorrow and joy,
attaining pure equanimity,
tranquillity,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Tinh cần và tinh tấn,
Ðạt được lý chân đế,
Tâm không còn thụ động,
Không còn có biếng nhác,
Kiên trì trong cố gắng,
Dõng lực được sanh khởi.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
With persistence aroused
for the highest goal's attainment,
with mind unsmeared, not lazy in action,
firm in effort, with steadfastness and strength arisen,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Không từ bỏ độc cư,
Hạnh viễn ly thiền định,
Thường thường sống hành trì,
Tùy pháp trong các pháp,
Chơn chánh nhận thức rõ,
Nguy hiểm trong sanh hữu.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Not neglecting seclusion, absorption,
constantly living the Dhamma
in line with the Dhamma,
comprehending the danger
in states of becoming,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Mong cầu đoạn diệt ái,
Sống hạnh không phóng dật,
Không đần độn câm ngọng.
Nghe nhiều, giữ chánh niệm,
Các pháp được giác sát,
Quyết định, chánh tinh cần.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Intent on the ending of craving and heedful,
learned, mindful, not muddled,
certain -- having reckoned the Dhamma --
and striving,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Như sư tử, không động.
An tịnh giữa các tiếng,
Như gió không vướng mắc,
Khi thổi qua màn lưới,
Như hoa sen không dính,
Không bị nước thấm ướt.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Unstartled, like a lion at sounds.
Unsnared, like the wind in a net.
Unsmeared, like a lotus in water:
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Giống như con sư tử,
Với quai hàm hùng mạnh,
Bậc chúa của loài thú,
Sống chinh phục chế ngự.
Hãy sống các trú xứ,
Nhàn tịnh và xa vắng.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Like a lion -- forceful, strong in fang,
living as a conqueror, the king of beasts --
resort to a solitary dwelling.
Wander alone, a rhinoceros horn. 
"Từ tâm, sống trú xả,
Bi tâm, hạnh giải thoát,
Sống hành trì thực hiện,
Hỷ tâm, cho đúng thời,
Không chống đối va chạm,
Với một ai ở đời.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
At the right time consorting
with the release through good will,
compassion,
appreciation,
equanimity,
unobstructed by all the world,
any world,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Ðoạn tận lòng tham ái,
Sân hận và si mê,
Chặt đứt và cắt đoạn,
Các kiết sử (lớn nhỏ),
Không có gì sợ hãi,
Khi mạng sống gần chung.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!" 
Having let go of passion,
aversion,
delusion;
having shattered the fetters;
undisturbed at the ending of life,
wander alone, a rhinoceros horn. 
"Có những bạn vì lợi,
Thân cận và chung sống,
Những bạn không mưu lợi,
Nay khó tìm ở đời,
Người sáng suốt lợi mình,
Không phải người trong sạch,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"
People follow and associate
for a motive.
Friends without a motive these days
are rare.
They're shrewd for their own ends, and impure.
Wander alone, a rhinoceros horn. 

Chân thành cám ơn anh Nguyễn Quang Trung đã có thiện tâm giúp đánh máy bài kinh nầy (07/97
Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch 
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Notes:1. Hair and beard. [Go back]
2. Lay clothing. [Go back]

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

4 Chuyện Ngắn Làm Thức Tỉnh Lương Tâm Người Đọc



1- Chuyện thứ nhất: Duyên nợ đời người.

Xưa, có một chàng tên Thư Sinh, anh và bạn gái đã đính ước và chuẩn bị hôn lễ. Thế nhưng trước đó ít ngày, cô gái lại lấy người khác.Thư Sinh bị lâm bệnh nặng. Vừa khi đó, một du khách đưa Thư Sinh chiếc gương soi.Thư Sinh nhìn thấy xác một cô gái trôi dạt vào bờ biển, trên người cô ta không một mảnh vải che thân.

Người đầu tiên đi qua chỉ thoáng nhìn, lắc đầu rồi...đi. Người thứ 2 đi qua cởi chiếc áo khoác đắp lên người cô gái. Người thứ 3 đi qua bèn đào hố và xây mộ cho cô gái và cho biết cô gái xấu số đó chính là bạn gái anh ta trong kiếp trước.

“Anh là người qua đường thứ 2 đã đắp áo cho cô gái. Đến nay, cô gái gặp chỉ là để trả..nợ lòng tốt của anh thôi! Còn người mà cô ấy phải báo đáp cả đời đó chính là người thứ 3 đã chôn cất cô cẩn thận, người đó chính là chồng hiện tại của cô gái“.. Thư Sinh nghe xong liền tỉnh ngộ mọi chuyện.

Chuyện thứ 2: Tấm lòng trẻ thơ.

Một bà mẹ đơn thân vừa chuyển nhà, bà phát giác hàng xóm là một gia đình nghèo với bà góa và hai con. Một hôm bị cúp điện, bà đành thắp nến cho sáng. Lúc sau, có tiếng người gõ cửa, bà mở cửa ra...thì chính là con của hàng xóm. Đứa bé nói: “Kính chào Dì, Dì có thêm cây nến nào không?” Bà ta thầm nghĩ: “Gia đình này nghèo đến nỗi cả nến cũng không có ? Tốt nhất không cho,vì cứ cho như thế họ sẽ ỷ lại không chịu mua”.

Bà liền trả lời : “Không có!”. Đúng lúc bà ta đang đóng cửa, đứa bé cười và nói: “Con biết là nhà dì không nhiều nến..". Nói xong, nó lấy trong túi 2 cây nến và thưa: “Mẹ con sợ dì sống một mình thiếu nến..và sai con đem tặng dì 2 cây vì cúp điện lâu lắm"... Bà ta vừa tự trách vừa cảm động rơi nước mắt ôm chặt đứa bé!


3- Chuyện thứ ba: Chúng ta chỉ bất tiện khoảng 3 giờ thôi!

Ngày nọ...tôi may mắn mua được vé về quê ngoại cùng chồng, nhưng khi lên xe thì nhìn thấy một cô đang ngồi ở ghế của chúng tôi.Chồng tôi bảo tôi ngồi ở cạnh cô đó và chàng thì đứng. Tôi phát giác chân phải của cô này bị tật..có chút trở ngại, lúc đó tôi hiểu ra tại sao chồng tôi làm như thế. 

Chồng tôi đứng như vậy từ Đà Nẵng ra Huế mà không hề đòi lại chỗ của mình.
Khi đến nơi tôi nói với giọng điệu buồn xót xa: “Nhường ghế là việc nên làm, thế nhưng đường quá xa... sao anh không nói cô này luôn phiên đổi chỗ đứng và anh ngồi một lúc chứ?”.Chồng tôi nhẹ nhàng nói: Cô này bị tật sẽ chịu cả đời.. còn anh chỉ mỏi chân có 3 tiếng thôi mà em!

Nghe chồng nói vậy, tôi quá xúc động tự nghĩ:" Được chồng vừa tốt bụng vừa lương thiện là mãn nguyện lắm rồi!".. và lòng tôi trở nên ấm áp thêm nhiều.

Chuyện thứ 4: Luật nhân quả.

Một đêm khuya đầu Xuân, lúc mọi người đều ngủ say thì đôi vợ chồng tuổi đã cao bước vào khách sạn, đáng buồn.. là khách sạn hết phòng.

Nhân viên tiếp tân không đành lòng để cặp vợ chồng này phải lủi thủi tìm khách sạn khác, anh liền dẫn họ vào căn phòng và thưa: “Đây không phải là phòng tốt nhất nhưng ít nhất 2 bác cũng không phải đi tìm nơi khác nữa”.Cặp vợ chồng thấy căn phòng tuy nhỏ nhưng sạch nên quyết định ở lại.

Hôm sau, khi trả tiền phòng thì anh nói: “Hai Bác không cần trả tiền...vì phòng đó là phòng của cháu! Xin chúc hai Bác có cuộc du lịch vui vẻ”.

Thì ra, anh ta đã ngủ qua đêm tại quầy tiếp tân và nhường phòng cho họ. Cặp vợ chồng cảm động và nói: “Chàng trẻ à, cậu là nhân viên khách sạn tốt nhất mà chúng tôi gặp...Cậu sẽ được đền đáp”. 

Chàng trai cười rồi tiễn cặp vợ chồng.. và nhanh chóng quên chuyện này.

Bỗng một ngày, anh ta nhận được bức thư, trong đó có tấm vé đi du lịch New York, chàng xin phép chủ và đi. Khi đến đúng địa chỉ ghi trong thiệp là căn biệt thự to lớn sơn mầu xanh. À thì ra... 2 người mà anh ta tiếp đón trong đêm khuya đó chính là vợ chồng nhà tỷ phú! Ông bà này còn mua tặng một tiệm rượu lớn giao cho anh làm quản lý

Kết luận: NHÂN-QUẢ đều do mỗi người nắm giữ, khi chưa xác định được mục tiêu của đời.. thì hãy dùng tấm lòng của mình để làm việc gì đó. Mỗi một cá nhân đều là một nhân viên phục vụ, những điều lớn lao đều bắt nguồn từ việc ta phục vụ cho người khác: Phục vụ người khác nhiều bao nhiêu thì kết quả chúng ta nhận được càng nhiều bấy nhiêu!
Trên đường đời, có lúc ta cười sảng khoái, nhưng cũng có khi buồn đến nhỏ lệ!. Vui lúc thành công.. thì xin đừng tuyệt vọng khi gặp thất bại.
Giàu sang phú quý đến.. thì vui nhưng xin đừng khổ đau buồn chán khi thất bại nghèo túng! Trên đời không cần điều quá cao, chỉ cần làm việc bằng sự chân thật là đủ:
- Nếu muốn có bạn tốt, thì ta phải đối tốt với người khác.
- Nếu muốn vui vẻ và hạnh phúc, xin hãy cố gắng làm việc thiện giúp người khác, không lâu bạn sẽ nhận ra mình cũng đầy đủ và sung sướng!
Yêu người, yêu đời, cho đi yêu thương thì nhận lại thương yêu và rồi "nhắm mắt ra đi" trong thương tiếc của nhiều người....

-Theo Blogtamsu-.
Đăng bởi Cội Nguồn : Chủ Nhật, tháng 7 24, 2016
Sưu tầm: Hanh Nghiêm