Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Bố Thí Vì Từ Mẫn



Bố thí mà không vụ lợi, bố thí mà không toan tính lợi về mình, bố thí vì từ mẫn, đây mới là bố thí chơn thật. Vì sao?

Khi chúng ta không vụ lợi, mà không toan tính lợi mình thì chúng ta không mong cầu một sự trả ơn của người được nhận bố thí, chính nhân duyên này làm tâm chúng ta an lạc, không phân vân, không đắn đ, đối tượng bố thí là bất kỳ ai, miễn sao người nhận được bố thí thấy an vui trong lòng. Ngược lại, người bố thí cũng hoan hỷ, cũng kính mến người bố thí. Do đó, ân oán không có xiềng xích nhau. Ngược lại, chúng ta bố thí vụ lợi, toan tính cho bản thân.

Bố thí vụ lợi, toan tính cho bản thân, chắc chắn loại bố thí này không sớm thì muộn đều có ân oán, vay trả nhau. Khi chúng ta bố thí mưu cầu ích lợi cho bản thân, tâm chúng ta bị chi phối tham, nhưng khi những lợi ích không đến thì sân sẽ chi phối, nhưng lợi có đến thì ân lại càng chồng chất ân, hay nói cách khác, tham càng tham thêm. Chúng ta không biết lợi và không lợi đều vô thường, biến hoại, chúng đều chứa khổ, đó là "vô minh". Từ đó, vay trả, trả vay cứ gặp nhau mãi mãi, triền miên mà chúng ta không hề biết đến.

Bố thì vì lòng từ là một trong những bố thí vượt lên trên tất cả bố thí. Chính bố thí vì tâm từ, quy luật nhân quả không tác động vào thân, tâm chúng ta, từ đó tâm an lạc, thanh thản. Đây là loại bố thí "trí tuệ", bố thí tâm từ làm cho muôn loài an lạc, trong đó có chính chúng ta. Tâm từ là một loại tâm đặc biệt của con người, mà các bậc thánh luôn khuyên dạy chúng ta rèn luyện, trau dồi, tâm từ là dòng nước mát lành, xóa tan ưu phiền, khổ não, sân hận, ân oán chính chúng ta, và cả người khác.

Bố thí vì tâm từ rất trí tuệ, không phải cả đống vật chất, cả khối kiến thức để chúng ta san sẻ cho người khác, mà đôi khi chỉ một miếng bánh mì cho đàn kiến, một bát cơm cho chú chó, con mèo đang đói, một cử chỉ ân cần cứu một con chim, con cá,...gặp hoạn nạn, hay chỉ 1 lời nói làm người khác "bừng tỉnh", để hướng về điều thiện, hay chỉ 1 hành vi mang đậm dấu ấn "lòng từ bi",...Đây là một trong những hình thức bố thí mang tính chất "trí tuệ" rất cao. Do đó, chúng ta phải tư duy để mình bố thí phù hợp với "lòng yêu thương" chơn chánh, hay từ bi.

Nói tóm lại, bố thí rất cao quý, nhưng bố thí không vụ lợi, không toan tính và bố thí vì tâm từ thì vô cùng cao quý. Hơn nữa, bố thí đúng chánh pháp là một tài sản to lớn của mỗi con người.

Kính ghi
Long Nguyen
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét