Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

Tông Chỉ và Lý Tưởng Của Đạo Phật Ngày Nay




Điều 1. Bốn chân lý Thánh:

Nhận diện khổ đau hiện thực
Truy tìm nguyên nhân bất thiện
Trải nghiệm hạnh phúc Niết-bàn
Thực tập con đường tám chánh.

Theo đức Phật, bất kỳ một vấn nạn nào đều được giải quyết bằng con đường Tứ Thánh Đế này, đây là pháp môn duy nhất của đức Phật.

Điều 2. Tu sáu ba-la-mật:

Tặng cho không tiếc nuối
Đạo đức thật thanh cao
Kiên trì không bỏ cuộc
Nỗ lực chuyển hóa sâu
Thiền định không vướng dính
Trí tuệ vượt khổ đau.

Người tu theo Phật giáo Nguyên thủy, hay Đại thừa đều thực tập để đạt được an vui, hạnh phúc cho mình và tha nhân.

Điều 3. Tu thiền chỉ (thiền định):

Buông bỏ việc đã qua
Không màng chuyện chưa đến
Thư thái tâm hiện tại
Vượt qua mọi ý niệm.

Thực tập thiền chỉ trong lúc ngồi thường có kết quả tốt nhất. Các Phật tử nên dành 15-30 phút thực tập mỗi ngày để tâm mình được điềm tĩnh, thư thái, xả niệm để tâm được yên ắng, bình an, tăng trưởng tuệ giác.

Điều 4. Tu thiền quán (thiền tuệ):

Tứ niệm xứ (4 đối tượng quán niệm), thực tập quán chiếu giúp cho thiền sinh tăng trưởng được trí tuệ.

Điều 5. Niệm Phật nhất tâm:

Ngồi thẳng lưng nhẹ nhàng
Niệm danh Phật rõ rang
Buông lo âu phiền não
Tín thành hỷ lạc an.

Niệm Phật là 1 trong 6 phương diện chánh niệm: niệm Phật, niệm chánh Pháp, niệm Tăng đoàn, niệm đạo đức, niệm bố thí, niệm kết quả tái sinh về cảnh giới chư thiên sau khi qua đời. Trong khi niệm Phật không cầu nguyện, không phát nguyện.

Điều 6. Giải thoát khổ bằng trí tuệ:

Kiến thức do nắm vững quy luật
Trí tuệ do học sâu Phật pháp
Trí tuệ do nghiền ngẫm lời Phật
Trí tuệ do tu đức, tu thiền.

Trí tuệ là chiếc chìa khóa rất quan trọng mà đạo Phật cung cấp cho nhân loại. Do vậy, các Phật tử cần nghe, đọc nhiều và nghiền ngẫm chân lý Phật. Thực tập đầy đủ đạo đức, thiền định thì sẽ phát sinh trí tuệ.

Điều 7. Giải phóng tâm (tuệ giải thoát):

Giải phóng tâm khỏi trói buộc
Giải phóng tâm khỏi não phiền
Giải phóng tâm khỏi thời gian
Giữ gìn tâm vô sở trụ.

Bản chất của giải phóng tâm là giữ tâm ở trạng thái vô sở trụ, không vướng dính, xả niệm thanh tịnh.

Điều 8. Giải quyết các vấn nạn:

Đối diện nhẹ nhành
Chấp nhận hoan hỷ
Giải quyết dứt điểm
Không cho tái diễn.

Điều 9. Xây dựng hòa bình:

Nuôi dưỡng tâm ý an vui
Chăm sóc gia đình hạnh phúc
Tạo dựng xã hội hài hòa
Phát triển thế giới thái bình.

Là lý tưởng sau khi đã thực tập những tông chỉ trên, góp phần kết thúc vấn nạn của bản thân, mặt khác góp phần xây dựng hòa bình. Xây dựng hòa bình trên tâm ý mình trước, vì tâm có hòa bình thế giới mới hòa bình được. Tâm bình thế giới bình.

Điều 10. Nỗ lực cứu đời:

Nhận chân nỗi khổ của tha nhân
Thông cảm, thiết tha muốn độ sanh
Vật chất sẻ chia chân lý Phật
Dìu nhau cùng đến chốn bình an.

TT Tiến sĩ Thích Nhật Từ
Sưu tầm: Hanh Nghiêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét