( MAHAMUDRA )
Tác giả: Bạch giáo đệ tam đại, Đại bảo pháp vương, Kiết mã ba tự sinh kim cương, ( Karma-pa Rantchung-Dorje )
1, Thượng sư bổn tôn đàn thành chư thánh chúng,
Thập phương tam thế chư Phật và Phật tử,
Bi niệm đến đệ tử và lời đệ tử phát nguyện,
Giúp được như ý thành tựu lời cầu xin,
Các điều đệ tử và vô lượng chúng sinh tạo tác,
Lìa tam luân cấu thân tâm thanh tịnh nghiệp,
Như nước núi tuyết khe trong kia tuôn chảy,
Nguyện đều thâm nhập vào biển Phật tứ Thân,
2, Ngay lúc chưa đạt được quả vị như thế,
Trong tất cả các đời đời kiếp kiếp kia,
Không nghe danh hiệu của tội nghiệp khổ não
Nguyện thường được thụ dụng biển pháp thiện lạc,
Đủ tín, trí huệ, tinh tiến và nhàn hạ,
Gặp thiện tri thức được khẩu truyền tâm yếu.
Như pháp tu trì không gián đoạn chướng ngại,
Nguyện trọn đời đời kiếp kiếp được pháp lạc,
3, Nghe thánh lý lượng giải thoát vô tri chướng,
Tư duy lời dạy mãi diệt các nghi ám,
Tu được quang minh như lượng chứng thực tướng,
Nguyện tăng trưởng ba loại trí huệ hiển hiện,
4, Lìa chấp đoạn thường mượn hai đế làm căn,
Lìa chấp tăng giảm vốn liếng đạo thù thắng,
Lìa thắng quả hại lợi luân hồi niết bàn,
Nguyện thường gặp pháp không lầm về điều ấy,
5, Nơi thể tính tịnh thể minh không song vận.
Kim cương du già Đại thủ ấn năng tịnh,
Tịch tịnh các nhiễm cấu mê loạn vô căn,
Nguyện chứng được quả Pháp thân ly cấu tịnh,
6, Nơi thể lìa các tăng ích là định kiến,
Thủ hộ thể ấy không tán là tu yếu,
Trong các pháp tu đâu là tối thắng tu,
Nguyện thường đầy đủ kiến hành tu tam yếu,
7, Tất cả các pháp là do tâm biến hiện,
Tâm vốn vô tâm thể tính tâm là không,
Không mà không diệt, không gì chẳng hiển hiện,
Nguyện khéo quan sát nơi thể đắc định kiến,
8, Từ gốc chưa có tự hiện mê làm cảnh,
Vì vô minh nên chấp tự minh làm ngã
Vì hai chấp bị trôi lăn các cõi hữu,
Nguyện dứt căn nguồn của vô minh mê loạn,
9, Tất cả phi hữu chư Phật còn không thấy,
Tất cả phi vô các căn nhân luân niết,
Không nghịch không thuận song vận trung quán đạo,
Nguyện chứng được pháp tình tâm thể lìa biên,
10, Nói là như vậy ai cũng khó miêu họa,
Nói không như vậy ai cũng khó đuổi trừ,
Vô vi pháp tính lìa ý thức hành cảnh,
Nguyện thấu cứu cánh định nghĩa được quyết định,
11, Vì không rõ vậy biển luân hồi lưu chuyển,
Nếu chứng tính này lìa nó nào có Phật,
Tất cả là nó lìa nó đều không hữu,
Nguyện chứng pháp tính nhất thiết chủng yếu nghĩa,
12, Hiển hiện là tâm không ấy cũng là tâm,
Rõ tỏ tâm này mê loạn cũng là tâm,
Sinh ấy là tâm diệt ấy cũng là tâm,
Nguyện rỏ tất cả tăng tổn đều do tâm,
13, Không nhiễm cấu bệnh tác ý tu quán kia,
Cũng lìa gió thế gian tán loạn trói buộc,
Không chỉnh bản thể an trụ nơi tự nhiên,
Nguyện được thiện xảo hộ trì tu tâm nghĩa,
14, Các sóng vọng niệm thô tế tự tịch tĩnh,
Không thác lũ loạn tâm tự nhiên trụ,
Cũng lìa luôn cáu bẩn hôn trầm trạo cử,
Nguyện được biển thiền định kiên cố bất động,
15, Lần lần khi quán cái tâm không thể quán,
Thấy suốt rõ ràng cái nghĩa không thể thấy,
Mãi lìa các niệm nghi rằng đúng rằng sai,
Nguyện tự chứng tri tự diện mục không lầm,
16, Quán sát nơi cảnh thấy tâm không thấy cảnh,
Quán sát nơi tâm tâm vô thể tính không,
Quán sát năng sở hai chấp tự giải thoát
Nguyện chứng thục tướng của tâm thể quang minh,
17, Sự lìa ý này tức Đại thủ ấn,
Việc ly biên này tức Đại trung đạo,
Thu nhiếp nhất thiết này cũng gọi Đại viên mãn,
Nguyện được lòng tin rõ một rõ tất cả,
18, Không tham lớn nên đại lạc thường không đoạn,
Không chấp tướng nên sáng tỏ lìa che chướng
Siêu việt ý thức tự tại vô phân biệt,
Nguyện tu trì chăm chắm không hề gián đoạn,
19, Tự giải thoát tham trước thiện diệu thụ,
Ác niệm mê loạn tự tính tự nhiên tịnh,
Bình thường tâm vốn chẳng giữ, bỏ, được, mất,
Nguyện chứng nghĩa đế pháp tính lìa hí luận,
20, Tự tính chúng sinh tuy thường là Phật tính,
Vì không rõ, nẻo luân hồi lạc vô hạn,
Ở nơi chúng hữu tình vô cùng thống khổ,
Nguyện thường sinh khởi tâm đại bi khó nén,
Khi tâm bi mẫn khó nén kia chưa diệt,
Không nghĩa của thể tính cũng hiển hiện rõ,
Đạo song vận tối thắng lìa lỗi lầm này,
Nguyện được ngày đêm thường tu quán chẳng lìa,
21, Nhờ tu mà sinh các thần thông như nhãn….,
Thành thục hữu tình thanh tịnh các cõi Phật,
Viên mãn các đại nguyện thẳng pháp của Phật,
Rốt cuộc viên thành nguyện thanh tịnh thành Phật,
Mười phương chư phật, Phật tử lực đại bi.
Tất cả lực của các thanh tịnh thiện nghiệp,
Nguyện nơi lực ấy thanh tịnh mình và người.
Nguyện được như Pháp tự nhiên mà thành tựu .
<< Trích THIỀN ĐẠO TU TẬP, CHANG CHEN-CHI >>
THÂN CHÚC NHƯ Ý NGUYỆN
Thiện Đạo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét