Đức Phật đã dạy, đối với sự khen chê hãy nên cẩn trọng, đừng vội kết luận là đúng hay sai, mà hãy suy xét cho kỹ những sự kiện được khen hoặc chỉ trích có phải là sự thật không.
Thời gian gần đây, dư luận báo chí và các trang mạng xã hội thông tin về sự việc vị sư đập hộp iPhone 6 làm dấy động cái nhìn của quần chúng về một bộ phận Tăng Ni có đời sống quá đà.
Sự việc này, làm cho người viết suy nghĩ đến những vấn đề liên hệ trong đời sống hiện đại mà con người chúng ta đang gặp phải. Không loại trừ các thành phần nào trong xã hội, truyền thông và giải trí luôn là nhu cầu cần thiết. Tuy nhiên, để sử dụng công cụ truyền thông đạt được hiệu quả và tránh những hệ lụy không mong muốn là một quá trình và kinh nghiệm lâu dài.
Giới trẻ hiện nay, nói riêng, và một số không nhỏ những người thích thể hiện cá tính, cái tôi to lớn của mình, dẫn đến thái độ khoe mẽ, thích người khác chú ý về mình. Những vấn đề nhạy cảm, thậm chí các chi tiết đời tư luôn được cập nhật từng giờ từng phút, chia sẻ cho nhau những thái độ, những quan điểm thể hiện cá tính v.v… Và, có biết bao vụ việc liên quan các trò tiêu khiển quá trớn để rồi người bị ném đá, kẻ thì phải vướng vào vòng pháp luật vì chính thái độ khoe khoang đó.
Đối với phương tiện truyền thông, nếu ta biết vận dụng, có thể sẽ mang lại hiệu quả truyền đạt vô cùng to lớn và hữu ích. Bằng chứng là các cuộc chiến đấu vì quyền lợi đất nước chính đáng đã sử dụng phương tiện truyền thông là một mặt trận mạnh mẽ. Trước khi con người có chữ viết, phương tiện truyền thông chú ý vào cách truyền miệng hoặc hình vẽ, kí hiệu v.v… cho đến gần đây, ngoài các tư liệu lưu trữ đã được biết, phương tiện truyền thông được phát huy sức mạnh to tát, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến đời sống con người. Nói riêng đến báo chí và truyền thông, ngài Đạt Lai Lạt Ma trong quyển “Những lời khuyên tâm huyết”đã từng nhắc các nhà làm truyền thông nên xem lại các vấn đề truyền tải liên quan đến tính tiêu cực, các tin giật gân, những vụ án dấy động dư luận, các đề tài liên quan đến hành vi bất thiện, nếu chỉ chú trọng vào nó, hiệu quả răn đe của nó có trước mắt, nhưng dần dà, một số lớn những người sẽ cho rằng, việc làm nổi bật là như thế, giết người là chuyện thường, cướp giật, v.v… là việc thường, có thể làm, và nhiều người cũng đã làm. Do vậy, khi thực hiện những việc đó, không còn ngần ngại, cân nhắc, thậm chí là để nổi tiếng, nhiều người bất chấp hậu quả nghiêm trọng đã thực hiện, chỉ mong được biết đến và xem như là mục tiêu cuối cùng. Đó là góc khuất và mặt trái của vấn nạn những tin giật gân, đã làm cho một số người trí thức, kể cả có tài và không thực tài, mượn phương tiện truyền thông, tự tạo hoặc dàn dựng các xì-căng-đan (scandal). Đang khi nhu cầu về những gương tốt, việc tốt, các sự kiện hướng lòng người đến niềm tin và trí tuệ không được khai thác tích cực là một khiếm khuyết to lớn của truyền thông. Thái độ của anh Nguyễn Hà Đông gỡ bỏ game đang ăn khách trên mạng di động vì quá nhiều hệ lụy do nó gây ra. Đó là một hành động rất dũng cảm!
Đức Phật đã dạy, đối với sự khen chê hãy nên cẩn trọng, đừng vội kết luận là đúng hay sai, mà hãy suy xét cho kỹ những sự kiện được khen hoặc chỉ trích có phải là sự thật không. Nếu chân lý được thực hiện, dù họ có chỉ trích thế nào, sự thật vẫn là sự thật, còn lời khen chỉ là hão vọng thì không nên
để tâm làm gì. Thái độ của Đức Phật dứt khoát và rõ ràng đối với lời khen tiếng chê là thế. “Chân thật
bất hư” luôn là thái độ của Phật giáo đối với các vấn đề thị phi trong cuộc đời. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của dư luận không thể xem thường, nếu chúng ta muốn sử dụng uy tín để hành đạo hoặc hoằng pháp. Tương đồng với thời Đức Phật, ngài Khổng Tử cũng đã từng dùng khái niệm “búa rìu dư luận” khi thời đại của ngài, những tư tưởng dị biệt bị chỉ trích, bài trừ bởi dư luận quần chúng.
để tâm làm gì. Thái độ của Đức Phật dứt khoát và rõ ràng đối với lời khen tiếng chê là thế. “Chân thật
bất hư” luôn là thái độ của Phật giáo đối với các vấn đề thị phi trong cuộc đời. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của dư luận không thể xem thường, nếu chúng ta muốn sử dụng uy tín để hành đạo hoặc hoằng pháp. Tương đồng với thời Đức Phật, ngài Khổng Tử cũng đã từng dùng khái niệm “búa rìu dư luận” khi thời đại của ngài, những tư tưởng dị biệt bị chỉ trích, bài trừ bởi dư luận quần chúng.
Đối với người tu học Phật, việc ý thức những hành động, lời nói và ý nghĩ của mình là vô cùng quan trọng. Đôi khi đạt được những trạng thái kiểm soát vô cùng vi tế, huống gì những hành động, lời nói thông thường. Dân gian có câu: “Qua điền bất nạp lý, lý hạ bất chỉnh quan” - Đi ngang qua ruộng dưa nhớ đừng ngồi xuống sửa dày, đứng dưới vườn mận thì không nên sửa mũ. Thái độ cẩn trọng đó vô cùng tinh tế, đáng trân trọng và trở thành bài học quí báu cho chúng ta suy gẫm và chiêm nghiệm.
Đạo Phật chú trọng tính chân thật, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dù có lúc được tôn vinh cao trọng trên tột đỉnh vinh quang, hoặc gặp khi bị dập vùi trong biển lửa, gánh chịu sự diệt vong, nhưng người tu học chân chính không vì vinh quang mà tự mãn, càng không vì sự tàn diệt mà đau lòng, chán nản, bởi vì chân lý của cuộc đời có thành ắt có bại, có tụ tất phải tán, nguyên lý duyên khởi thành, trụ, hoại, không thường tồn tại trong thế gian và hiển bày trước mắt mỗi người. Hiểu được như thế, nhưng làm chủ được các tình huống thịnh suy, được mất trong cuộc đời để có thái độ sống chừng mực, hướng đến sự thanh cao, mang lại ảnh hưởng tích cực cho cuộc đời là trách nhiệm và bổn phận của người học Phật cũng như tất cả con người trí tuệ.
Bài học cho chúng ta rút ra kinh nghiệm trong vấn đề sử dụng các phương tiện hiện đại để phục vụ việc học tập và làm công cụ hữu hiệu cho quá trình mang Phật Pháp đến với mọi người. Tránh được hai thái độ bài trừ hoặc lạm dụng thái quá là những gì chúng ta phải thực hiện trong tinh thần thật cẩn trọng theo tinh thần Phật giáo.
Tác giả: Thích Nguyên Tấn
Trích theo Đạo Phật Ngày Nay
Sưu tầm: Hanh Nghiêm
Trích theo Đạo Phật Ngày Nay
Sưu tầm: Hanh Nghiêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét